2.5.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng theo mô hình kế toán tập trung. Điểm nổi bật của mô hình này là mỗi công việc kế toán tại công ty như theo dõi công nợ, ghi sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tập hợp số liệu làm báo cáo kế toán được tập trung tại phòng kế toán.
Đơn vị tham gia liên doanh với công ty thì công tác kế toán được dựa trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, những
đơn vị này sẽ hạch toán độc lập và chuyển các quyết toán cùng với các báo cáo về công ty theo quy định.
Ưu điểm của mô hình này là công việc tổ chức bộ máy gọn, tiết kiệm, việc xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng, kịp thời.
Công tác kế toán tại công ty được thực hiện thủ công trên máy vi tính.
2.5.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.5.1.3 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
a. Kế toán trưởng:
- Có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán, tham mưu cho Ban Giám Đốc về các hoạt động tài chính, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các phần hành kế toán trong nội bộ công ty cũng như của các đơn vị trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm cao nhất về các số liệu kế toán trước Ban giám đốc, cơ quan thuế và cơ quan chủ quản. Các bộ phận kế toán tại văn phòng công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và trách nhiệm trước kế toán trưởng.
b. Kế toán tổng hợp:
- Theo dõi một cách tổng quát tất cả các hợp đồng của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình tài chính, xác định kết quả kinh doanh và trích lập các quỹ cho công ty. - Thực hiện việc thanh toán trong nội bộ công ty. Bảo quản lưu trữ hồ sơ,
tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan kể cả cho bên ngoài. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn thực hiện việc theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao cho các tài sản cố định trong công ty.
- Theo dõi, cập nhật, xử lý các chứng từ ngân hàng của tất cả các đối tác của công ty và các đơn vị trực thuộc.
c. Kế toán xuất hoá đơn & quản lý thuế:
- Làm báo cáo thuế hàng tháng, quý , năm.
- Quản lý hoá đơn, tổng hợp việc quyết toán hoá đơn GTGT. - Hạch toán thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN theo luật định
- Hạch toán lương văn phòng Công ty và tổng hợp báo cáo tiền lương từ các Xí nghiệp gửi về.
d. Kế toán thanh toán phụ trách XN 1,2,3,4,5:
- Theo dõi, hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm. - Hạch toán thanh toán XN1,2,3,4,5.
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ toàn Công ty.
- Hạch toán thanh toán các XN 6, XN ĐĐ, XNQHXD & PTKT, XN KS, TT KHCN.
- Theo dõi hạch toán tiền gửi ngân hàng theo từng ngày.
f. Thủ quỹ:
- Thu chi tiền mặt.
- Theo dõi, đối chiếu, kiểm kê quỹ tiền mặt. - Báo cáo quỹ tiền mặt, chứng từ thu chi.
2.5.1.4 Hình thức kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Đây là hình thức kế toán rõ ràng, mạch lạc, dễ ghi chép, dễ quan sát cũng như dễ đối chiếu, phù hợp với việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng và ghi chép vào các sổ sách chứng từ kế toán là đơn vị Việt Nam Đồng, còn đối với ngoại tệ thì sử dụng phương pháp tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
2.5.1.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán :
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày nhân viên kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ và lên sổ kế toán chi tiết. Sau khi lập và tổng hợp các chứng từ ghi sổ được chuyển đến cho kế toán trưởng ký duyệt rồi được kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái ứng với từng loại tài khoản. Đến cuối kỳ báo cáo lập bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời kế toán thực hiện việc đối chiếu các số liệu trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết sao cho tổng số dư nợ và số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và
số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với các số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh sẽ được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kê toán khác
Đối với các tài khoản mở sổ chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi lên sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, kế toán lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ Cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo cáo kế toán.
2.5.1.6 Sổ sách kế toán sử dụng
Công ty sử dụng các loại sổ sách kế toán: sổ cái, sổ quỹ, chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính được lập theo quy định.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các loại báo cáo khác như:
- Bảng kê công trình chưa quyết toán cung cấp thông tin về các công trình treo phải thu và các thông tin liên quan đến các công trình chưa quyết toán của từng đơn vị trực thuộc.
- Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định, báo cáo sử dụng nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản, báo cáo tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh. Bảng tính giá thành cho từng đơn vị trực thuộc và cho toàn công ty, bảng kê nộp ngân sách nhà nước…
2.5.2 Một số chính sách kế toán
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung quyết định số 15/2006/QĐ/BTC.
Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Phương pháp kê khai thuế GTGT là áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định.
2.6 Quá trình phát triển
2.6.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty từ ngày thành lập đến nay
Kể từ lúc hình thành Viện nghiên cứu quy hoạch và thiết kế tổng hợp vào năm 1989, công ty đã là một đơn vị đầu ngành ở phía Nam và một phần của Nam Trung Bộ. Qua hơn 20 năm thành lập, phát triển và thay đổi tên gọi, song hành với sự hình thành và phát triển của đất nước, đơn vị vẫn xứng đáng với danh hiệu và thị phần của một cơ quan đầu ngành về lĩnh vực hoạt động.
Bên cạnh một đội ngũ cán bộ khoa học hàng đầu trong lĩnh vực: kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật công trình, kinh tế và quản lý dự án đầu tư xây dựng…, có kinh nghiệm thực tế nhiều năm, có đủ năng lực trong việc giải quyết các vấn đề mang tính chất nghề nghiệp, công ty còn có tiềm năng uy tín hàng đầu ở phía Nam luôn hoạt động theo quy định của Nhà nước, tích cực mở rộng, thâm nhập vào thị trường
quốc tế, nâng cao trình độ cho đội ngũ kiến trúc sư, phấn đấu đạt kết quả cao cho các dự án công trình.
Trong giai đoạn hiện nay, công ty đã và đang tăng cường hệ thống quản lý dữ liệu, mở rộng tầm hoạt động đối với các đối tác trong và ngoài nước, tạo uy tín trên thị trường Việt Nam.
Hiện nay công ty đang có những dự án liên doanh, hợp tác với các công ty của Đức, Bỉ nhằm thực hiện các dự án có quy mô lớn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân của công ty không những tiếp thu những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực xây dựng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng các công trình.
Chiến lược phát triển trong tương lai: công ty đang phấn đấu trở thành một trong những công ty hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực: Tư Vấn – Thiết Kế - Khảo Sát – Quy Hoạch.
2.6.2 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay
a. Thuận lợi:
Đầu tư của chính phủ và đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, đô thị mới. Đây chính là cơ hội tốt để công ty duy trì và phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với những kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng được đúc kết trong nhiều năm qua của các cán bộ công nhân viên và nhiều thế hệ lãnh đạo, thương hiệu NAGECCO đã tạo được niềm tin và trở thành quen thuộc với nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước.
Nguồn lực chất xám của công ty khá trẻ, năng động và sáng tạo trong việc thực hiện công việc. Cán bộ chủ chốt là những người có năng lực quản lý và tâm huyết với nghề nghiệp.
Nguồn lực cơ sở vật chất của công ty được đầu tư đủ mạnh để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cho người lao động. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, trau dồi công nghệ kỹ thuật hiện đại, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Cùng với nguồn lực tài chính ổn định và hội đủ những yếu tố nêu trên, NAGECCO ngày càng nâng cao được năng lực cạnh tranh và phát triển vững mạnh trong tương lai lâu dài tại khu vực kinh tế đầy năng động này.
b. Khó khăn:
Thị trường ngành xây dựng đã và đang được mở rộng, có thể vượt ra ngoài biên giới, nhưng “cuộc chiến” cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt Nam sẽ là vấn đề đặt ra ngày càng mãnh liệt hơn.
Thách thức về pháp lý quốc tế (các bản quyền về phần mềm thiết kế xây dựng, quản lý dự án v.v…) cũng là vấn đề đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đúng mức.
