Ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 94)

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đa dạng trong bút pháp và việc sử dụng ngôn ngữ, nó tạo nên một Nguyễn Huy Thiệp cá tính, không lầm lẫn với ai khác. Khi là một Nguyễn Huy thiệp hiện thực trần trụi trong bút pháp cố sự (Tướng về hưu, Không có vua), khi là một Nguyễn Huy Thiệp đằm thắm

trong bút pháp trữ tình (Chảy đi sông ơi, Tâm hồn mẹ), khi là một Nguyễn

Huy Thiệp cổ xưa trong phong cách thần thoại, cổ tích hư ảo (Những ngọn

gió Hua Tát).

Ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính. Nó có nhiều lớp từ khác nhau: một lớp từ dân dã, đồng quê mà không quê mùa, một lớp từ đầy tính thị dân của xã hội đương đại, một lớp từ khác nữa lại phảng phất không khí cổ xưa.

Một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên đặc sắc của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp là việc thường xuyên sử dụng thơ, từ những câu thơ lẻ đến những bài thơ dài. Không chỉ sử dụng nhiều thơ mà thơ trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng rất đa dạng trong đó phải kể đến những bài vè, ca dao, đồng dao…mang âm hưởng dân gian.

Trong truyện thứ nhất của chùm ba truyện Chút thoáng Xuân Hương,

người chồng đầu của nữ sĩ là Tổng Cóc nghe thấy thằng mõ xướng bài vè về cô thôn nữ tên Huệ không chồng mà chửa thì không khỏi xót xa, thương cảm cho số phận của người phụ nữ một thân một mình “phải nuôi hai bố mẹ già,

mảnh đất cắm dùi không có, nó không bán trôn thì nó lấy gì mà sống”. [62,tr.

275]:

Chiềng làng, chiềng chạ… Trên ngược dưới xuôi Làng ta có người

Không chồng mà chửa…ửa…

Bài ca nhắc ta nhớ đến một bài thơ với cái tứ quen thuộc “không chồng mà chửa” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:

Cả nể cho nên hóa dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa? Mảnh tình một khối thiếp xin mang Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có… nhưng mà… có mới ngoan

(Không chồng mà chửa-Hồ Xuân Hương) Một số truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp thường hay dùng ca dao. Chẳng hạn ở truyện Những người thợ xẻ, ca dao phát ra từ miệng nhân vật

Bường như ngẫu hứng của riêng anh ta, như tức cảnh sinh tình. Theo truyện, Bường cùng tốp thợ đang đi trong rừng thì gặp một cặp vợ chồng đang đẩy một xe củi. Lập tức thay cho lời chào hỏi, Bường đọc câu lục bát:

Thạch Sanh đốn củi trên rừng Để nàng công chúa kéo càng lệch vai

Người vợ đáp lại: “Có thương thì đẩy giúp, chứ làm thơ thì công chúa

chẳng cần?”. Trong câu ca dao của Bường có nhắc đến cặp nhân vật cổ tích

quen thuộc- chàng Thạch Sanh nghèo khổ làm nghề đốn củi và nàng công chúa được chàng cứu thoát về sau mà thành vợ thành chồng.

Trong truyện Phẩm tiết, người kể chuyện dẫn câu ca dao nói về nàng

Vinh Hoa có phép thiêng. “Nhà Ngô Khải có cửa hàng tơ lụa gần Hồ Gươm.

Khi nào Vinh Hoa trông hàng, khách vào mua đông như hội. Ai trót tham, đo vải thừa trả tiền thiếu, khi về nhà nếu không bị chó cắn thì nhà cháy, đại để thế, tai họa không lường được. Ở Kẻ Chợ có câu:

Biết điều thì tránh Vinh Hoa Quịt năm cắc bạc mất nhà như chơi

[62,tr. 159]

Truyện Huyền thoại phố phường kết thúc bằng bài đồng dao nói về trò xổ số quái ác khiến cho con người ta trở nên mê muội, sa ngã, mất hết nhân tính, phẩm hạnh:

Xổ số đặc biệt

Giải bảy trăm nghìn Món quà phẩm hạnh Lộc của thần linh Số trời may mắn Đâu đến chú mình Đỏ đen nhân thế Hữu sự hữu tình [62,tr. 241]

Bài ca với lời lẽ như giễu nhại, như cười cợt những kẻ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ trong ván cờ đỏ đen, may rủi. Nhưng “người tính đâu bằng trời tính”, số phận lật trở, bao nhiêu cố gắng, công sức bày mưu tính kế của Hạnh đã quay ngược trở lại đánh cho nhân vật một cú đau điếng: “Nghe nói Hạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã phát điên. Ông chú họ vốn đạp xích lô đã phải đưa y đi viện tâm thần.”

[62,tr. 241].

Trong từng trường hợp cụ thể, Nguyễn Huy Thiệp vận dụng ngôn ngữ phù hợp với tư tưởng, quan điểm tính cách nhân vật. Ở truyện Đời thế mà vui,

bên cạnh bốn câu thơ với lời lẽ khá tầm thường trên tờ quảng cáo phim in hình một nữ minh tinh Hồng Kông:

Thời không có anh hùng Người không có tri âm Mỹ nhân đêm vò gối

Gạt nước mắt thương thầm

[62,tr. 163]

nhà văn đã để cho người phụ nữ bị chồng bỏ bày tỏ nỗi ám ảnh vì sự cô đơn đang chờ đợi khi đứa con lớn lên rời nhà ra đi bằng một bài ca dao với lời lẽ khá quen thuộc như lời ru ầu ơ bên nôi thủa nào:

Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ tê

“Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?”

