Truyện cũ viết lại

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 37)

Truyện cũ viết lại có điểm tựa là một truyện dân gian truyền thống (của Việt Nam hay nước ngoài). Trên cơ sở đó, tác giả tự sự đương đại, bằng nhận thức và tình cảm cá nhân sẽ lựa chọn việc đối thoại hoặc đối lập với truyền thống. Trong truyện cũ viết lại xuất hiện những chủ đề rất thời sự: tình yêu và hạnh phúc riêng tư trước những vần xoay của lịch sử, mối quan hệ giữa cá

nhân với cộng đồng, dân tộc, hành trình tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa con người… Nhà văn tiếp cận, khám phá hiện thực, làm cuộc “đối thoại” với người xưa, người nay theo một hướng khác, ở đó những gì diễn ra trong câu chuyện quá khứ chỉ đóng vai trò là nguyên nhân, thậm chí chỉ là nguyên cớ để tác giả viết lại theo quan điểm, nhận thức của con người hiện đại. Nói cách khác, các nhà văn đã sáng tạo lại những truyện cổ dựa trên hệ giá trị mới và đặt chúng vào môi trường văn xuôi đương đại.

Truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp có thể xếp vào kiểu

truyện này. Trương Chi trong truyện cổ là một câu chuyện hay và cảm động. Mị Nương, người con gái với nhan sắc tuyệt trần từ say mê câu hát, tiếng đàn của chàng trai con nhà thuyền chài trên sông đâm ra thương nhớ người hát đến ngã bệnh. Đến khi phụ thân nàng gọi Trương Chi đến thì hoá ra lại là một người với khuôn mặt xấu xí vô cùng. Mị Nương thoát bệnh thì lại đến căn bệnh tương tư của Trương Chi, chàng ra về mà mang theo hình ảnh giai nhân thầm yêu trộm nhớ cho đến lúc chết.

Dựa vào tình tiết về mối tình éo le, sự cam chịu của nhân vật trước thân phận nghèo hèn để xây dựng hình ảnh chàng Trương Chi mới của thời đại. Câu chuyện không còn thơ mộng và trữ tình như trong truyện cổ, không còn là hình ảnh của chàng Trương Chi cam chịu, nhẫn nhục của ngày xưa nữa mà thay vào đó là một con người do bị dồn nén, o ép đến mức phản ứng gay gắt đối với xã hội, sẵn sàng văng tục ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nghiền ngẫm hiện thực dẫu là một hiện thực đã chìm lấp trong lớp trầm tích thời gian, Nguyễn Huy Thiệp đã tái tạo, sáng tạo lại chúng bằng chính những nghiệm suy của mình nhằm đưa tới cho độc giả những vấn đề thiết thân của cuộc sống hôm nay. Tác giả đã lấy truyện cổ rồi thay đổi cả nội dung lẫn hình thức của nó để đề ra một chủ đề tư tưởng mới, những hình tượng văn học mới theo quan điểm của mình. Kết thúc truyện Trương Chi là lời bộc bạch của chính tác giả: “Tôi- người viết truyện ngắn này- căm ghét sâu sắc cái kết thúc

dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác…Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi ở chàng.” [62,tr. 318].

Không phải là lặp lại giản đơn cái cũ, mà các nhà văn đương đại đã sử dụng và cắt nghĩa lại, đổi mới, thậm chí nhiều khi đi ngược lại một số truyền thống cũ. Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, huyền thoại về ông Đùng, bà Đà cũng mang một màu sắc mới. Theo các bộ sưu tập truyện dân gian thì ông Đùng, bà Đà là hai nhân vật huyền thoại gắn với sự sáng tạo vũ trụ của người tiền Việt - Mường, truyện kể dân gian và dấu tích sáng tạo vũ trụ của hai ông bà còn lưu lại khá nhiều ở vùng Hoà Bình. Nhưng trong kí ức của người Cổ Đình thì truyện kể về ông Đùng, bà Đà đã có một hình hài mới, nó không còn là một huyền thoại sáng thế thuần nhất mà là sự pha trộn của các huyền thoại và cả sự giải thiêng huyền thoại theo các lớp thời gian thông qua thái độ của từng thế hệ trong tác phẩm. Trật tự của truyện dân gian truyền thống bị phá vỡ và được sắp đặt trong một trật tự mới, tạo ra một dị bản mới không trung thành với logic của truyện dân gian truyền thống nhằm khắc hoạ diện mạo của cuộc sống hiện tại.

Việc giải huyền thoại thể hiện rõ nét ở chỗ nhân vật huyền thoại bị xua đuổi và bắn chết. Người Cổ Đình kể lại rằng, ông Đùng bà Đà đã bị bắn, bị đuổi ra khỏi lãnh địa của làng trong một cơn cuồng nộ chung với mục đích xoá bỏ hoàn toàn quan niệm truyền thống, cắt rời quá khứ và hiện tại. Nhưng hành vi giải thiêng đó đã để lại vết thương sâu cho cả cộng đồng: sự ra đi của ông Đùng, bà Đà để lại nỗi tiếc thương khôn nguôi, niềm day dứt, dằn vặt cho tất cả: “Từ đó không ai muốn nhắc tới chuyện ông Đùng, bà Đà nữa. Người ta

ân hận chăng? Hối hận chăng? Họ sống thì chẳng ai muốn nhìn. Khi họ chết, lại được xây hai bệ thờ…Có lẽ người ta ăn năn, muốn xoa dịu nỗi căm tức của hai cô hồn.” [34,tr. 658]. Nhân vật huyền thoại được sống trong kí ức

thoại đã được hoá thạch vào các di tích và đâu đó trong niềm vọng tưởng của con người. [1].

Có thể nói, truyện cũ viết lại đã phản ánh một cách chân thực và sinh động nhu cầu “nhận thức lại” của văn học Đổi mới. Những truyện thành công thường tạo ra được một thứ “phản tỉnh” nghệ thuật cho con người thời đại trước một số định kiến, lối mòn, thói quen. Sự tiếp thu sáng tạo truyền thống đã làm phát lộ những hướng mới, khả năng mới trong sáng tạo văn học nhưng vẫn không vượt ra ngoài quy luật của “cái đẹp”, vượt ra ngoài “sự thật” và “nhân bản”.

Một phần của tài liệu Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)