Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 31)

- Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại sản phẩm nào sản xuất ra cũng phải là những sản phẩm mang tính cạnh tranh. Điều này có nghĩa là mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải có chất lượng. Các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lượng phù hợp với mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hóa nào đó" hay "chất lượng là một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng".

Tín dụng là một trong những sản phẩm chính của ngân hàng. Đây là hình thức sản phẩm mang hình thái phi vật chất, là dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm này chỉ có khả năng đánh giá được chất lượng sau khi khách hàng đã sử dụng, do vậy có thể quan niệm chất lượng tín dụng ngân hàng là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Tuy vậy, khái niệm tín dụng là một khái niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán….Thông thường trong phạm vi đơn giản chất lượng tín dụng thường dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng cho vay của một tổ chức tín dụng (hay còn gọi là chất lượng cho vay). Như vậy chất lượng tín dụng được thể hiện qua những điểm sau:

+ Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phù hợp với mục đích sử dụng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hoặc đời sống của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý; hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng theo quy định của pháp luật.

+ Đối với Ngân hàng thương mại: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường trên nguyên tắc hoàn trả đúng hạn, thu được tiền lãi vay; đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại và thực hiện được các mục

tiêu về kinh tế, xã hội, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và đảm bảo sự lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế. Tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới.

Qua đó ta có thể rút ra:

Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn,…), vừa trừu tượng (thể hiện khả năng thu hút khách hàng tác động đến nền kinh tế). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ,...) sự thay đổi quản lý, sự thay đổi môi trường đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường khách quan nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại, chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố, thu hút được nhiều khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng lãi suất, chi phí về nghiệp vụ chất lượng tín dụng là kết quả của một quy trình kết hợp hoạt động của cán bộ trong tổ chức giữa các tổ chức với nhau vì mục đích chung. Do đó, để có chất lượng tín dụng tốt cần phải có sự tổ chức và quản lý đồng bộ trong một ngân hàng, điều đó không chỉ đảm bảo cho chất lượng tín dụng mà còn nhằm cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ chế kinh doanh nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ yêu cầu khách hàng ở mọi công đoạn bên trong cũng như bên ngoài. Để làm được điều đó mỗi thành viên trong tổ chức ngân hàng phải hiểu rõ và thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng tín dụng .

Như vậy, chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng lớn, để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động, tuy nhiên do những hạn chế nhất định không thể đặt ra những đòi hỏi quá cho đối với chất lượng tín dụng trong điều kiện thị trường tài chính trong nước còn hạn hẹp, nền kinh tế còn gặp khó khăn, nhiều rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra.

Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là một mục tiêu mà bất cứ một Ngân hàng thương mại nào cũng phải đặt ra. Đó là vừa đảm bảo khả năng sinh lời, vừa phải đảm bảo tính an toàn của đồng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 31)