Nhân vật nữ

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 64)

Việt Nam thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đặc biệt thích ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế, người Việt có tôn thờ nước, lúa và người phụ nữ. Mặt khác, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, điều đó dẫn đến thái độ trọng người phụ nữ. Người Việt ghi nhớ công cha nghĩa mẹ nhưng cha thì kính mà mẹ thì thờ, trong tâm thức dân gian thì người mẹ có vị trí, vai trò quan trọng nhất: “Con dại cái mang”, “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”, “Phúc

đức tại Mẫu”… Từ truyền thuyết lý giải nguồn gốc của dân tộc Việt Lạc Long

Quân- Âu Cơ, hình tượng người mẹ chung của cả dân tộc với vai trò của người mẹ tạo hoá đã được thể hiện, đến hình ảnh nàng Tô Thị chờ chồng, một minh chứng hùng hồn cho tấm lòng chung thủy của người phụ nữ, từ hình tượng đẹp đẽ của người phụ nữ trong nền văn học trung đại qua nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du đến những người phụ nữ kiên trung với sức mạnh đấu tranh và bảo vệ tổ quốc với Mẹ Suốt, Mẹ Tơm, Bà má Hậu Giang…Từ nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Phật Bà trong tín ngưỡng dân gian đến người mẹ, người vợ trong văn học dân gian. Tất cả đã tạo nên một hệ thống hình tượng người phụ nữ thật đẹp, đáng ngợi ca trong nền văn học nước nhà.

Tiếp tục nguồn mạch đó, hình tượng người mẹ nói riêng, người phụ nữ nói chung đã được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Huy Thiệp xây dựng lên với những nét đẹp thật đáng quý, đáng trân trọng.

Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hầu hết, đều là những người phụ nữ mang vẻ đẹp tự nhiên, hồn hậu và sức sống phồn thực. Họ là cội nguồn bảo tồn sự sống, hơn thế nữa họ còn mang thiên tính tái tạo sự sống. “Bua là một thiếu phụ duyên dáng. Người nàng cao lớn, đôi hông

to khoẻ, thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang, mềm mại. Nàng lúc nào cũng tươi cười, tràn trề thứ ánh sáng cuốn hút lòng người.” [62,tr. 202]. Bằng trái

tim dịu dàng, giàu tình yêu thương, những người phụ nữ trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp như cơn mưa làm dịu mát những tâm hồn cằn cỗi, thô nhám. Đặc biệt, vẻ đẹp và tình thương của nhân vật nữ còn có khả năng tái tạo tâm hồn con người, đánh thức nhân tính ở con người. Đó là nhân vật chị Thắm trong Chảy đi sông ơi dịu dàng và một trái tim biết yêu thương:

"Đừng trách họ thế- Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát. -Có

ai yêu thương họ đâu...Họ đói mà ngu muội lắm... [62,tr. 11]. Và chỉ với

những tâm hồn trong sáng đến mức thánh thiện ấy mới có thể nhìn thấy những điều kì diệu lẩn khuất trong cuộc sống vốn đầy những cạm bẫy, khổ đau : “Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho

người ta sức mạnh...Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu phải là người tốt. [62,tr. 11].” Đó là bé Thu với một “tâm hồn mẹ” trong trẻo, nguyên

sơ luôn che chở và hy sinh cho cậu bé Đăng (Tâm hồn mẹ) là nàng Bua với đầu tắt mặt tối hoàn toàn quên mình vì chín đứa con hoang, là Hếnh, một người vợ giàu tính hy sinh hiện lên trong niềm ân hận muộn màng của ông Lù: “Từ những miếng ăn Hếnh cũng nhường nhịn, những miếng vải đẹp Hếnh

cũng dành dụm…Tất cả vì ông, vì con, Hếnh sống với ông như một người chị, người mẹ, một người đầy tớ” [62,tr. 220], đó là nàng Sinh với giọt nước mắt

yêu thương khiến cho đá cũng tan ra thành nước. Thậm chí, trong truyện ngắn

Muối của rừng, hình ảnh con khỉ cái kiên trì lẽo đẽo theo sau người thợ săn để

cứu con khỉ đực cũng thể hiện bản năng loài và thiên tính hi sinh của biểu tượng Mẫu.

Đối với cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân

Khánh, với mạch ngầm vững chắc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là đạo Mẫu thì không thể thiếu vắng sự xuất hiện hình tượng của những người phụ nữ. Đạo Mẫu không chỉ cứu rỗi, an ủi những sinh linh bé nhỏ nơi thôn quê mà còn có vai trò thanh tẩy, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. Vai trò thanh tẩy của đạo Mẫu thể hiện sâu sắc qua nhân vật bà Tổ Cô và cô Mùi. Bà Tổ Cô là người cải từ đạo Thiên chúa sang- trở về với tín ngưỡng tự ngàn đời của dân tộc. Trong Mẫu thượng ngàn bà hiện lên như một biểu tượng của sự

thanh khiết. Sự thanh khiết thể hiện ngay trong diện mạo, dáng hình: “Thủa

con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà...Đặc biệt cái dáng của bà, nó sang trọng làm sao, cao quý làm sao. Cả chân tay cũng đẹp, những ngón tay dài búp măng, lấp ló dưới chiếc váy sồi đen nhánh là hai bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng đỏ như son.[34,tr. 267]. Bà Tổ Cô có niềm tin mãnh liệt vào

