Truyện giả huyền thoại, giả cổ tích

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 31)

Truyện giả cổ tích như tên gọi của nó không phải là truyện cổ đúng nghĩa, chính xác hơn đó là những tác phẩm được viết theo phong cách của huyền thoại, truyền thuyết hoặc cổ tích nhưng ẩn đằng sau nó là những tự sự về xã hội hiện đại, những vấn đề, số phận của con người đương thời. Ở đó, ranh giới giữa cổ tích với đời thường, giữa quá khứ và hiện tại dường như bị xoá nhoà.

Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp chính là ví dụ sinh

động cho loại truyện này. Trong chùm mười truyện, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng lối kết cấu đơn giản, bao gồm một hệ thống các sự kiện, trong đó các sự kiện được kể theo một tuyến thẳng, nhân vật đi từ điểm xuất phát đến kết thúc tác phẩm một cách tuần tự, sự kiện cũng được sắp xếp theo một trật tự có vẻ như định sẵn, được diễn ra từ nơi này đến nơi khác, từ thời điểm này đến thời điểm khác theo hướng tịnh tiến.

Kiểu thời gian này không chỉ xuất hiện trong nhóm truyện được xây dựng với kết thúc có hậu mang âm hưởng lạc quan, với niềm tin rằng những con người nhỏ bé nhưng hiền lành, tốt bụng cuối cùng sẽ được hưởng hạnh phúc dài lâu- một điểm rất gần với những câu chuyện cổ có nội dung “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Tiệc xoè vui nhất là câu chuyện về cuộc thi kén rể cho người đẹp Hà

Thị E, tiếp đến là lần lượt những thử thách đối với những người đến cầu hôn, nhân vật chính là chàng Hặc mồ côi vượt qua được thử thách và kết truyện cùng sự đổi đời của nhân vật chính: chàng Hặc lấy được cô con gái xinh đẹp của trưởng bản và sống cuộc đời hạnh phúc.

Chiếc tù và bị bỏ quên mở đầu là sự xuất hiện của chiếc tù và cũ kĩ

không được ai chú ý đến và kết thúc sau khi chiếc tù và cứu được bản làng khỏi nạn sâu phá hoại nay đã được đặt trang trọng ở trên ngai thờ. Truyện

Nàng Sinh bắt đầu bằng câu chuyện về cô gái đáng thương, nghèo khó và kết

thúc như trong truyện cổ khi cô gái bỗng chốc trở nên xinh đẹp, sống cuộc đời sung sướng hạnh phúc.

Mạch thời gian tuyến tính đi từ mở đầu cho đến khi kết thúc truyện còn xuất hiện trong nhóm truyện được xây dựng với kết thúc không có hậu khi nhân vật chính dù tốt hay xấu đều phải nhận lấy cái chết đau đớn cùng những ám ảnh đầy day dứt khôn nguôi.

Truyện Trái tim hổ mở đầu bằng sự xuất hiện cô gái Pùa xinh đẹp

nhưng không may mắn bị liệt hai chân. Tiếp đến một sự việc lạ lùng xảy ra tạo nên điểm thắt nút cho câu chuyện cũng như thử thách cho nhân vật. Đó là sự xuất hiện của con hổ dữ trong bản Hua Tát, có lời đồn rằng trái tim hổ là vị thuốc thần, chữa được mọi thứ bệnh. Mạch truyện phát triển khi: Rất nhiều người đi săn hổ nhưng chỉ có Khó, chàng trai mồ côi, xấu xí giết chết được con hổ nhưng anh cũng phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Câu chuyện kết thúc bằng cái chết của chàng Khó si tình và nàng Pùa tội nghiệp cùng dấu hỏi về trái tim hổ đã mất.

Con thú lớn nhất lại là câu chuyện kể về bi kịch của đôi vợ chồng

người thợ săn già. Truyện Nàng Bua, mở đầu cùng sự xuất hiện của nhân vật chính: nàng Bua thiếu phụ duyên dáng với chín đứa con nhỏ không cha, tiếp đến là một hoàn cảnh khác thường xảy ra: Bua và lũ con trong lúc đi đào rừng tìm thấy một hũ sành đầy vàng, bỗng chốc trở nên giàu có, kết truyện nàng Bua lấy một người thợ săn làm chồng nhưng khi đứa con thứ mười được sinh ra thì nàng Bua cũng qua đời.

Sói trả thù là câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi của đứa bé tên San

trong một gia đình người thợ săn: mạch truyện phát triển từ khi San ra đời đến khi San mười ba tuổi, trong ngày cúng ma, San đã bị chính con chó sói được mang về nuôi cắn chết. Đất quên được diễn tiến theo cuộc hành trình của

nhân vật Lò Văn Pành đến Mường Lưm mua trâu và kết thúc bằng dấu chấm hết cho cuộc đời của nhân vật Pành, ông đã chết vì bị vỡ tim khi không chinh phục được trái tim người đẹp;

Câu chuyện về Sạ là diễn biến lần lượt của những sự kiện xảy ra xung quanh cuộc đời của nhân vật từ khi còn nhỏ cho đến khi qua đời. Nạn dịch kể về cặp vợ chồng Lù và Hếnh. Nạn dịch bất ngờ xảy ra khi Lù đi đánh bạc vắng nhà, lúc thắng bạc về đến nhà thì vợ đã chết vì mắc dịch. Cuối truyện là hình ảnh của ngôi mộ chôn Lù và Hếnh.

