Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 118)

- Đối với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn thì cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để ổn định và phát triển ngành ngân hàng trong thời gian tới Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải tiến hành một số biện pháp sau:

- Xây dựng cơ chế, quy chế hoạt động nhằm xác định rõ ràng quan hệ giữa: Ngân hàng Trung ương và Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng thương mại. Điều này sẽ làm rõ và tách

biệt chức năng, vai trò của từng bộ phận, đơn vị khi thực hiện quản lý với việc thực hiện kinh doanh, tạo nên tính minh bạch của ngành Ngân hàng.

- Xây dựng cơ chế điều tiết lưu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các Ngân hàng thương mại, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và thị trường tài chính nói chung. Các chính sách cơ chế này phải đảm bảo tính ổn định, linh hoạt trước những biến động của tài chính khu vực và quốc tế. Đó có thế là chính sách tiền tệ như: chính sách lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá,…Điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng, kết hợp chặt chẽ với thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ để giảm nhu cầu vay; áp dụng biện pháp giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, để kiểm soát quy mô và chất lượng tín dụng phù hợp với Nghị quyết số 11/NQ-CP và đảm bảo an toàn hệ thống.

- Điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểm soát lãi suất thị trường ở mức hợp lý, phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát.

- Sử dụng một phần tiền cung ứng theo kế hoạch năm 2011 để tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng có đề án cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả các công cụ điều hành gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở và chiết khấu) thông qua:

+ Tăng số lượng, chủng loại, chất lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường tiền tệ.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách tiền tệ thông qua nâng cao năng lực phân tích, dự báo những biến động của hệ thống ngân hàng trước những biến động của thị trường tiền tệ khu vực và thế giới để các ngân hàng trong nước có những điều chỉnh thị trường trong nước một cách thích hợp. Cho phép các ngân hàng cung cấp một số dịch vụ mới như: hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua, quyền chọn bán,…), hợp đồng tương lai,…

- Củng cố hoạt động thị trường nội tệ liên ngân hàng:

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát hữu hiệu thị trường liên ngân hàng, theo dõi kịp thời diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng, làm cơ sở nghiên cứu và ban hành lãi suất tái cấp vốn.

+ Phát triển và nâng cao chất lượng thị trường tiền tệ để nâng cao khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN như: nới lỏng các hạn chế nhận tiền gửi bằng nội tệ đối với các chi nhánh NHTM nước ngoài phù hợp với tiến trình hội nhập; hạn chế hình thức cho vay chủ đạo; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM, mở rộng danh mục hàng hoá trên thị trường tiền tệ.

- Hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì ngoài việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, tăng cường kiểm tra tín dụng và giám sát khách hàng, tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn,…thì việc quan trọng hơn cả là phát triển con người phù hợp, nâng cao chuyên môn cũng như khả năng tư vấn các sản phẩm dịch vụ đến cho khách hàng, kết hợp với công nghệ ngân hàng và sự hỗ trợ về chính sách, sản phẩm quy trình của Hội sở,…; từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần nâng cao uy tín của toàn hệ thống ngân hàng.

Trên đây là một số giải pháp mà học viên đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. Hy vọng với những giải pháp này có thể được ứng dụng và góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Giảng Võ nói riêng, cũng như cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng TMCP Phương Nam mà còn là của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng là động lực phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, việc nâng cao chất lượng tín dụng là rất cần thiết, nó không chỉ giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn mà còn giúp cho các Khách hàng dễ dàng hơn trong việc vay vốn, thu hút càng nhiều Khách hàng đến Ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Ngân hàng TMCP Phương Nam cũng có một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành cơ quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho Ngân hàng phát huy có hiệu quả.

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 118)