Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 33)

- Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Một khoản tín dụng có chất lượng hay không được đánh giá ở rất nhiều khía cạnh thông qua nhiều hệ thống chỉ tiêu các Ngân hàng thương mại có thể đánh giá rủi ro tín dụng cho những khoản tiềm năng (khoản tín dụng đang được xem xét hoặc đàm phán chứ chưa được giải ngân). Khoản tín dụng hiện hữu (đã giải ngân nhưng chưa thu nợ hoặc xóa nợ hoặc thanh lý nợ đã thực hiện).

Để có thể đánh giá đúng đắn về chất lượng tín dụng của các khoản mục nói riêng và danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại nói chung có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng:

- Mức tăng trưởng vốn huy động hàng năm: Gồm các chỉ tiêu cơ bản như sau: Mức tăng trưởng vốn huy động trên tổng tài sản nợ, mức tăng trưởng vốn trên thị trường (vốn huy động ngoài các Tổ chức tín dụng (TCTD)) các chỉ tiêu này phản ánh sự nỗ lực của Ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn nhằm tạo các tài sản có sinh lời cho bản thân. Sự tăng trưởng cao và đều đặn của các chỉ số này trong phạm vi cho phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ thể hiện chất lượng tín dụng được nâng cao từ đó đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng tín dụng.

- Mức tăng dư nợ cho vay: Trong điều kiện đáp ứng yêu cầu về giới hạn an toàn theo luật định thì mức tăng trưởng này càng cao, càng tốt. Mức tăng dư nợ cho vay trên sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thương mại, mặt khác thể hiện khả năng phát sinh tổn thất từ danh mục cho vay đối với khách hàng - tùy theo đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà chỉ tiêu này được sử dụng linh hoạt để đánh giá chất lượng tín dụng trong từng thời kỳ.

- Vòng quay vốn tín dụng: Được quy định bằng doanh số cho vay trong kỳ trên dư nợ bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng các tiêu chuẩn tính toán cần phải thống nhất hoặc được quy đổi đồng nhất trong việc áp dụng từng loại vay cụ thể.

* Nhóm chỉ tiêu về mức độ đảm bảo:

- Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) chỉ tiêu này áp dụng cho các khoản tín dụng riêng lẻ, đồng thời cũng áp dụng cho việc xem xét, tổng thể cơ cấu cho vay. Dựa vào giá trị tài sản được đánh giá mức độ biến động giá và khả năng tiêu thụ trên thị trường, ngân hàng có thể cho vay theo các mức độ khác nhau, thông thường tỷ lệ là 70% giá trị tài sản đảm bảo nhưng đối với các tài sản đặc biệt như vàng, bạc, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng có thể cho vay 80% trên giá trị đảm bảo. Mặt khác những tài sản khó định giá khó tiêu thụ mức cho vay từ 40% - 50% trên giá trị đảm bảo. Chỉ tiêu này các Ngân hàng cần quan tâm đúng mức để đảm bảo tính an toàn trong danh mục đầu tư, tín dụng cũng như năng động trong việc xét duyệt cho vay ngoài ra các ngân hàng cần xem xét chỉ tiêu tỷ lệ cho vay trong hạn mức.

Hạn mức TD - Tổng giá trị tài sản cho vay Tỷ lệ cho vay trong hạn mức = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100%

- Chỉ tiêu này biểu hiện chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro cao hay thấp, bởi hạn mức tín dụng Ngân hàng có thể cho vay ra mà vẫn kiểm soát được rủi ro. Nếu tỷ trọng này âm hoặc bằng (0) nghĩa là khách hàng đã và đang có nguy cơ vượt hạn mức tín dụng cho phép, các ngân hàng cần khuyến cáo khách hàng để khách hàng giảm bớt dư nợ.

* Nhóm chỉ tiêu liên quan đến nợ.

- Phí tín dụng: Được xác định bằng chi phí cho vay trên tổng mức cho vay (Chi phí vay gồm lãi vay, thủ tục phí, phí trên hồ sơ pháp lý, phí đánh giá tài sản thế chấp…). Đây là chỉ tiêu xác định “Giá của khoản vay” đối với người sử dụng vốn.

