Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy - học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 94)

II. Các phƣơng tiện dạy-học

3.3.Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘ

3.3.Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức đô ̣ cần thiết và tính khả thi của các biê ̣n pháp trong 6 nhóm đã được đề xuất , tác giả đã tiến hành xin ý kiến của các CBQL và GV có kinh

nghiệm trong Trường . Tổng số ngườ i đươ ̣c xin ý kiến là 109 người.

Trong Phiếu khảo sát ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp quản lý được đánh giá theo 4 mức đô ̣: Rất cần thiết (4 điểm), Cần thiết (3 điểm), Ít cần thi ết (2 điểm), Không cần thiết (1 điểm). Điểm trung bình : 2,5 điểm.

Tính khả thi của các biện pháp được đánh giá theo 4 mứ c đô ̣: Rất khả thi (4 điểm), Khả thi (3 điểm), Ít khả thi (2 điểm), Không khả thi (1 điểm). Điểm trung bình: 2,5 điểm. Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện như sau :

- Tính trung bình cộng tỷ lệ ý kiến của GV và CBQL ở từng mức độ ; - Tính điểm trung bình của mứ c đô ̣ cần thiết hoă ̣c khả thi đối với từng biê ̣n pháp. Công thức tính tổng quát như sau:

(Trong đó: n: tổng tỷ lệ ý kiến ;

ni: Trung bình cộng tỷ lệ ý kiến của các đối tượng ở mức độ i

x: điểm trung bình của tính cần thiết hoặc khả thi;

xi : điểm đã quy định cho mức độ i, (1≤ x , xi ≤4).

i in x n

- Xếp bâ ̣c các biện pháp theo mức độ cần thiết và theo mức độ khả thi bằng cách sử dụng hà m xếp bâ ̣c trong phần mềm MS Excel với cấu trúc lệnh : rank(number,ref,[order]).

3.3.1. Kiểm chứng tính cần thiết của các biê ̣n pháp

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất được thể hiê ̣n ở Phụ lục 6 cho thấy các biê ̣n pháp này đều được đánh giá là cần thiết . Không những vượt qua mức điểm trung bình mà điểm của các biê ̣n ph áp này đều vươ ̣t mức 3,0 điểm. Có mức điểm cao nhất là b iê ̣n pháp Nâng cao nhận thức, tinh

thần trách nhiệm của các thành viên trong Trường về đổi mới PPD-H (3,7 điểm) và

thấp nhất là biê ̣n pháp Đưa quy định về sử dụng trang thiết bị dạy-học theo đúng nội

dung bài học vào nội dung đánh giá chất lượng giảng dạy của GV (3,0 điểm).

3.3.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát ở Phụ lục 6 cũng cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất là tương đối cao . Tuyê ̣t đa ̣i đa số các biê ̣n pháp đều có điểm cao hơn mức điểm trung bình . Rất nhiều biê ̣n pháp có số điểm cao hơn mức 3,0 trong đó cao nhất là biê ̣n pháp Bồi dưỡng GV về các kỹ năng CNTT, sử dụng máy vi tính và các trang thiết bị dạy-học (3,4 điểm). Có mức điểm thấp nhất (2,4 điểm) và cũng là biê ̣n pháp duy nhất có mức điểm thấp hơn điểm trung bình là biện pháp Xây dựng các quy định nhằm giảm số lượng SV trong mỗi lớp để có quy mô phù hợp với việc ứng dụng các PPD-H tích cực. Thực tiễn cũng cho thấy đây là mô ̣t giải pháp rất cần thiết cho đổi mới PPD -H nhưng cũng rất khó có thể ứng dụng vì Trường vẫn đang trong giai đoa ̣n phát triển quy mô đào tạo .

