Tiến hành giải quyết bồi thường tổn thất.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình triển khai và một số giải pháp hoàn thiện công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt tại Bảo Minh Quảng Ninh (Trang 29)

Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng quan trọng của bảo hiểm là chức năng phân phối. Quỹ bảo hiểm được hình thành từ việc đóng gíp của nhiều đơn vị và cá nhân sẽ được chi trả cho một số ít người chẳng may gặp phải rủi ro gặp thiệt hại. Bồi thường là nghĩa vụ của người bảo hiểm và nó thực hiện chức năng phân phối của bảo hiểm. Để phát huy được tác dụng của mình, công tác bồi thường phải được thực hiện qua các bước sau:

Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường bao gồm các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Các hoá đơn đóng phí bảo hiểm

- Giấy yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Biên bản giám định của bảo hiểm (hoặc của công ty tính toántt chuyên về bảo hiểm)

- Báo cáo của công an, các biên bản giám định về nguyên nhân và phương án khắc phục, báo cáo về việc theo dõi, giám sát công việc sửa chữa.

- Các chứng từ, hoá đơn cần thiết  Kiểm tra thông tin

Trước khi quyết định xác nhận trách nhiệm bồi thường, nhà bảo hiểm cần kiểm tra lai các thông tin như:

- Kiểm tra lại các hoá đơn chứng từ

- Kiểm tra cách tính toán tổn thất của giám định viên

- Kiểm tra đánh giá của giám định viên về trách nhiệm bảo hiểm, gồm + Điều kiện, điều khoản trong đơn bảo hiểm

+ Nguyên nhân tổn thất + Việc thanh toán phí

+ Vi phạm điều khoản cam kết

+ Nghĩa vụ khai báo tổn thất, cung cấp thông tin

+ Người được bảo hiểm có tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm nào khác không,…

Giới hạn trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm được căn cứ vào: - Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

- Mức giới hạn trách nhiệm đối với bên thứ ba

- Giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do rủi ro bổ sung  Giải quyết khiếu nại

Sau khi xem xét, kiểm tra, cán bộ bồi thường làm tờ trình để lãnh đạo công ty xét duyệt. Nếu tổn thất được xác định không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải trar lời khách hàng bằng văn bản, kèm theo những giải thích thoả đáng. Nếu số tiền bồi thường vượt trên mức phân cấp thì phải gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo công văn đề xuất hướng giải quyết lên cấp trên. Nếu khách hàng được bồi thường, thì nhà bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm kèm theo giải thích cụ thể về cách thức tính toán. Đồng thời đề nghị người được bảo hiểm có văn bản xác nhận đồng ý với số tiền bảo hiểm, cam kết không có khiếu nại gì. Trường hợp có tổn thất do

bên thứ ba gây ra thì đề nghị người được bảo hiểm làm văn bản chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty. Sau khi nhận đựơc đủ văn bản xác nhận của người được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chuyển tiền bồi thường cho người được bảo hiểm. Trương hợp tổn thất lớn, khắc phục kéo dai, nếu khẳng định nguyên nhân tổn thất được bảo hiểm có thể tạm ứng cho khách hàng ( chẳng hạn tối đa không quá 30%)

Hồ sơ bồi thường bao gồm - Tờ trình bồi thường - Biên bản giám định

- Giấy tờ chứng minh giá trị tổn thất

- Xác nhận đã được nhậ tiền bồi thường của khách hang - Các giấy tờ liên quan khác nếu được yêu cầu.

Trên đây là một số nội dung cơ bản của loại bảo hiểm Xây dựng - Lắp đặt. Tuy nhiên khi triển khai ở Việt Nam cần phải xem xét các yếu tố có liên quan để áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể và tránh khỏi sai sót không đáng có.

2. Hợp đồng bảo hiểm Xây dựng - Lắp đặt.

Hợp đồng bảo hiểm Xây dựng - Lắp đặt là sự thoả thuận giữa nhà bảo hỉểm và người được bảo hiểm (thường là chủ đầu tư và các nhà thầu) về các rủi ro trong xây dựng và lắp đặt. Người được bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm. Nhà bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm khi có các rủi ro xảy ra gây tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Hợp đồng bảo hiểm xây dựng - lắp đặt thường bao gồm các nội dung sau:

• Các bên liên quan đến hợp đồng:

- Bên mua bảo hiểm: các thông tin liên quan gồm có: + Tên dự án

+ Đại diện chủ đầu tư (nhà thầu: tên, chức vụ, địa chỉ, điện thoại) + Fax, tài khoản ngân hàng, mã số thuế của nhà đầu tư.

- Bên bảo hiểm:

+ Người đại diện (chức vụ)

+ Tên công ty (địa chỉ, điện thoại, Fax, tài khoản, mã số thuế)

• Các tài liệu của hợp đồng:

+ Giấy yêu cầu bảo hiểm xây dựng. + Giấy yêu cầu bảo hiểm lắp đặt

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm xây dựng + Giấy chứng nhận bảo hiểm lắp đặt + Các sửa đổi bổ sung.

+ Danh mục công trình được bảo hiểm.

• Đối tượng bảo hiểm

+ Bảo hiểm mọi rủi ro, lắp đặt về vật chất. + Trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

• Người được bảo hiểm: + Chủ đầu tư

+ Các nhà thầu.

• Người được nhận tiền bảo hiểm.

• Quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên

• Số tiền bảo hiểm và phương thức trả tiền bảo hiểm.

• Phí bảo hiểm và phương thức thanh toán.

• Thời hạn bảo hiểm

• Giới hạn số tiền bảo hiểm cao nhất nhà bảo hiểm có thể chấp nhận được

- Tổn thất về vật chất:

+ Đối với rủi ro thiên tai, lỗi thiết kế, chế tạo: 1.500 Triệu đồng/vụ. + Đối với rủi ro trong quá trình kiểm tra chạy thử, tổn thất trong giai đoạn bảo hành: 100 triệu đồng/vụ.

- Trách nhiệm đối với người thứ ba: 80 triệu đồng/vụ (chỉ áp dụng cho thiệt hại về tài sản.

• Điều kiện, điều khoản bổ sung.

• Các quy định khác để giải quyết tranh chấp.

• Cam kết chung.

• Chữ ký của các bên có liên quan.

3. Giới thiệu quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Xây dựng - Lắp đặt tại Bảo Minh Quảng Ninh.

Để đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến công tác chào phí, cấp đơn bảo hiểm, đồng thời tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị trong công tác kinh doanh bảo hiểm, thống nhất việc quản lý và xử lý nghiệp vụ giữa công ty và các phòng ban, công ty đã thống nhất việc thực hiện khai thác, giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Xây dựng - Lắp đặt theo quy trình sau.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình triển khai và một số giải pháp hoàn thiện công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt tại Bảo Minh Quảng Ninh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w