Tình hình cho vay tại NHTMCP Phương Nam Chi nhánh Giảng Võ.

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 65)

C ng tác tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất tại NHTMP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ:

2.2.1. Tình hình cho vay tại NHTMCP Phương Nam Chi nhánh Giảng Võ.

Ta xem xét trên 2 chỉ tiêu là tổng dư nợ và hệ số sử dụng vốn vay để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay tại NHTMCP Phương Nam- chi nhánh Giảng Võ.

2.2.1.1. Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, phản ánh doanh số cho vay trong một thời kỳ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này tăng qua các thời kỳ chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng đã thành công trong việc thu hút khách hàng, phát triển tín dụng. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tăng tổng dư nợ cũng phản ánh chất lượng tín dụng tốt. Nếu tổng dư nợ tăng mà tỷ lệ nợ quá hạn không có sự thay đổi hoặc gia tăng thì cũng là có sự đi xuống của chất lượng

Chúng ta có thể nghiên cứu rõ hơn xu hướng tổng dư nợ theo biểu đồ sau: 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2007 2008 2009 2010 2011 tổng dư nợ (trd)

Biểu đồ 2.4: Xu hướng tổng dư nợ từ năm 2007- 2011

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Nhìn vào Biểu đồ 2.4 ở trên ta có thể thấy xu hướng tổng dư nợ có nhiều biến đổi qua các năm, nếu như năm 2007, 2008 dư nợ ở mức tương đối thấp (xét theo tốc độ tăng trưởng thì năm 2008 có vẻ như dư nợ chưa có mức tăng tương xứng) thì năm 2009 tốc độ tăng dư nợ lại giảm, do năm 2009, tuy đã trải qua nhiều biến động lớn của thị trường tài chính, những suy thoái lớn của nền kinh tế thế giới cũng như thị trường Việt Nam, nhưng những hậu quả của nó vẫn tác động rất lớn tới hoạt động của ngân hàng, lãi suất biến động và tăng cao khiến công tác cho vay dường như chững lại và gặp nhiều khó khăn, khách hàng tìm đến ít hơn do phải trả chi phí quá cao. Năm 2010 là năm thắng lợi của chi nhánh, tổng dư nợ tăng vọt lên so với các năm trước đó. Đó là do năm 2010 chi nhánh đã nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ lợi nhuận từ các hợp đồng của Hội sở và các chi nhánh khác, cộng với sự quyết tâm của tập thể Ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong việc đưa chi nhánh trở thành một trong những chi nhánh hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Năm 2011 có sự sụt giảm về tổng dư nợ, đây là sự sút giảm có

tính toán của lãnh đạo ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động nhiều tới hoạt động tín dụng nên ngân hàng cũng tập trung vào những mục tiêu khác bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Thực hiện chủ trương lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, giảm nợ xấu, tăng trưởng sạch và thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của nhà nước.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn rủi ro về nợ quá hạn và nợ xấu xuất phát từ đâu ta cần xem xét thêm cơ cấu cho vay của ngân hàng. Ta có bảng sau:

Bảng 2.6: Dư nợ theo kỳ hạn, thành phần kinh tế và theo tiền tệ

Đơn vị: triệu đồng- % Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.Theo kỳ hạn Ngắn hạn 27.055,7 31,19 31.080,68 33,6 23.811,84 27,3 41.673,22 31,2 37.160,66 32,1 Trung và dài hạn 59.661,13 68,81 61.421,33 66,4 63.347,16 72,7 91.894,78 68,8 78.538,34 67,9 B.Theo thành phần kinh tế Cá nhân 26.275 30,3 36.260 39,2 31.290 35,9 37.399 28 34.941 30.2 TCKT 60.442 69,7 56.242 60,8 55.869 64,1 96.169 72 80.758 69,8 C. Theo tiền tệ Nội tệ 71.281 82,2 72.059 77,9 66.763 76,6 104.584 78,3 89.204 77,1 Ngoại tệ 15.436 17,8 20.443 22,1 20.396 23,4 28.984 21,7 26.495 22,9 Tổng dư nợ 86.717 92.502 87.159 133.568 115.699

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Xét về cơ cấu các khoản vay theo kỳ hạn thì các khoản vay trung và dài hạn không ổn định lắm trong khi các khoản vay ngắn hạn lại tăng dần qua từng năm. Điều này cho thấy công tác sử dụng vốn tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn, đây là khu vực mang lại lãi suất cao nhưng rủi ro cũng không nhỏ. Các

kinh doanh bất động sản trong khi các khoản vay ngắn hạn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, vay bổ sung vốn lưu động phục vụ phi sản xuất, khu vực này ít biến động, rủi ro thấp nhưng lãi suất cho vay thu lợi nhuận không cao.

