Xuân Khánh
Mẫu thượng ngàn- cuốn tiểu thuyết viết về văn hoá phong tục Việt
Nam đã thành công trong việc tạo dựng lại một không gian văn hoá mà hạt nhân của nó không gì khác đó chính là tín ngưỡng dân gian, sức sống của nền văn hóa Việt.
Dấu vết văn học dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong đó một nhân tố quan trọng phải kể đến đó chính là ngôn ngữ dân gian biểu hiện trong những bài vè, những bài ca dao, hay kiểu câu gắn với thành ngữ, tục ngữ… xuyên suốt tác phẩm.
Là một loại tổ hợp từ cố định quen dùng dễ nhớ, dễ thuộc, đặc biệt với ý nghĩa có tính văn hóa, giáo dục cộng đồng cũng như tính khái quát rất cao, thành ngữ, tục ngữ dân gian đã được Nguyễn Xuân Khánh đưa vào trong tác
phẩm. Khảo sát trong Mẫu thượng ngàn chúng ta có thể nhận thấy, thành ngữ, tục ngữ dân gian được dẫn theo hai dạng chính. Dạng thứ nhất là thành ngữ, tục ngữ được dẫn nguyên văn làm cho câu văn giàu hình ảnh, thêm sâu sắc đồng thời vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị, gần gũi như nó vốn có.
“Nhà nào nhà nấy phải bảo con bảo cháu, cấm tiệt chuyện ngồi lê mách
lẻo, đồn đại nhảm nhí.” [34,tr. 129]
Lãi mẹ đẻ lãi con. Cái may mắn cứ nối nhau chảy về nhà ông như nước chảy chỗ trũng. [34,tr. 134]
Ông thầm chê bà cả chỉ biết chém to kho mặn, bà Ba thì ăn xó mó niêu... [34,tr. 139]
Của người phúc ta. Tội gì riết róng để mang thêm oán thù. Như thế, lợi đơn lợi kép. [34,tr. 136]
Phải làm cho đối thủ tan cửa nát nhà; phải làm cho đối thủ thành kẻ khố rách áo ôm, để cho đối thủ sẽ không bao giờ ngóc đầu dậy được. Đánh rắn phải đánh giập đầu, nếu không nó sẽ trả thù. [34,tr. 157].
Và cũng như mọi người đàn bà khác của Cổ Đình, mụ Ba Pháo cũng
thắt đáy lưng ong, cũng xắn váy quai cồng, cũng lam làm không nghỉ…[34,tr.
230]…
Qua những ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy, không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian mà tác giả Nguyễn Xuân Khánh còn vận dụng tối đa sự xuất hiện của chúng trong câu. Một câu văn nhưng đã có tới hai, thậm chí là ba thành ngữ, tục ngữ xuất hiện. Với tính chất ngắn gọn, súc tích, cô đọng, hình thức ngôn ngữ dân gian này đã góp phần đắc lực trong việc tạo dựng một không khí dân dã, nguyên sơ của làng quê Việt Nam. Kinh nghiệm, vốn tri thức dân gian nhờ đó cũng đã được đưa vào trong tác phẩm một cách nhuần nhị, tự nhiên nhất, hơn thế nữa vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ dân gian qua ngòi bút của tác giả lại tiếp tục được tỏa sáng.
Dạng thứ hai mà chúng ta có thể nhận thấy là thành ngữ, tục ngữ được dẫn không nguyên văn. Ở đó, tác giả chỉ dùng một vài từ hay một vài hình
ảnh trong các câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc từ đó kích thích tư duy, gợi trường liên tưởng trong độc giả, tạo cho câu văn có được chiều sâu về mặt ý nghĩa.
“Như vậy, muốn gây sự, nhưng chẳng ai chịu đứng ra trực tiếp gây sự. Ở thôn quê bao giờ cũng vậy; đánh là đánh kẻ không dây không nhợ, những kẻ thấp cổ bé họng, chứ đánh vào kẻ dù đã ngã ngựa, nhưng vẫn còn dây còn nhợ, còn chút thế lực ở đâu đó thì đừng.” [34,tr. 155]. => Đánh người ngã ngựa, nịnh kẻ cầm gươm.
“Nghe nói anh Mường bắn tên thuốc độc giỏi lắm. Nhỡ ra có cuộc xung đột, thì đao kiếm gậy gộc, mũi tên hòn đạn, đâu có biết kiêng ai.” [34,tr. 165]=> Gươm đao không có mắt.
