Chất lượng về thông tin của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên (Trang 27)

Thông tin khách hàng được xem là nguyên liệu đầu vào của công tác XHTD, quyết định độ chính xác của kết quả xếp hạng. Chất lượng thông tin không tốt sẽ là kết quả chấm điểm bị sai lệch.

Thông tin khách hàng cần phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác tình hình thực tế của khách hàng. Thông tin thu thập được phải có tính liên tục từ quá khứ đến hiện tại nhằm tìm ra những yếu tố có tính lặp lại và những yếu tố mới.

Có thể nói đây là yếu tổ quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả XHTD. Một hệ thống XHTD tốt vẫn có thể không đáng tin cậy nếu các thông tin mà nó xử lý là không đáng tin cậy. Trong thực tế, các báo cáo tài chính của nhiều DN không được kiểm toán và số liệu không chính xác đã khiến kết quả của hệ thống chấm điểm không phản ánh chính xác thực trạng hoạt động của DN và dự án vay vốn dẫn đến những quyết định tín dụng không chính xác, gây rủi ro và thiệt hại cho DN.

1.3.2. Đánh giá sự hoàn thiện của một hệ thống xếp hạng tín dụng

Trước tiên, chúng ta phải khẳng định không có một hệ thống XHTD duy nhất mà lý tưởng cho tất cả các ngân hàng. Bởi vì, mỗi ngân hàng có những quan điểm khác nhau về các chỉ tiêu, tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong việc đánh giá DN. Tuy nhiên, các thuộc tính được miêu tả dưới đây nên có mặt trong hầu hết tất cả các hệ thống XHTD của các ngân hàng, và các cách ngân hàng kết hợp các thuộc tính này để hình thành quá trình đánh giá cũng sẽ khác nhau. Theo Văn phòng kiểm soát tiền tệ-OCC Bộ tài chính Hoa Kỳ thì các thuộc tính đó gồm:

• Phê duyệt và giao trách nhiệm rõ ràng đối với quá trình xếp hạng.

• Hệ thống cần được kết hợp với sự quản lý rủi ro danh mục tổng thể của ngân hàng. Nó sẽ tạo nền tảng cho việc đo lường, giám sát và báo cáo mức độ RRTD cũng như hỗ trợ việc ra quyết định của ban giám đốc và hội đồng quản trị.

• Hệ thống xếp hạng rủi ro cần phải ấn định số lượng đầy đủ các loại xếp hạng. Để đám bảo rằng những rủi ro giữa các khoản tín dụng được chấp nhận phải được phân biệt một cách đầy đủ, hầu hết các hệ thống xếp hạng yêu cầu một số mức chấp nhận.

• Xếp hạng rủi ro phải kịp thời và chính xác.

• Việc xếp hạng phải phản ánh những rủi ro gây ra bởi khả năng dự kiến của người đi vay và cả cơ cấu của giao dịch.

• Hệ thống xếp hạng cần phải linh động, các xếp hạng cần thay đổi khi rủi ro thay đổi.

• Quá trình xếp hạng rủi ro cần phải được xác nhận độc lập.

• Các ngân hàng cần xác định thông qua các thử nghiệm mà những giả định trong các định nghĩa chấm điểm là hợp lệ để xem xét liệu chúng có dự đoán đúng kết quả hay không. Nếu những giả định này là thiếu hoặc không hợp lệ, những định nghĩa xếp hạng cần thay đổi.

• Việc xếp hạng cho mỗi hồ sơ tín dụng cần được hỗ trợ đầy đủ và được dẫn chứng bằng các tài liệu trong hồ sơ tín dụng.

Trong quá trình phát triển của các hệ thống XHTD, nhiều ngân hàng đang cải tiến những quá trình xếp hạng nội bộ mạnh hơn để tăng tính chính xác và hiệu quả của việc đo lường và quản lý RRTD. Xu hướng này sẽ tiếp tục khi các ngân hàng bổ sung những thực tế quản lý rủi ro danh mục tiên tiến và cải thiện các quá trình đo lường và phân bổ vốn kinh tế cho RRTD.

Khi đánh giá sự hoàn thiện của một hệ thống XHTD, người ta thường quan tâm đến các yếu tố sau:

Thứ nhất, nguồn thông tin sử dụng: một hệ thống XHTD tốt phải được dựa

trên một hệ thống thông tin mạnh, thể hiện ở số lượng và chất lượng. Các thông tin là hữu ích khi nó được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau và đặc biệt là được kiểm tra, công bố bởi các tổ chức có uy tín, cơ quan có thẩm quyền. Những quốc gia có tính minh bạch càng cao thì hệ thống XHTD càng chính xác và ngược lại.

Thứ hai, nội dung chấm điểm. Yếu tố này xem xét đến các chỉ tiêu của hệ

thống có đầy đủ và hợp lý hay không. Theo các chuyên gia ngân hàng, trước hết một hệ thống có cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ tốt hơn hệ thống chỉ có chỉ tiêu tài chính. Cụ thể, sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu tài chính phản ánh chính xác hơn khả năng trả nợ cho ngân hàng của khách hàng so với chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được đề cập thường bao gồm: các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, về khả năng thanh toán, cấu trúc vốn và các chỉ tiêu sinh lời. Các chỉ tiêu phi tài chính nên có: quan hệ với ngân hàng, môi trường kiểm soát nội bộ và chất lượng quản lý và các đặc điểm khác. Các hệ thống xếp hạng tiên tiến đã đưa cả các chỉ tiêu liên quan đến thông tin quan trọng có liên quan, bao gồm: Mục đích của khoản vay, cấu trúc khoản nợ, loại hình tín dụng, tính ưu tiên trong trường hợp phá sản, các chỉ tiêu về tài sản đảm bảo như: tính thanh khoản, bản chất, chất lượng, giá trị thị trường,… Như vậy, việc mở rộng

các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu phi tài chính sẽ giúp nâng cao chất lượng XHTD.

Thứ ba, kết quả chấm điểm. Đây cũng là yếu then chốt để quyết định chất

lượng của một hệ thống XHTD. Yếu tố này dung để so sánh sự tương đồng giữa kết quả chấm điểm với sự thực tế của các khách hàng, điều này chỉ có thể đánh giá được sau một khoảng thời gian nhất định. Các nhà tài chính thường sử dụng phân tích định lượng bằng các mô hình kinh tế lượng để đo lường mối quan hệ này. Mô hình này nhằm xác định hệ số tương quan giữa xác suất để xảy ra nợ xấu với các yếu của hệ thống XHTD như: điểm xếp hạng tài chính, mức độ đánh giá chủ quan của các CBTD, số năm kinh nghiệm của các CBTD, mục đích của món vay…Hệ số tương quan này sẽ cho biết hệ thống XHTD có phản ánh đúng khả năng trả nợ của khác hàng hay không. Hệ số càng cao càng phản ánh đúng tính phù hợp của hệ thống XHTD.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên (Trang 27)