Nhìn chung thì đây có thể nói là hướng đi tương đối đúng đắn của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi lạm phát và lãi suất biến động mạnh trong thời gian vừa qua, cùng thời hạn quay vòng vốn dài khiến cho tính thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều và buộc phải nâng lãi suất huy động để bù đắp thiếu hụt do thanh khoản gây ra, nên sắp tới ngân hàng không chỉ xem xét việc chia sẻ dần sự tập trung từ các khoản vay ngắn hạn sang các khoản trung và dài hạn một cách hợp lý mà còn phải xem xét chuyển cơ cấu ngành nghề, đối tượng mục tiêu (trong cho vay ngắn hạn thì nhắm vào đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất an toàn; trong cho vay trung và dài hạn thì giảm tỷ lệ cho khách hàng vay với mục đích kinh doanh bất động sản vì đây là lĩnh vực tương đối rủi ro, dễ gây mất thanh khoản cũng như khả năng thanh toán). Diễn biến các khoản vay ngắn hạn với các khoản trung và dài hạn theo sơ đồ sau:

0 20000 40000 60000 80000 100000 2007 2008 2009 2010 2011 Trung và dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 2.5: Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn từ 2007-2011

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Về thành phần kinh tế thì tỷ lệ cho các tổ chức kinh tế vay vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tỷ lệ cho vay theo thành phần kinh tế đều không ổn định cả trong khu vực dân cư và tổ chức kinh tế trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm trong khu vực dân cư so với các ngân hàng khác cũng là tương đối cao (trên 30%), ngân hàng cũng chú trọng cung cấp dịch vụ cho khu vực này như tín dụng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng,… Trong tương lai thì tín dụng dân cư là rất quan trọng, quyết định sự thành công của ngân hàng đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO thì khu vực này nên được xem xét ưu tiên triển khai trong thời gian tới.

Về cơ cấu cho vay giữa nội tệ và ngoại tệ thì dư nợ cho vay nội tệ luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%) trong tổng dư nợ và không có sự biến động lớn và các khoản ngoại tệ chủ yếu được vay để thanh toán hợp đồng, thanh toán quốc tế,…

2.2.1.2. Hệ số sử dụng vốn vay

Hệ số sử dụng vốn vay là chỉ tiêu phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc khai thác nguồn huy động được để cho vay. Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng càng cao và ngược lại.

Ta có thể theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay qua các năm theo bảng sau: Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn vay

Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 86.717 92.502 87.159 133.568 115.699 2 Tổng nguồn vốn huy động 576.125 665.718 792.710 1.602.701 1.559.762 3 Chênh lệch huy động và cho vay 489.408 573.216 705.551 1.469.133 1.444.072 4 Hiệu suất sử dụng vốn = (1)/(2) 15% 14% 11% 8,33% 7,41%

Từ bảng trên ta có thể thấy tổng nguồn huy động của chi nhánh qua các năm đều lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ, luôn đủ tài trợ cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, về hiệu suất sử dụng vốn mà nói thì có thể nói là hiệu quả không cao, trong năm 2007 và 2008 nếu như so với các chi nhánh khác cùng hệ thống hay với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thậm chí là tỷ lệ tương đối của nền kinh tế thì tỷ lệ này vẫn là thấp, nó phản ánh chất lượng sử dụng vốn ở chi nhánh chưa cao. Năm 2010, tỷ lệ này vẫn thấp (chỉ có 8,33%), một phần trong năm 2010 chi nhánh huy động được lượng rất lớn (hơn gấp 2 lần năm 2009), một phần tập trung thu hồi nợ cộng thêm tình hình lãi suất tăng cao khiến việc cấp tín dụng không tăng tương xứng với tốc độ huy động vốn nhưng dư nợ cũng đã tăng nhiều so với năm trước đó. Đến 31/12/2011 thì tỷ lệ này giảm xuống mức thấp nhất (7,41%). Lý do giải thích cho hiện tượng này là do trong năm 2011 các Tổ chức tín dụng thực hiện Nghị quyết 11 và chỉ thị 01 của Chính phủ (giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng) cho nên tỷ lệ này giảm xuống là điều dễ

hiểu. Đơn vị tính: % 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.6: Diễn biến hiệu suất sử dụng vốn qua các năm (2007- 2011)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Nhìn chung là những năm qua, tình hình sử dụng vốn ở chi nhánh là tương đối kém hiệu quả, đồng vốn sử dụng chưa đem lại kết quả tương xứng. Hơn nữa,

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 65)