- Hiệu quả sử dụng vốn (lợi nhuận hoặc hiệu quả về mặt xã hội được tạo ra từ vốn vay Ngân hàng): đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng, thông thường ngân hàng đánh giá định kỳ để xem xét mức độ hiệu quả để từ đó tìm kiếm biện pháp hợp lý để quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng.

* Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn đánh giá chất lượng tín dụng. Tuy nhiên để đánh giá cụ thể phân loại chi tiết:

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ═ ---

Tổng dư nợ

+ Nợ cần chú ý (từ 10 ngày đến dưới 90 ngày): Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc đốc thúc cán bộ tín dụng nhằm thu hồi nợ đúng hạn. Tuy vậy nó chưa phản ánh thực sự chất lượng tín dụng bởi những khoản vay, do nguyên nhân khách quan và doanh nghiệp không tính toán hợp lý nguồn tiền mặt để trả nợ đúng hạn, nhưng doanh nghiệp có thể trả nợ một thời gian ngắn sau đó.

+ Nợ xấu (Từ nhóm 3-5): đây là các khoản nợ có vấn đề đối với ngân hàng, thể hiện chất lượng tín dụng của khoản vay kém và năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng là yếu kém. Nếu Ngân hàng không kịp thời có những biện pháp hợp lý với những khoản nợ thì có thể phải gánh chịu với những tổn thất xảy ra do không thu hồi được vốn.

(Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng)

- Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = --- Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng yếu kém, Ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro tín dụng cao chất lượng tín dụng kém mà còn rất có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Về việc thu hồi những khoản nợ này là rất khó khăn và chi phí để đòi nợ đôi khi rất cao. Đồng thời tổn thất là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, cơ hội đòi được nợ của ngân hàng là rất mong manh và nguy cơ mất vốn của Ngân hàng với những khoản nợ này là rất cao.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Mức tăng của nợ tổn thất so với tổng dư nợ (hoặc tổng tài sản có): Phản ánh mức thay đổi của chất lượng tín dụng qua từng thời kỳ giúp ngân hàng có những biện pháp phù hợp và thích hợp để cải thiện tình hình chất lượng tín dụng trên cơ sở mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ cho vay. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tiêu cực ngân hàng cần phải có những giải pháp, định hướng để làm giảm mức nợ

tổn thất từ đó làm cho tỷ lệ này giảm xuống, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu tiềm tàng chưa được dự phòng:

Chỉ tiêu này thể hiện phần nợ xấu mà Ngân hàng chưa trích lập được dự phòng rủi ro. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là thấp cũng như khả năng tự bù đắp bằng quỹ dự phòng của ngân hàng là yếu kém. Phần nợ xấu này luôn tiềm tàng đối với ngân hàng, nếu không bù đắp được thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro tín dụng cho khoản nợ xấu đó. Do đó, chỉ tiêu này thực sự tốt khi chênh lệch giữa nợ xấu và dự phòng là nhỏ hơn 0, tức là khi đó ngân hàng có đủ dự phòng để bù đắp cho khoản nợ xấu đó.Yêu cầu đặt ra cho mỗi Ngân hàng cần xem xét thận trọng khi tỷ lệ này vượt quá một giới hạn nhất định có thể chấp nhận được.

- Khả năng khắc phục nợ xấu:

Nợ xấu - Dự phòng Khả năng khắc phục nợ xấu = --- Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cũng có ý nghĩa là khả năng tài chính của ngân hàng trong việc khắc phục nợ xấu, song ở quy mô rộng hơn, trong cả phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Tức là sau khi mà ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng đã trích lập cho các khoản nợ xấu để bù đắp mà không đủ thì có thể sử dụng phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng để bù đắp một phần. Dĩ nhiên, một chêch lệch mà nợ xấu nhỏ hơn dự phòng luôn là tốt nhất. Ngoài ra, trong trường hợp mà sự phòng không đủ bù đắp cho khoản nợ xấu đó, thì vốn chủ sở hữu mới đến lượt và phần chêch lệch thừa giữa nợ xấu và dự phòng phải nhỏ hơn số vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ khả năng khắc phục nợ xấu phải nhỏ hơn 1.

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 33)