“Anh lý xưa kia theo học tôi, nhưng cái tình là một nhẽ, cái lý lại là một nhẽ. Đất nào cũng có thổ công, hà bá.” [34,tr. 168] => Tình ngay lý gian,
Đất có thổ công, sông có hà bá.
Không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách chắt lọc mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn rất tinh tế, tài tình khi vận dụng vốn từ dân gian trong tác phẩm của mình. Thành ngữ, tục ngữ có khi được đặt vào miệng những con người dân quê như một lẽ hết sức tự nhiên, một thứ ngôn ngữ đã thấm sâu vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ tự bao đời:
Đó là lời nói đốp chát chua ngoa của chị Thơm, gái goá:
“- Đây chẳng thèm ai, nhưng có khối kẻ thèm đây. Này, về mà hỏi lão dê già nhà mụ xem sao. Nhiều lần lão đem tiền của đến lạy lục dưới chân gái này mà đây vẫn đuổi đi. Đũa mốc chòi sao được mâm son. Rượu khê gái goá mà! Thèm rỏ dãi đây cũng đuổi đi.” [34,tr. 247]
Đó là lời lẽ phân trần của Trịnh Huyền:
“- Thưa ông lý, ở dưới quê, chiêm khê mùa thối mà ở nơi đây thì bờ xôi, ruộng mật. Tôi cũng đánh bạo lên đây để nương nhờ ông bác.” [34,tr.
Cũng có khi, thành ngữ, tục ngữ lại được phát ra từ những kẻ ngoại bang xâm lược như một sự thấm nhuần vốn sống, vốn văn hoá Việt. Đó là lời của nhà dân tộc học René trong cuộc tranh luận với cha Colombert và ông chủ đồn điền Philippe lý giải việc Pierre khỏi bệnh.
“Tôi ở đây mới bảy năm nhưng tôi biết rằng tôi chẳng thể huênh hoang được. “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Dân ở đây nói vậy…” [34,tr. 216].
Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách linh hoạt, nhuần nhị, tự nhiên, trong cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn còn có rất nhiều các
hình thức ngôn ngữ dân gian khác.
Đó là bài vè khen chê có ca vần trong cuộc xích mích giữa Điều và Cò. Một bên lên tiếng:
Họ Vũ, làm chủ làng Đình Họ Đinh mà rình cơm nguội.
Bên kia cũng không vừa ứng khẩu trả miếng luôn:
Họ Vũ là cú là cáo
Họ Đinh là dinh ông nghè
[34,tr. 121]
Hay tiếng rao mõ của thím ba Pháo vang khắp các xóm: từ xóm Giếng đến xóm Đình, rẽ ra xóm Vườn đến xóm đạo. Những lời tuyên truyền khô cứng đã được thím ba Pháo chuyển thành những câu thơ vần giúp dễ đi vào lòng người để người dân dễ hiểu, dễ nhớ:
Cấm làng đốt đuốc chôn đêm
Cấm dân tụ họp quá trên hai người
[34,tr. 612]
Đến bài ca mà dường như người dân Cổ Đình ai cũng thuộc nằm lòng bởi nó gắn với những gì đã quá đỗi thân thuộc với họ, với mảnh đất mà họ gắn bó từ khi sinh ra, lớn lên và cả khi đã nhắm mắt xuôi tay:
…Đầu làng có một cây đa Cuối làng cây gạo, ngã ba cây đề
[34,tr. 220]
…Ông Đùng mà lấy bà Đà Đẻ con, cái vú bằng ba quả dừa.
[34,tr. 728]
Ngoài ra còn có những câu hát đối đáp giao duyên giữa chàng trai, cô gái trong khung cảnh sơn thủy hữu tình, đẹp như tranh vẽ giữa một bên là hồ Huyền, sông Son, một bên là những “rặng núi nhấp nhô thấp cao, trùng trùng
điệp điệp” [34,tr. 416]. Đầu tiên là lời hát mời gọi của chàng trai: Đục trong nước chảy đôi dòng
Anh xuôi Cổ Đình em có muốn theo
Liền theo sau là lời hát đối đáp của cô gái:
Cổ Đình hồ nước trong veo Sợ gì trong, đục mà chẳng theo anh về
[34,tr. 416]
Là một cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa phong tục Việt Nam, Mẫu thượng ngàn đã thành công trong việc phục dựng lại một không gian văn hóa
làng đầy sinh động và chân thực. Trong đó, ngôn ngữ dân gian được sử dụng một cách linh hoạt đã góp phần đắc lực để tạo nên một không khí nguyên sơ, huyền thoại, một không khí dân dã của làng quê Việt Nam với sức sống, sức ám ảnh của những tín ngưỡng dân gian bản địa. Nếu không phải là một người am hiểu cuộc sống của làng quê Việt, am hiểu vốn sống, vốn văn hóa Việt đến mức tường tận, có lẽ Nguyễn Xuân Khánh đã không thể sáng tác được một tác phẩm đậm chất dân gian và thành công đến vậy.
