Nhân vật cộng đồng

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 68)

Một loại nhân vật cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đó chính là sự xuất hiện cũng như vai trò của nhân vật cộng đồng trong sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, qua đó thấy được mạch ngầm văn học dân gian trong việc xây dựng nhân vật, những điểm tiếp thu cũng như những cách tân, sáng tạo của hai nhà văn.

Với đặc trưng là tính tập thể, văn học dân gian phản ánh nhận thức chung của nhân dân về thiên nhiên, đất nước, ghi nhận và lưu truyền những tri thức về lao động sản xuất, về đối nhân xử thế, chế giễu thói hư tật xấu, phản kháng lại áp bức bất công, ca ngợi điều thiện…Ra đời, thưởng thức và lưu truyền bởi đông đảo quần chúng nhân dân nên có thể nói, nhân vật cộng đồng là một hình tượng lớn, bao trùm và phổ quát trong thể loại văn học dân gian.

Trong cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, nhân vật trung tâm xuyên

suốt trong tác phẩm đó chính là cộng đồng làng Cổ Đình. Nhân vật này có “một hành trang tinh thần chung cho tất thảy”, [1] hay nói cách khác, các nhân vật dù có từng đời sống riêng đều được quy tụ vào một mối quan tâm chung, đó chính là tín ngưỡng dân gian của làng. Việc thờ thân cây, thần chó đá, việc thờ Mẫu, lòng ngưỡng vọng đối với các nhân vật huyền thoại của làng là những mẫu số chung của tất cả các thành viên trong làng Cổ Đình mà mọi biến động bể dâu của thời cuộc không làm thay đổi.

Nhân vật cộng đồng hiện lên với sự yên ổn, vững chãi được tạo nên bởi những lớp trầm tích văn hóa lâu đời. Đó là cộng đồng Cổ Đình trong ngày hội với một mối quan tâm, hứng khởi chung: “Kẻ Đình thích nhất tháng ba...Hội

to, hơn mười năm mới có một lần...Đám trai gái đương tơ háo hức cũng dễ hiểu. Bởi vì hội Kẻ Đình rất đặc biệt. Bởi vì hội ông Đùng bà Đà nổi tiếng về sự giao duyên kỳ lạ...Nhiều bà nạ dòng cũng háo hức không kém. Các bà mong lên đền Mẫu. Tháng ba giỗ mẹ mà. Con nào chả thương nhớ mẹ. Còn các ông thì sao? Việc tế lễ ở đình là việc hệ trọng...Đàn ông trong làng phải chay tịnh mười ngày...Ở hội Kẻ Đình cả làng cùng chay tịnh.” [34,tr. 671]. Đó

là một cộng đồng thống nhất trong những niềm tin chung, hay “sự nương

theo, lây lan, đặc thù của tâm lí đám đông” [1] : “Người ta còn đồn ở đây có suối nước thiêng. Đó là một nguồn nước ở chân núi, phía bên trái đền…Người ta bảo đó là nước của con suối ngầm từ linh điểm của núi Mẹ trào ra…Ai cũng bảo rửa mặt và uống nước xong, đều thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh bội phần so với lúc từ đò bước lên bờ...” [34,tr. 693] và ẩn chứa sức

mạnh có thể làm thay đổi số phận của con người: “Những lời đàm tiếu làm

đám trai làng đều lảng tránh Mùi. Người con gái mười tám xuân xanh nõn nà rực rỡ, hơn nữa Mùi làm việc đồng áng lại rất đảm đang, đáng lẽ, dù là gái goá, cô cũng phải được nhiều nơi để mắt tới. Đằng này, tất cả đàn ông đều sợ hãi. Dù là trai tơ hay trai goá vợ. Người ta bảo: "Lấy mà chết ư! Số cô sát phu" [34,tr. 253]…

Tuy nhiên, trong cái cộng đồng tưởng như vững chãi, không gì có thể lay chuyển ấy cũng đã tiềm ẩn những dấu hiệu của sự rạn nứt không thể tránh khỏi cùng với những biến thiên của thời cuộc. Đó là sự xuất hiện của những trí thức trẻ có học: “Cả làng ai cũng tin dịch tả là thời loạn âm, các quan ôn

đêm ngày rình rập đi bắt phu. Chỉ có Điều không tin. Cậu ta nghe anh Tuấn giảng giải, biết bệnh tả do một giống vật nhỏ li ti mắt không nhìn thấy gây ra. Do vậy, cậu thường cười sự mê tín của vợ. [34,tr. 588] Đó là sự xuất hiện của

mạng… Nhưng dẫu sao thì sự xuất hiện ấy vẫn chỉ là thưa thớt, người dân Cổ Đình vẫn mang nặng hành trang là hằng số văn hóa làng chưa sẵn sàng để thay đổi. Đó là một câu hỏi đầy day dứt, trăn trở của chính tác giả. “Người

Pháp sang nước ta mang theo nhiều đau đớn nhưng đồng thời kéo theo cả văn hóa Tây phương du nhập vào nước ta, một đất nước thuần túy thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nghèo nàn lạc hậu…Cuộc xâm lược ấy khiến Việt Nam mình tỉnh giấc…” [35]

Nếu cộng đồng là nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh thì trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, cá nhân mới là nhân vật chính yếu, cộng đồng chỉ có vai trò làm nền cho hành trình của mỗi cá nhân.