3.3.3. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính mức độ tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman [35, tr.37, 38 và 152]. Hệ số này được tính theo công thức sau:

Trong công thức này và cách tính ở Phụ lục 7:

- X ,Y: điểm trung bình về mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp;

- Xi,Yi: thứ bậc về mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp, (1≤Xi,Yi,X ,Y≤4);

- d: sai khác giữa Xi và Yi (Để tính d, Xi phải được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp hoặc ngược lại. Yi được xếp tương ứng theo Xi );

- N: số lượng số liệu nghiên cứu (hay số lượng biện pháp trong nhóm); Theo lý thuyết thống kê: nếu r.hro < 0 thì các yếu tố tương quan theo tỷ lệ nghịch; nếu r.hro > 0 thì các yếu tố tương quan theo tỷ lệ thuận.

0 < r.hro < 0,3: các yếu tố không tương quan lẫn nhau; 0,3 ≤ r.hro < 0,5: các yếu tố có tương quan lẫn nhau;

0,5 ≤ r.hro < 0,7: các yếu tố có tương quan lẫn nhau khá chặt chẽ; 0,7 ≤ r.hro < 1,0: các yếu tố có tương quan lẫn nhau chặt chẽ;

) 1 ( 6 1 . 2 2     N N d hro r

Quá trình tính toán và kết quả tổng hợp sự tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nhằm hạn chế các yếu tố cản trở đổi mới PPD-H tại Trường CĐ DL HN được thể hiện ở Phụ lục 7. Các số liệu thu được cho phép dẫn đến một số nhận xét sau:

- Hệ số tương quan chung giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi chung của toàn thể các biện pháp: r.hrochung = 0,40; chứng tỏ giữa các tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất có tương quan lẫn nhau. Tuy nhiên, sự tương quan này sẽ có mức độ khác nhau trong từng nhóm biện pháp.

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành viên trong Trường về đổi mới PPD-H có điểm số rất cao (mức độ cần thiết:

3,7 điểm, mức độ khả thi: 3,2 điểm). Tuyệt đại đa số ý kiến đều cho rằng đây là biện

pháp cần thiết và khả thi (tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức độ Rất cần thiết: 71,2%; Cần thiết: 27,4%; Rất khả thi: 29,2%: Khả thi: 64,2%). Kết hợp các đánh giá này cho thấy biện pháp đã nêu là cần thiết và khả thi trong thực tiễn của Trường.

- Nhóm biện pháp tăng cường năng lực chuyên môn, kỹ năng ứng dụng

PPD-H, khai thác phương tiện dạy-học và tài liệu của GV

Hệ số r.hro2 = 0,86 > 0,7 > 0. Hệ số này cho thấy giữa các tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất có tương quan lẫn nhau rất chặt chẽ theo tỷ lệ thuận. Nói cách khác, các biện pháp đã đề xuất trong nhóm có tính cần thiết cao nên chúng có tính khả thi cao.

- Nhóm biện pháp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho SV

Hệ số r.hro3 = 0,80 > 0,7. Theo lý thuyết thống kê, giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã nêu có tương quan lẫn nhau rất chặt chẽ và các biện pháp trong nhóm này có tính khả thi cao.

- Nhóm biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý đổi mới PPD-H và xây

dựng chế độ, chính sách thuận lợi cho đổi mới PPD-H: Hệ số r.hro4 = 0,36.

+ Hệ số 0,3 < r.hro4 < 0,5 cho thấy các biện pháp trong nhóm có sự tương quan với nhau nhưng chưa mạnh. Nguyên nhân là trong nhóm đã có những biện pháp mà theo đánh giá của những người được hỏi là cần thiết nhưng lại không khả thi trong điều kiện của Trường CĐ DL HN tại thời điểm khảo sát. Chẳng hạn, biện pháp "Xây dựng các quy định nhằm giảm số lượng SV trong mỗi lớp để có quy mô

