Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên (Trang 62)

nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.3.1. Những ưu điểm đạt được

Hệ thống XHTD khách hàng của MB đã phản ánh được tương đối đầy đủ các chỉ tiêu: các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá không những đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh mà còn đi sâu vào phân tích khả năng tài chính, khả năng trả nợ của DN. MB có những thang bậc xếp hạng DN gồm 10 thứ bậc theo chuẩn quốc tế, đơn giản và dễ hiểu. MB cũng đã đưa ra những quyết định về việc cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay đối với các DN ứng với từng thang bậc

xếp hạng.

Đặc biệt, hệ thống chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng khá chi tiết, được chia thành 5 nhóm chỉ tiêu và mỗi nhóm lại được chia thành nhiều chỉ tiêu cụ thể, và có tổng tỷ trọng (70%) cao hơn so với các chỉ tiêu tài chính (30% hoặc 25%). Điều này đã phản ảnh đúng thực tế đã được các chuyên gia ngân hàng nghiên cứu rằng các chỉ tiêu phi tài chính có khả năng biêu hiện khả năng trả nợ của người vay tốt hơn so với các chỉ tiêu tài chính.

Bảng 2.12: Bảng xếp hạng các khách hàng doanh nghiệp năm 2011 tại MB

Xếp hạng Tỉ lệ phần trăm AAA 34.00% AA 13.00% A 10,7% BBB 8.00% BB 9,5% B 7,3% CCC 6,5% CC 5,4% C 4% D 1,6%

Nguồn:Báo cáo chất lượng XHTD năm 2011 của MB

Những kết quả đã đạt được:

Thứ nhất: việc xây dựng và sử dụng mô hình XHTD là một việc cần thiết

trong việc phát triển và tiếp cận với các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, giúp ngân hàng rút ngắn được thời gian thẩm định KH, giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng và tạo ra những khoản tín dụng tốt và lành mạnh. Đây là công cụ hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng.

Thứ hai: Kết quả XHTD là căn cứ để ngân hàng đưa ra quyết định: cho vay

định và giá lãi suất khoản vay.

Thứ ba: Kết quả XHTD là công cụ để ngân hàng trích lập mức dự phòng

chung và dự phòng cụ thể cho từng khoản vay theo quy định tại điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN.

Bảng 2.13. Phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ–NHNN

Hạng khách hàng Nhóm Phân loại nợ Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể

AAA, AA, A 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

BBB, BB 2 Nợ cần chú ý 5%

B, CCC, CC 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

C 4 Nợ nghi ngờ 50%

D 5 Nợ có khả năng mất

vốn 100%

Nguồn: Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN

Kể từ khi được áp dụng, hệ thống XHTD đã giúp cho MB giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cụ thể là tỷ lệ nợ xấu từ năm 2006 là 6.6% đã giảm mạnh xuống còn 3.9% năm 2007 và giảm dần trong cho đến giai đoạn hiện nay, điều này cho thấy hiệu quả của việc áp dụng hệ thống XHTD.

Thứ tư: Hệ thống XHTD doanh nghiệp của MB xây dựng môt cách chặt chẽ

và hiệu quả theo các bước tạo điều kiện để ngân hàng quản lý tốt các khoản tín dụng của mình, dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá xếp loại khách hàng theo các tiêu chí, đánh giá được về mọi phương diện của khách hàng mà ngân hàng có nhu cầu.

Thứ năm: MB đã đưa ra những mức điểm chuẩn cho từng chỉ tiêu giúp cho

việc phân loại khách hàng trở nên dễ dàng, thuận tiện, đơn giản và chính xác hơn.

Thứ sáu: Việc đưa ra được một hệ thống XHTD hoàn chỉnh, đạt hiệu quả

giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, ngân hàng có những chiến lược Marketing để tạo mối làm ăn lâu dài với khách hàng, hướng sự lựa chọn của họ vào những sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

Xét trong hệ thống các NHTM hiện nay tại Việt Nam, MB có một hệ thống XHTD tương đối hoàn thiện cả về nội dung và cả quy trình hoạt động. Tuy nhiên, do ngân hàng vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ nên hệ thống vẫn tồn tại song song những hạn chế và cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm mục đích phát huy hiệu quả một cách tối đa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên (Trang 62)