Cũng như các nhân vật của Mẫu Thượng Ngàn, Chương - nhân vật

trong Con gái thủy thần cũng sinh ra ở nông thôn nhưng làng quê ở đây đã

đánh mất hoàn toàn vẻ thuần nhất của không gian và giá trị cộng đồng. Làng quê đã bị cắt vụn ra thành những mảnh đời lam lũ, cuộc đời chỉ gói gọn trong cái nhịp sống tẻ nhạt “sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ” [62,tr. 79]. Vẻ điêu tàn và thê lương của làng quê, sự ngu tối và vô vọng của người dân khiến cho những giá trị tinh thần trở thành một cái gì đó thật xa xỉ. Trong bối cảnh ấy, khát vọng về Mẹ Cả của Chương xuất hiện. Cũng như trong Mẫu Thượng Ngàn, Mẹ Cả của Con gái thủy thần có nguồn cội từ chính tín ngưỡng dân gian nơi làng quê. Mẹ Cả là con của giao long, được sinh ra trong một đêm mưa gió dưới gốc muỗm bên sông. Hình ảnh Mẹ Cả là một cổ

mẫu trong kho tàng folklore Việt Nam, và việc Chương đi tìm Mẹ Cả chính là

việc con người sống trong một thế giới bị giải thiêng triệt để đang hoài vọng về những huyền thoại đã mất. Nuôi khát vọng tìm con gái thủy thần, tạo hóa đã nhen nhóm lên trong lòng Chương một ngọn lửa phủ nhận thực tại tầm thường với khát khao cháy bỏng tìm lại thế giới thiêng. Ràng buộc mình vào thế giới thiêng đó là một thử thách nặng nề mà rõ ràng cái làng quê tả tơi vì

miếng cơm manh áo kia không chịu nổi, không cần đến. Khi khát khao đi tìm Mẹ Cả, Chương không còn lối quay về. Không dừng lại, tiếp tục cuộc hành trình vì biết “trái tim tôi thuộc về Mẹ Cả”. Kết thúc truyện, nhân vật Chương vẫn trên hành trình không ngừng nghỉ đi về phía biển, với một câu hỏi diết da, đau đớn, câu hỏi của riêng mình nhân vật: “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu?

Nàng ở chỗ nào? Bởi lẽ gì?” [62,tr. 96]. Với người Cổ Đình, phép màu hiện

hữu, còn với Chương, chỉ có sự cô đơn hiện hữu còn phép màu ở đâu xa quá, chàng phải đi tìm. Hành trình của Chương là hành trình đầy cô đơn, còn hành trình của làng Cổ Đình là hành trình của cả cộng đồng.

Với mức độ đậm nhạt khác nhau, hình tượng nhân vật cộng đồng hiện diện trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những thành tố quan trọng thuộc hệ thống nhân vật để chuyển tải nội dung, ý nghĩa tác phẩm đồng thời cũng là một dấu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa xưa và nay.

Tiểu kết:

Từ cách nhìn, cách cảm thụ đời sống đến việc chọn lựa đề tài, xây dựng cốt truyện và hệ thống nhân vật cũng như hình thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm (không gian và thời gian nghệ thuật) chính là những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học. Trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, mạch ngầm dân gian được thể hiện xuyên suốt trên hầu khắp các mặt. Đó là những cốt truyện đậm chất huyền thoại của cổ tích xa xưa diễn ra trong một không gian gần gũi thân thuộc của làng quê Việt Nam tự ngàn đời ở đó ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, giữa cổ tích và đời thường dường như bị xóa nhòa. Nhân vật đôi khi là những hình mẫu trong truyện cổ được lấy lại nhưng lại mang một sức sống mới vừa quen thuộc vừa khác lạ. Tuy nhiên, điều đáng nói và cần ghi nhận là với hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, việc tìm về với những yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian chỉ là cách để các nhà văn thể hiện những vấn đề của cuộc sống đương

thời với bao ngổn ngang, bộn bề, phức tạp, để truyền đến cho độc giả những thông điệp của ngày hôm nay một cách nhẹ nhàng mà thâm thúy.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN XUÂN KHÁNH, NGUYỄN HUY THIỆP

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)