phù hợp với việc ứng dụng các PPD-H tích cực" được đánh giá mức cần thiết bậc 2

trong nhóm nhưng chỉ được xếp bậc 10 về mức khả thi. Nhận thức của các GV và CBQL về tính cần thiết của biện pháp này là hoàn toàn hợp lý, vì lớp đông SV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường dạy-học hàng ngày, tác động đến việc triển khai và tính hiệu quả của các cải tiến PPD-H của họ. Điểm bất cập bắt nguồn từ thực tiễn Trường CĐ DL HN mới bắt đầu đào tạo hệ cao đẳng nên quy mô đào tạo của hệ này vẫn đang được mở rộng. Trong khi đó, những hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về số lượng GV, về cơ chế học phí, … đã được Trường quan tâm khắc phục nhưng vẫn chưa theo kịp sự tăng trưởng của quy mô. Tính khả thi của biện pháp này không cao

các cơ hội để thực hiện biện pháp này do điểm số về mức độ cần thiết của nó rất cao (3,5 điểm) và điểm về tính khả thi vẫn xấp xỉ mức trung bình.

+ Trong nhóm biện pháp này, nếu bỏ qua biện pháp vừa nêu trên thì hệ số tương quan là: r.hro4' = 0,73 > 0,7. Điều này chứng tỏ, giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp còn lại trong nhóm tương quan rất chặt chẽ và hoàn toàn có thể áp dụng được các biện pháp vào thực tế .

- Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các cơ sở vật

chất - kỹ thuật, trang thiết bị dạy-học: Hệ số r.hro5 = 0,54.

+ Như vậy, 0,5 < r.hro5 <0,7, chứng tỏ các biện pháp trong nhóm có tính khả thi trong thực tiễn. Tính khả thi này tỷ lệ thuận với mức độ cần thiết của chúng.

+ Hệ số r.hro5 chưa cao là do trong nhóm có một số biện pháp mà giữa mức độ cần thiết và khả thi có độ chênh nhau khá lớn như:

 Biện pháp Tăng cường hiệu quả của việc thiết kế và xây dựng các

phòng học tiêu chuẩn theo từng chuyên ngành đào tạo có mức độ cần thiết ở bậc 2

nhưng mức độ khả thi ở bậc 5; Thực tế cho thấy, để thiết kế các phòng học phù hợp, cần có sự tư vấn chuyên môn xây dựng và giáo dục ngay từ khi xây dựng trường. Việc cải tạo giữa chừng như hiện nay tuy có thể thực hiện được nhưng không thể triệt để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

 Biện pháp Cải tiến cơ chế, quy định phân cấp trong quản lý, bảo

quản và sử dụng trang thiết bị D-H có mức độ cần thiết ở bậc 4 nhưng mức độ khả

thi ở bậc 2. Tuy được xếp bậc 4 nhưng điểm mức độ cần thiết của biện pháp này (3,4 điểm) vẫn cao hơn mức 3,0. Do đó, nhà quản lý cần tận dụng thuận lợi về tính khả thi để triển khai sớm các nội dung liên quan của nó.

- Nhóm biện pháp cải tiến chương trình đào tạo

+ Hệ số r.hro6 = 0,50. Vì 0,5 ≤ r.hro6 < 0,7 nên có thể kết luận về mức độ tương quan khá chặt chẽ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp trong nhóm. Do đó, các biện pháp đề ra có tính khả thi trong thực tiễn.

+ Việc cải tiến chương trình đào tạo của Trường là một việc rất khó khăn vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan, trong đó nổi lên là những vấn đề về cơ chế chính sách. Tuy nhiên, trong xu thế trao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng của Bộ GD&ĐT như hiện nay, những khó khăn này sẽ được khắc phục, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới PPD-H đạt kết quả tốt.

Kết luận Chƣơng 3

Trong Chương 3, tác giả đã đề xuất 6 nhóm biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPD-H tại Trường CĐ DL HN. Trong mỗi nhóm có các biện pháp cụ thể. Các biện pháp này đều được các thành viên của Trường đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trong từng nhóm còn có sự chênh lệch nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tương quan với nhau theo tỷ lệ thuận. Vì thế, các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi trong thực tiễn của Trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy - học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 94)