Đổi mới quản lý doanh nghiệp, đổi mới phương pháp về nề nếp làm việc trong công ty là một thử thách trong giai đoạn mới.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong công ty còn thiếu kiến trúc sư giỏi, thiếu cán bộ điều hành quản lý dự án chuyên nghiệp và một số ngành nghề đang hoạt động khác của doanh nghiệp.
2.6.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Với một đội ngũ cán bộ khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực: kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật công trình, kinh tế và quản lý dự án đầu tư xây dựng có kinh nghiệm thực tế nhiều năm, Công ty hoàn toàn có đủ năng lực tư vấn trong các lĩnh vực liên quan.
Trong giai đoạn hiện nay, Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Tổng Hợp đang thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tăng cường hệ thống quản lý dữ liệu, mở rộng tầm hoạt động với các đối tác trong và ngoài nước tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ – công nhân viên của Công ty không ngừng tiếp thu những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực xây dựng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng các công trình.
Chương 3 THỰC TIỄN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VAØ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TỔNG HỢP
3.1 Kế toán doanh thu, thu nhập
3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.1.1.1 Nội dung 3.1.1.1 Nội dung
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Tổng Hợp là doanh nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa thuế GTGT. Doanh thu của công ty được tạo ra từ 3 nguồn: thứ nhất là từ các xí nghiệp, thứ hai là từ các chi nhánh và trung tâm và cuối cùng là từ văn phòng công ty. Doanh thu được tạo ra từ các xí nghiệp và chi nhánh của công ty giống như là một khoản phí mà họ phải trả cho thương hiệu mà công ty có, doanh thu được tạo ra từ văn phòng công ty chủ yếu là doanh thu về môi giới đối với các hợp đồng mà công ty không thực hiện được.
Sản phẩm kinh doanh của công ty là sản phẩm thuộc về trí tuệ thuộc lĩnh vực thiết kế, tư vấn, giám sát….
Kế toán ghi nhận doanh thu khi lập và xuất hóa đơn cho các xí nghiệp, còn đối với các chi nhánh và trung tâm là các thông báo gới đến văn phòng công ty báo cáo về các hợp đồng đã thực hiện.
3.1.1.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
a. Chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị xuất hóa đơn
- Hóa đơn GTGT
- Giấy đề nghị thanh toán - Phiếu chi
b. Sổ sách sử dụng:
Chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 511
c. Trình tự luân chuyển chứng từ:
- Sau khi việc thương lượng về giá cả công trình hoàn tất, các xí nghiệp sẽ ký với Ban Giám Đốc hợp đồng khoán nội bộ trong đó thể hiện rõ trị giá hợp đồng mà các xí nghiệp nhận khoán, sau đó khách hàng sẽ đến công ty ký Hợp đồng kinh tế.
- Hợp đồng kinh tế sau khi được ký kết sẽ được các xí nghiệp thực hiện cho đúng tiến độ công trình để giao cho khách hàng.
- Sau khi công trình hoàn tất, các xí nghiệp sẽ bàn giao công trình cho khách hàng và được xác nhận thông qua biên bản nghiệm thu công trình.
- Phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu công trình để lập hóa đơn bán hàng và theo dõi công nợ.
- Cuối cùng, nếu khách hàng thanh toán tiền ngay, các xí nghiệp sẽ lập giấy đề nghị thanh toán và kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi để chi trả cho các xí nghiệp.
- Đối với các trung tâm và chi nhánh, việc ghi nhận doanh thu căn cứ vào bảng thông báo về các công trình được thực hiện trong tháng, trên
cơ sở đó kế toán sẽ tiến hành lập hóa đơn bán hàng và ghi nhận doanh thu.
- Tại văn phòng công ty, nếu một hợp đồng nào đó không thể thực hiện cho khách hàng bên ngoài, công ty sẽ giới thiệu bên thứ ba thực hiện và hưởng phí môi giới thường là 5% trên giá trị hợp đồng được duyệt