Tiểu kết:
Với sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, phong cách tự sự dân gian không chỉ thể hiện ở những yếu tố thuộc về nội dung mà nó còn được phản ánh thông qua những thủ pháp nghệ thuật, cách
thức sử dụng hệ thống môtip, biểu tượng cũng như ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm. Những môtip, biểu tượng dân gian truyền thống đã được cấp một sức sống mới, trở nên sống động với tầng tầng lớp lớp những ý nghĩa. Bên cạnh đó, ngôn ngữ dân gian gần gũi, quen thuộc từ việc vận dụng nhuần nhị kho tàng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca, hò, vè… góp phần truyền tải thông điệp nghệ thuật của tác giả một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, ý vị mà thâm thúy đồng thời mang tác phẩm đến gần hơn với độc giả đương thời.
PHẦN KẾT LUẬN
Văn học dân gian có một vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, là nền tảng, ngọn nguồn vững chắc làm phong phú thêm nội dung cũng như cấu trúc thi pháp của tác phẩm văn học. Ảnh hưởng của sáng tác dân gian đối với văn học đương đại được thể hiện
trên nhiều phương diện, phong phú và đa dạng với mức độ đậm nhạt khác nhau, có khi để lại rõ dấu vết cũng có lúc lại tan biến vào trong tác phẩm một cách thật nhuần nhị và tự nhiên.
Khảo sát ảnh hưởng của văn học dân gian đối với sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Huy thiệp, chúng tôi muốn tập trung phân tích sự tiếp thu một cách đầy sáng tạo nguồn mạch dân gian của hai tác giả tiêu biểu với hai phong cách khác nhau trong nền văn học Việt Nam đương đại. Qua đó thấy được sức sống bền bỉ của văn học dân gian trong dòng chảy văn học dân tộc cũng như tâm huyết của các nhà văn đương đại trong việc bảo tồn, tiếp thu và không ngừng làm mới những giá trị truyền thống nói chung và văn học dân gian nói riêng.
1. Dấu vết của văn học dân gian trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp trước hết được thể hiện qua việc xây dựng cốt truyện. Chúng tôi đã tạm thời chia sáng tác của hai nhà văn trong đó có sử dụng các yếu tố tự sự dân gian thành ba loại cốt truyện khác nhau để phân tích và nghiên cứu: loại thứ nhất là truyện giả cổ tích, giả huyền thoại, loại thứ hai là truyện cũ viết lại và loại thứ ba là truyện lồng truyện.
Trong đó, truyện giả cổ tích, giả huyền thoại được viết theo phong cách của huyền thoại, truyền thuyết hoặc cổ tích xa xưa nhưng ẩn đằng sau đó là những tự sự về xã hội hiện đại, độc giả như phiêu diêu trong cái thế giới nửa như hư, nửa như thực, nửa cổ tích nửa đời thường, nửa quá khứ nửa hiện đại để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Mô hình cốt truyện kiểu nhân vật đi tìm điều kì diệu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy thiệp chính là hành trình của con người vươn tới những giá trị tuyệt đích của cuộc sống, là khát khao, là hoài vọng của con người về những huyền thoại đã mất trong một thế giới đã bị giải thiêng triệt để và hoàn toàn.
Dựa trên truyện dân gian truyền thống, truyện cũ viết lại cũng tập trung phản ánh những vấn đề mang tính thời sự của cuộc sống đương thời theo cách đối thoại hoặc đối lập với truyền thống. Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp
không còn là con người cam chịu, nhẫn nhục như trong truyện cổ mà thay vào đó là một con người do bị dồn nén, o ép đến mức phản ứng gay gắt đối với xã hội. Huyền thoại ông Đùng, bà Đà trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng không còn là một huyền thoại sáng thể thuần nhất, trật tự của truyện dân gian truyền thống bị phá vỡ và được sắp đặt trong một trật tự mới, một dị bản mới.