Cũng giống với truyện cổ, trong chùm 10 truyện Những ngọn gió Hua Tát, yếu tố thời gian không quá phức tạp. Truyện thường chỉ có một tuyến

thời gian của nhân vật chính. Do vậy, kết cấu các truyện là sự nối tiếp của các sự kiện theo sự vận động nhân quả. Trên trục thời gian ấy, số phận con người được tái hiện qua sự luân chuyển liên tục của các hình thức không gian.

Những ngọn gió Hua Tát gồm mười câu chuyện nhỏ cũng là mười

truyền thuyết được kể lại với những con người đặc biệt và những sự kiện không bình thường còn lưu lại trong ký ức của những người dân bản Hua Tát. Chính chuỗi sự kiện không bình thường ấy đã tạo nên sự kịch phát của hệ số

cảm xúc và làm nền cho mạch diễn biến, phát triển của các truyện. Âm hưởng huyền thoại, cổ tích của tác phẩm từ đó cũng trở nên đậm nét.

Sau đây là bản thống kê những sự kiện không bình thường, những sự kiện mấu chốt trong diễn biến của chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát:

STT Truyện Sự kiện đặc biệt

1 Trái tim hổ Xuất hiện con hổ dữ làm cả vùng kinh hãi.

2 Con thú lớn nhẩt Đột nhiên ở các khu rừng lân cận cây cối húa éo, muông thú bỏ đi, dường như có sự trừng phạt của Then.

3 Nàng Bua Nàng Bua bất ngờ tìm thấy trong rừng chiếc vò cổ đựng toàn tiền vàng, tiền bạc. 4 Tiệc xoè vui nhất Cuộc thi kén rể để kén chồng cho người

đẹp Hà Thị E.

5 Sói trả thù Người thợ săn giết được con sói cái tinh khôn và mang con sói con về nuôi để làm bạn với đứa con duy nhất của mình. 6 Đất quên Ông già Pành tám mươi tuổi bỗng yêu say

đắm cô gái trẻ măng và muốn cưới cô về làm vợ.

7 Chiếc tù và bị bỏ quên Cuộc tấn công của loại sâu đen kỳ lạ làm trụi sạch hết lá cây trong rừng.

8 Sạ Sự xuất hiện của Sạ- kẻ điên rồ, liều lĩnh, khát khao lập nên những sự tích phi thường.

cách không thương tiếc.

10 Nàng Sinh Nàng Sinh bé nhỏ nhấc được hòn đá linh thiêng mà trước đó chưa ai nhấc nổi.

[Bảng 2.1]

Ngoài ra, đi cùng với những sự kiện không bình thường ấy còn có những hiện tượng thiên nhiên bất bình thường xảy ra. Con hổ hung hãn xuất hiện ở bản Hua Tát vào một mùa đông khắc nghiệt chưa từng có, “Trời trở

chứng, cây cối khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng…”. (Trái tim hổ) [62,tr. 198]; lão thợ săn bị trừng phạt lúc cuối năm “Cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt…”.(Con thú lớn nhất) [62,tr. 201] ; Bua tìm được kho báu khi

“Năm ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể”(Nàng Bua) [62,tr. 204] ; cuộc thi kén rể diễn ra lúc trời đại hạn “Tất cả các mó nước đều

đã cạn khô” (Tiệc xoè vui nhất) [62,tr. 208]; Ông lão Pành gặp tình yêu cuối

đời mình giữa một cơn dông dữ dội kèm theo mưa như trút (Đất quên) ; dịch tả ập xuống bản Hua Tát “vào một ngày thời tiết kỳ lạ: vừa nắng chang

chang, vừa mưa như trút”.(Nạn dịch) [62,tr. 219] .

Tất cả các nhân vật, sự kiện trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát đã tạo nên một không khí huyền bí cho tác phẩm, làm cho nó thấm đẫm

sắc màu của truyền thuyết, của cổ tích xa xưa. Tuy nhiên, mục đích của nhà văn không dừng lại ở đó, những truyền thuyết đó chỉ là những ẩn số bí mật để độc giả giải mã những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện tại đối với những con người của hiện tại. Không còn là một kết thúc tốt đẹp với hạnh phúc cho người tốt và sự trừng phạt tất yếu dành cho kẻ ác như truyện cổ, trong số mười truyện, chỉ có ba truyện được xây dựng với kết thúc có hậu:

Tiệc xoè vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh. Bảy truyện còn lại đều

kết thúc bằng cái chết của các nhân vật: Chàng trai Khó giết được con hổ nhưng chính anh cũng bỏ mạng; người thợ săn già trong Con thú lớn nhất do sự nhầm lẫn mà giết chết vợ mình rồi ông ta cũng tự sát; trong Sói trả thù, con sói con lớn lên đã cắn chết đứa con trai duy nhất của người thợ săn, truyện

Đất quên kết thúc bằng cái chết vì một cơn đau tim của ông già Pành khi

không vượt qua được thử thách; kết thúc Nạn dịch là ám ảnh bởi ngôi mộ

chôn Lù và Hếnh “một đụn đất khá cao, trên mọc đầy những cây song, cây

mây gai góc…” [62,tr. 221]…

Qua việc xây dựng kết thúc truyện, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn chuyển một thông điệp đến với độc giả: Kết thúc có hậu chỉ có thể có trong cổ tích. Còn trong cuộc đời thực với đầy rẫy những bất công, ngang trái sẽ không bao giờ có chỗ cho những phép màu kỳ lạ. Nhiều huyền thoại, niềm tin đã không thể trở thành hiện thực. Ở đó, mọi mâu thuẫn, xung đột không giải quyết bằng phép nhiệm màu mà tuân theo quy luật vận hành của vũ trụ, của đời sống xã hội hiện đại. Nhân vật không thể hoà nhập được với cộng đồng hiện hữu, cô đơn, bơ vơ trên hành trình đi tìm những điều kì diệu chỉ có trong cổ tích.

Mô hình cốt truyện kiểu nhân vật đi tìm điều kì diệu cũng xuất hiện trong truyện Con gái thuỷ thần, một truyện ngắn khác được viết theo phong

cách truyện giả cổ tích. Ở đây, cấu trúc cốt truyện không đơn thuần được hình thành thông qua những biến cố do nhân vật tạo ra. Con gái thuỷ thần là một

tổng thể bao gồm ba truyện kể liên tiếp được thống nhất với nhau theo một nhân vật chung: Chương. Mỗi đơn vị truyện kể bao gồm một hệ thống các biến cố trong đó biến cố lớn nhất, thời điểm đánh dấu xung đột gay gắt trong truyện và làm thay đổi cuộc đời nhân vật là sự kiện Chương gặp những cô gái có tên là Phượng – trùng với tên của Mẹ Cả, huyền thoại mà anh đang tìm kiếm. Ba lần gặp cô gái có tên là Phượng là ba lần trong đời anh ta có những thay đổi và dịch chuyển lớn lao. Tuy nhiên những cuộc gặp gỡ chỉ khiến cho anh ta trở nên lạc lõng, lố bịch và đau đớn. Dù là cô Phượng gặp ở lớp kế toán hay cô Phượng con ông trùm xứ đạo- những người có tình cảm với Chương thì thực ra “cũng chỉ là một mảnh của nàng, con gái thuỷ thần” [62,tr. 86].

Trong Con gái thuỷ thần, nhân vật Chương suốt đời đi tìm một nhân

ai, con gái thuỷ thần…Nàng ở đâu, con gái thuỷ thần…?”. Câu hỏi ấy đã

khuấy động và dẫn dắt cả cuộc đời Chương. Hình ảnh Mẹ Cả là một “cổ mẫu” trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam: Mẹ Cả là con của giao long, được sinh ra trong một đêm mưa gió dưới gốc muỗm bên sông…Việc Chương đi tìm Mẹ Cả chính là việc con người sống trong một thế giới bị giải thiêng triệt để đang hoài vọng về những huyền thoại đã mất. Với Chương, hành trình tìm đến với biển và Mẹ Cả thực chất chính là hành trình chạy trốn khỏi kiếp sống mòn mỏi, vô vọng, tẻ nhạt, tầm thường đã đè nặng lên bao thế hệ những người dân quê hiền lành, lam lũ. Kết thúc truyện, nhân vật Chương vẫn trên hành trình không ngừng nghỉ đi về phía biển với một câu hỏi đầy day dứt: “Con gái thuỷ thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để

tôi mượn màu son phấn ra đi”…[62,tr. 96]. Có thể nói hành trình Chương đi

tìm Mẹ Cả thực chất là hành trình của nhân vật đi tìm cái bản nguyên đích thực của cuộc đời mình, đi tìm cái cao cả, tuyệt đích cần hướng đến của cuộc đời mình.

Truyện giả cổ tích với phong cách, màu sắc của huyền thoại, cổ tích xa xưa đã tạo nên một không khí đầy hư ảo cho tác phẩm. Với Nguyễn Huy Thiệp, đó không đơn thuần là một cuộc dạo chơi mà là một “phép thử”, một hành trình tự nhận chân cuộc sống với không ít những đau đớn, chua chát. Thông qua loại truyện này, nhà văn bằng một con đường khác, muốn độc giả đương thời cùng nhau đối diện và suy ngẫm trước những vấn đề nhức nhối, bức thiết đang đặt ra trong cuộc sống của chúng ta.

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)