- Đối với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn thì cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành liên quan
Bộ Tài chính, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước về ngành ngân hàng: chi phối, ban hành các chính sách phục vụ cho sự phát triển của Ngành ngân hàng. Vì vậy, để hệ thống ngân hàng của chúng ta phát triển ổn định, đạt chất lượng cao và thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế cần phải áp dụng một số biện pháp:
- Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là hỗ trợ họ tìm các đối tác, tư vấn các phần mềm về giải pháp công nghệ thông tin vốn là một điểm còn rất nhiều hạn chế của Ngành Ngân hàng Việt Nam.
- Xây dựng cơ chế thông thoáng thu hút nhân tài, chuyên gia về nước phục vụ như các ưu đãi: về lương, chế độ làm việc, chỗ ở,…tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình.
- Chính phủ, Bộ Tài chính cần ban hành các quy định, cơ chế định giá, để từ đó có thể đưa ra một khung giá chuẩn mực cho tất cả các hàng hoá, tài sản có
trên thị trường đặc biệt là những tài sản hay được cầm cố như: nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị,…đồng thời khung giá này phải bám sát với khung giá trên thị trường chứ không phải giá nhà nước một khung, trong khi đó ngoài thị trường lại giao dịch với mức giá khác như hiện nay, điều này có thể gây thiệt hại cho người sở hữu nó khi định giá và nhà nước có thể thất thu về thuế khi họ bán.
- Ổn định kinh tế vĩ mỗ là yếu tố quyết định đến thành công của ngành Ngân hàng. Lý thuyết và thực tế cho thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới Ngành tài chính- ngân hàng sẽ rơi vào khủng hoảng nếu nền kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn. Khi nền kinh tế rơi vào những bất ổn, tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cao hơn lãi suất thực, điều này sẽ rất khó khăn cho hoạt động tín dụng.
- Xây dựng môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng. Hiện nay, tình trạng quản lý tập trung trong ngành Ngân hàng có thể là nguyên nhân dẫn đến những thất bại trong tiến trình tự do hoá lãi suất và phát triển Ngành ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy ở Việt Nam và các nước trên thế giới hầu hết những khoản nợ khó đòi của Ngân hàng đều xuất phát từ việc không minh bạch trong hoạt động cung cấp tín dụng của các ngân hàng, can thiệp của Chính phủ vào các khoản vay, tính không hiệu quả của Ngành ngân hàng. Để giải quyết thực trạng này, Chính phủ phải nhanh chóng cổ phẩn hoá các Ngân hàng quốc doanh, dỡ bỏ rào cản thúc đẩy thành lập các Ngân hàng mới.
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong thời gian tớí, ban hành thống nhất các văn bản thông tư, nghị định hướng dẫn tránh tình trạng chồng chéo đặc biệt cần chú ý (luật tín dụng, luật phá sản, luật đất đai,..). Xây dựng cơ chế quản lý và giám sát Ngân hàng và hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. Cơ chế giám sát chặt chẽ và những quy định đầy đủ về hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính là một yếu tố cần thiết đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ tràn vào cạnh tranh quyết liệt với ngân hàng trong nước, điều này sẽ hạn chế được những tiêu cực, giảm rủi ro hệ thống cho Ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.