Truyện lồng truyện, một con đường xâm nhập khác của văn học dân gian trong sáng tác hiện đại, ở đó truyện dân gian được trích dẫn một phần hay nguyên vẹn trong lòng các tự sự hiện đại tuỳ theo dụng ý của tác giả. Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, huyền thoại ông Đùng, bà Đà với các lớp huyền thoại được đan xen vào nhau đã cho ta thấy những hình ảnh vừa quen vừa lạ của truyện kể dân gian truyền thống.
2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện rõ nét trong việc xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật. Bối cảnh câu chuyện diễn ra thường là nông thôn, nơi dấu vết của huyền thoại được lưu giữ đậm đặc nhất, nơi văn hoá dân gian, những hoạt động tín ngưỡng lễ hội được bảo lưu với màu sắc sơ khai nhất. Mẫu thượng ngàn có bối cảnh chủ đạo là một ngôi làng Bắc Bộ, một
không gian huyền hoặc của xứ Cổ Đình bán sơn địa với hạt nhân là tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng phồn thực và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu đã cố kết những người dân Cổ Đình lại với nhau trong một niềm tin chung, một lòng ngưỡng vọng chung, tạo nên sức mạnh của cộng đồng Cổ Đình rộng hơn là sức sống của nền văn hoá Việt trong cuộc tiếp biến, giao lưu với văn hoá Tây phương. Trong không gian huyền thoại ấy, quá khứ, hiện tại và tương lai được kết nối lại với nhau ở đó quá khứ đổ bóng lên hiện tại, thời gian bị ngưng tụ trong một lát cắt để chuẩn bị cho cuộc “giải phẫu quá khứ”, diễn giải quá khứ.
Với truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật bao giờ cũng có một điểm xuất phát chung làng quê với đồng ruộng, con đò, bến nước. Đối lập
giữa không gian thành thị và nông thôn, đóng và mở qua đó Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ quan điểm của mình: càng gần với tự nhiên, gần với môi trường nông thôn, con người càng gần với nhân tính, cái thiện, cái đẹp. Với hệ quy chiếu là cái bây giờ, sự tham gia của thời gian hiện tại khiến như quá khứ đột ngột bị ngưng kết lại ở hiện tại, tiếng ngày xưa trở thành tiếng nói của ngày hôm nay.
3. Nằm trong mạch ngầm của dòng chảy dân gian, hệ thống nhân vật: nhân vật huyền thoại, nhân vật nữ và nhân vật cộng đồng trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những điểm rất gần với truyền thống. Chất kì ảo, hoang đường trong kiểu nhân vật huyền thoại có điểm tương ứng với nhân vật trong truyện cổ. Nhưng có thể nói, với Nguyễn Huy Thiệp đó chỉ là “phép thử” tình đời, tình người trong xã hội hiện tại. Nhân vật huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không còn là những hình tượng khô cứng trong lớp trầm tích quá khứ mà đã mang nhịp đập của thời hiện tại. Huyền thoại đã được sống dậy và mang sức sống mới. Thậm chí, nhân vật trong truyện cổ đã được tác giả hiện đại xây dựng lại trên một quan điểm thẩm mĩ hoàn toàn khác với truyền thống.
Thuộc nền văn hoá nông nghiệp lúa nước đặc biệt thích ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, trong tâm thức dân gian người Việt người mẹ nói riêng, người phụ nữ nói chung có vai trò, vị trí quan trọng nhất. Trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, thế giới nhân vật nữ hiện lên với nét đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Với tâm hồn trong sáng đến mức thánh thiện, những người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đánh thức nhân tính trong con người, tái tạo tâm hồn con người bằng trái tim dịu dàng, đầy tình yêu thương. Với Mẫu thượng ngàn, đó còn là những khuôn mặt nữ mang vẻ đẹp tự nhiên, ngồn ngộn sức sống phồn thực và là sự thể hiện đầy sinh động của đạo Mẫu.
Loại hình nhân vật thứ ba mang âm hưởng dân gian mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là hình tượng nhân vật cộng đồng, đám đông. Trong tiểu
thuyết Mẫu thượng ngàn loại nhân vật này là nhân vật trung tâm, hiện lên với