Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên (Trang 80)

dụng để xếp hạng tín dụng

72

Hệ thống thông tin nội bộ

Thông tin về khách hàng Thông tin về các ngành Thông tin về pháp lý Thông tin về thị trường Thông tin về quy định của Ngân hàng Thông tin về những chính sách của Thông tin về đặc điểm vùng miền kinh tế

Sơ đồ 3.1: Mô hình Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống

Thực tế hiện nay, báo cáo tài chính của đa số các DN Việt Nam thường ít quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thậm chí bỏ qua báo cáo này. Do vậy, trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để làm căn cứ xếp hạng thì ngân hàng có thể bỏ qua hẳn, không sử dụng nguồn số liệu này để nhập liệu cho hệ thống xếp hạng để hạn chế tính hình thức. Ngoài ra, ngân hàng nên có chính sách ưu đãi đối với những tổ chức mà có báo cáo được kiểm toán, nhằm khuyến khích các DN cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho ngân hàng. Các chính sách ưu đãi như ưu đãi về thời hạn và lãi suất cấp tín dụng trong lần sau.

Bên cạnh các thông tin do bản thân khách hàng cung cấp, ngân hàng nên khuyến khích các nhân viên tích cực thu thập thông tin từ các nguồn khác như phỏng vấn khách hàng vay, chủ DN, phỏng vấn các nhân viên làm việc trong DN, bạn hàng, xác minh thực tế tại trụ sở của DN về các yếu tố như máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho; CBTD cũng cần phải tiếp cận các nguồn thông tin từ internet, báo chí, CIC, … Tuy nhiên, kết quả đạt được của công tác thu thập thong tin này còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng lực tư duy và khả năng quan sát nhạy bén của mỗi CBTD. Vì vậy, mỗi CBTD sẽ có những nghệ thuật khai thác, tìm kiếm thông tin khác nhau dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình làm việc của mình.

Bên cạnh đó, CBTD phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp, đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản nhất, cần thiết nhất về DN, nó cho phép CBTD thu thập các thông tin bổ sung, đối chiếu, kiểm tra chéo với những thông tin mình đang lưu giữ, đánh giá khái quát về các DN, còn các thông tin mang tính chuyên môn cao thì thường không có sẵn, như thông tin về máy móc, trang thiết bị… Để có thể thu thập những thông tin hữu ích, độ chính xác cao từ CIC thì các Chi

nhánh nên có thái độ tích cực hợp tác với nhau để trao đổi thông tin khách hàng. Có như vậy thì CIC mới trở thành một trung tâm cung cấp thông tin có uy tín và độ tin cậy cao nhằm cắt giảm chi phí cũng như thời gian cho ngân hàng trong quá trình thu thập, khai thác thông tin phục vụ cho công tác đánh giá DN. Ngoài ra Chi nhánh phải khuyến khích các nhân viên thực hiện việc xếp hạng, thu thập nguồn thông tin từ bản thân hệ thống thông tin của MB và ở các Chi nhánh khác.

Sau khi thu thập, tích lũy đủ thông tin, Chi nhánh cũng cần xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin nhằm đáp ứng được các nhu cầu khi cần thiết.

Với thông tin tài chính:

Bước 1: Chi nhánh cần tích luỹ BCTC cuả các DN đang có quan hệ tín dụng với mình vào file hồ sơ ở trên máy tính và tập hợp về Hội sở chính (phải kiểm tra, đánh giá lại trước khi nhập dữ liệu vào máy) để lưu trữ tốt hơn cũng như giúp giảm thiểu thời gian khi tìm kiếm thông tin.

Bước 2: Thực hiện thu thập BCTC của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, đây là nguồn thông tin công bố công khai, không mất phí mà ngân hàng nên khai thác hiệu quả hơn nữa.

Bước 3: Hợp tác với các ngân hàng khác, thông qua trung tâm CIC làm trung gian để mua BCTC DN từ tổng cục thống kê.

Với thông tin phi tài chính doanh nghiệp:

Bước 1: Đối với DN mới vay vốn, ngân hàng cần phải rà soát, hoàn thiện hồ sơ và các thông tin phi tài chính có liên quan của từng DN để nhập dữ liệu vào máy, sau đó chuyển về Hội sở chính để tạo thành một kho dữ liệu tập trung hơn. Công tác này phải có phần mềm riêng trên Web để nhập dữ liệu, dễ rà soát, đối chiếu và truy xuất ra, phục vụ cho việc XHTD DN cả ở cả Chi nhánh và toàn hệ thống MB.

Bước 2: Ngoài những thông tin lần đầu thì thường xuyên phải tập hợp, bổ sung thêm thông tin bằng nhiều kênh như: Chi nhánh trực tiếp cho vay phải theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin, thay đổi cơ sở dữ liệu. Chi nhánh nên trang bị công cụ để tìm kiếm thông tin bằng các văn bản trên trang web, khi gặp thông tin liên quan đến DN nào thì công cụ sẽ thông báo cho người thực hiện biết để tìm hiểu và xử lý trước khi lưu trữ các thông tin đó.

Những ứng dụng khoa học công nghệ này yêu cầu Chi nhánh phải triển khai một cách đồng bộ, tuy rất tốn kém chi phí trong hiện tại nhưng sẽ giúp giảm chi phí rất lớn trong tương lai. Đặc biệt có thể giảm khối lượng công việc của CBTD và giúp họ quản lý tốt hơn khách hàng trong khi số lượng khách hàng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w