Mẫu, một lòng theo Mẫu, phụng sự Mẫu, tin vào sức mạnh thanh tẩy của Mẫu, mang trong mình một khát vọng hướng thượng. “Đạo nào cũng thế cả

thôi. Đạo Giê-su cũng như đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện. Người theo Đạo Gia-tô chăm chỉ sửa mình sao cho ngày càng gần Chúa hơn. Còn chúng ta thì làm sao cho mình hòa vào với Mẫu… Ta càng sạch sẽ bao nhiêu, ta càng thánh thiện bao nhiêu, ta càng rũ bỏ tục lụy bao nhiêu, thì Mẫu càng gần ta bấy nhiêu và các đệ tử cũng nhích lại bấy nhiêu” [34,tr. 696].

Bên cạnh bà Tổ Cô là nhân vật cô Mùi với vẻ đẹp tràn đầy sức sống:

“Khác với người nông dân trong vùng thường già sọm đi trước tuổi vì làm

lụng vất vả, cô Mùi tuổi đã lớn mà vẫn còn xuân sắc. Mặt cô không có nếp nhăn. . Da cô lại sáng nữa...Tuy cao nhưng dáng người cân đối. Đôi vú nở nang. Eo thon nhỏ. Đôi mông nẩy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ. Gương mặt cô tròn vành vạnh, mày ngài đen nhánh như mực nho, đôi mắt đen trắng phân minh.” [34,tr. 244] Vai trò thanh tẩy cứu rỗi của đạo Mẫu được thể hiện rõ nhất, sâu sắc nhất qua trạng thái của cô lúc nhập đồng. Trong

lúc nhập đồng “tiếng đàn nguyệt của ông Huyền như dồn dập, thúc đẩy tâm

hồn bà đạt đến chỗ thuần khiết. Tiếng hát của Nhụ thật trong trẻo thơ ngây, làm cho lòng bà lúc này muốn bay lên vươn tới miền tột cùng thánh thiện”

[34,tr. 705] và đối với cô Mùi “bao nhiêu sự tủi nhục, yếu đuối lúc này chợt

bay đâu mất” [34,tr. 709]. Đến với đạo Mẫu, cô thực sự bị cuốn vào cõi thuần

khiết, thoát khỏi cõi trần bụi bặm, ngổn ngang, con người được siêu thoát, sống tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, rất nhiều khuôn mặt nữ khác trong cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn cũng hiện lên thật đẹp, vẻ đẹp mặn mà, hấp dẫn, và đầy sức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sống. Đó là bà Ba Váy: “một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy

ngay. Một cái đẹp của sức sống. Một cái đẹp của thịt da mỡ màng. Người đàn bà ấy trắng lắm. Có vẻ làm việc đồng áng giỏi mà da mặt vẫn trắng bóc. Con mắt đen lóng lánh. Đôi lông mày nằm ngang như hai nét mực tàu vẽ trên khuôn mặt tròn vành vạnh. Mớ tóc vấn khăn trên đầu cũng đen mượt. Ở bà ta, những chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào. Bà ta ăn vận xuyền xoàng. Cái váy đen, cái áo nâu đã bạc lưng, cái yếm nhuộm vỏ đa màu hồng nhạt.” [34,tr. 57]. Đó là cô Hoa với “khuôn mặt tròn vành vạnh như trăng rằm. Môi chẳng tô son mà sao đỏ thế. Đôi lông mày không to không nhỏ, mịn màng, đen láy, hơi cong cong…Trông cô đã thấy ngay nụ cười trên môi…Hoa là người hễ có mặt ở đâu là nơi ấy tươi tắn hẳn lên. Hình như cái giọng dịu dàng của cô, cái dáng thảnh thơi của cô cũng có sức lây truyền, lan toả” [34,tr. 650]. Đó là Nhụ với tâm hồn trong sáng, thánh thiện cùng “giọng hát lảnh lót, ríu rít như tiếng con họa mi”[34,tr. 65], và một tâm hồn đa sầu,

đa cảm: “Nhụ đi xa dần khỏi đám thiêu hình nhân. Nỗi buồn của cô gái cứ

tăng lên mãi. Có phải đây là nỗi buồn sau những cuộc vui? Có phải là nỗi buồn khi ta rời khỏi đám đông, để một mình bước chân vào nẻo đường hoang vắng? Hay nỗi buồn ấy sinh ra từ một đám thiêu, dù là thiêu xác hình nhân?”

Dưới ngòi bút nâng niu, trân trọng của tác giả cuốn tiểu thuyết, tất cả những khuôn mặt nữ ấy đã hiện lên thật sống động, rõ nét với những số phận và cuộc đời khác nhau.

Có thể nói, trong mỗi thời kỳ văn học, hình tượng người phụ nữ có một vai trò không thể thay thế. Nguyên lý tính Mẫu, thiên tính nữ ở mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện khác nhau nhưng sâu xa, nó bắt nguồn từ chính truyền thống đề cao người phụ nữ trong văn hoá Việt.

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 64)