[62,tr. 321]

Bên cạnh việc sử dụng ca dao, hò, vè, đồng dao, vốn từ dân gian, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn xuất hiện phương ngữ. Ở chùm truyện

Những ngọn gió Hua Tát, nhà văn đã không ít lần sử dụng đến ngôn ngữ của

người dân miền núi: “cây mè loi” (một thứ nứa nhỏ), “khau cút” (biểu tượng trên nóng nhà sàn), “chân quản” (sàn ở rể), “cái lếp” (giỏ đeo), “mó nước” (nguồn nước chảy từ núi), “phận côn hươn” (đẳng cấp thấp nhất)… Qua đó thể hiện được sự am hiểu của một nhà văn đã từng gắn bó cuộc đời mình với cuộc sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người dân vùng cao, làm cho không khí tác phẩm trở nên quen thuộc, gần gũi như nó vốn có. Chất dân gian từ đó cũng được tô đậm.

Một đặc điểm khác trong ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn ưa sử dụng những câu văn ngắn, kể sự việc chứ không miêu tả dài dòng, chữ nghĩa được chắt lọc, nén chặt, hình tượng rất cụ thể đồng thời chứa đựng sức khái quát lớn. Trương Chi với cảm giác cô đơn, lạc loài giữa cuộc đời tẻ nhạt,

nhàm chán được thể hiện qua những câu văn ngắn như rời rạc, đứt đoạn: “Không ai ngờ vực chàng. Không ai sợ hãi chàng. Chàng sống giữa bầy.

Chàng cười nói. Chàng chịu đựng. Chàng mua bán. Chàng chấp nhận. Mọi ước lệ của thói đời lướt qua chàng không dấu vết…”. [62,tr. 310]

Trên nền nhân vật và môtip dân gian, những triết lí trong văn Nguyễn Huy Thiệp cũng mang tính dân gian hóa. Triết lí dân gian được thể hiện qua những phát ngôn trực tiếp. Các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ để trình bày quan niệm và triết lí về cuộc sống và con người. Trong Tướng về hưu, Khi cô Kim Chi xinh đẹp, có học vấn, con nhà tử tế về làm vợ Tuân, em họ của Thuần, làm nghề đánh xe bò, ăn nói văng mạng đã bị Thuần hạ một câu “Đúng là hoa nhài cắm bãi cứt trâu. Thâm tâm chúng tôi không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi “một giọt máu đào hơn ao nước

lã”…” [62,tr. 18]. Ông Cơ, một người làm công cũng đưa ra hàng loạt triết lí:

“Nghĩa tử là nghĩa tận”. Ở thành phố, cũng muốn về thăm họ hàng làng xóm cho nó mát mặt. Bây giờ đã vậy, sau này “cáo chết ba năm quay đầu về núi”. [62,tr. 21]…

Chất triết lí ngụ ngôn trong văn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện qua những ngụ ý sâu xa thường được nén chặt trong câu nói tự nhiên, bất thần của nhân vật: “Khốn nạn! Nhà Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở khúc sông

này…Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu…”[62,tr. 13]. Câu

văn ngắn, sắc lạnh như dửng dưng mà đầy chua chát trước bao hiện thực phũ phàng, bao bất công, ngang trái còn tồn tại trong cuộc sống này, nhưng ẩn đằng sau đó cũng là một nỗi đau nhân tình thế thái.

Có khi những lời dẫn chuyện rải rác được chêm xen vào tạo nên độ lắng đọng cho tác phẩm, chất chứa những suy tư, liên tưởng sâu xa, nhiều chiều của cuộc sống. Kết thúc Trương Chi là lời của tác giả: “Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi ở chàng”. [62,tr. 318]; Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp không còn là chàng

không bằng lòng cam chịu, nhẫn nhục, mà đã dám đứng lên và dũng cảm phản kháng lại thực trạng trớ trêu, những trái khoáy cuộc đời. Trong Chiếc tù

và bị bỏ quên, kết thúc tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Từ đấy, ở bản Hua Tát, sáng sáng lại có một hồi tù và vang dội cất lên. Tiếng tù và cổ xưa nhắc nhở mọi người nhớ đến tổ tiên, báo hiệu cuộc sống bình yên không có sâu hại”. [62,tr. 217]. Câu văn như là một lời cảnh tỉnh của tác giả đối với con

người trong xã hội hiện đại, không được bỏ quên quá khứ, bỏ quên nguồn cội, bỏ quên những giá trị truyền thống lâu đời bởi nó chính là sức mạnh để cho con người có thể tồn tại và bước tiếp trong hành trình dài phía trước.

Những câu văn ngắn gọn, cô đặc nhưng chất chứa những triết lí cuộc sống, những ẩn ý sâu xa mà Nguyễn Huy Thiệp muốn đưa đến cho độc giả. Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp do vậy là cũng một hành trình khám phá lớp ngôn từ bên ngoài để thâm nhập vào thế giới bên trong của cuộc sống muôn sắc màu đã được nhà văn tái hiện hết sức sống động, để con người có thể nhận chân được cuộc sống, được đối diện, cật vấn chính bản thân mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 94)