Các nhóm nhỏ khác

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 81)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Các nhóm nhỏ khác

Trong tiếng Pháp, ngoài năm nhóm giới từ chính yếu (địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phƣơng hƣớng) chúng tôi vừa đi sâu phân tích đối chiếu với tiếng Việt trên đây thì trong cả tiếng Pháp và tiếng Việt (đặc biệt là trong tiếng Pháp) chúng ta còn có thể thấy có các nhóm nhỏ giới từ khác nhau mà sự

hoạt động của chúng trong lời nói là rất đáng kể và đa dạng nhƣ: giới từ chỉ cách thức, công cụ, chất liệu, sở hữu, tƣơng phản, ngoại trừ, điều kiện, so sánh…

3.2.6a. Giới từ chỉ cách thức

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm các giới từ: de, à, par, en, avec, dans… Khi biểu thị ý nghĩa chỉ cách thức, các giới từ này có vị trí nằm ngay sau động từ và thƣờng không có nghĩa tƣơng đƣơng cụ thể trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng không bắt buộc phải đƣợc dịch khi ta dịch cấu trúc chứa chúng sang tiếng Việt.

Ví dụ: - Parler à haute voix. (Nói lớn tiếng).

- Marcher au pas. (Đi từng bƣớc).

- Manger de bon appétit. (Ăn ngon miệng).

- Vivre dans l’oisiveté. (Sống nhàn rỗi).

- Les troupes enemies se retirèrent dans le plus grand désordre. (Quân địch rút lui hết sức lộn xộn).

- Jean parle avec une rapidité incroyable. (Jean nói nhanh không thể tƣởng tƣợng đƣợc).

Trong tiếng Việt, giới từ chỉ cách thức đƣợc sử dụng phổ biến là hai giới từ với, bằng. Hai giới từ này có cách dùng tƣơng tự nhƣ giới từ chỉ cách thức trong tiếng Pháp.

Ví dụ: - Họ làm việc với tinh thần rất hăng say. - Nó đón chào tôi với nụ cƣời rất tƣơi.

Điều đáng chú ý của nhóm giới từ này trong tiếng Pháp là: một số giới từ khi dịch ra tiếng Việt có thể đƣợc dịch là bằng, với (tƣơng đƣơng với giới từ

trong trong nhóm của tiếng Việt). Nhƣng theo chúng tôi, dùng cụm từ “một cách” thay cho cách dịch là bằng, với là tối ƣu hơn cả.

Ví dụ: - Il agit toujours avec prudence.

(Anh ta luôn luôn hành động một cách thận trọng). - Travailler avec ardeur.

(Làm việc một cách hăng say). - Il rentre avec une grande joie. (Anh ta ra về một cách vui vẻ).

2.3.6b. Nhóm giới từ chỉ công cụ

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm các giới từ: de, à, par, en, avec, au moyen de… Khi biểu thị ý nghĩa chỉ công cụ, các giới từ này thƣờng có nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt là “bằng, bởi”. Các giới từ này luôn đứng trƣớc tên gọi của công cụ đƣợc dùng để thực hiện một hành động.

Ví dụ: - Aller à bicyclette à l’école. (Đi tới trƣờng bằng xe đạp).

- Écrire au crayon. (Viết bằng bút chì).

- La sale est omée de fleurs. (Phòng đƣợc trang trí bằng hoa). - Envoyer une letter par la poste. (Gửi thƣ bằng đƣờng bƣu điện). - Voyager par chemin de fer. (Du lịch bằng đƣờng sắt).

- Aller en train, en beteau, en voiture. (Đi bằng tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô). - Je préfère voyager en avion.

- Ouvrir la porte avec une clé. (Mở cửa bằng cái chìa khoá).

- On parvint sur le toit au moyen d’une échelle. (Ngƣời ta trèo lên mái nhà bằng một chiếc thang).

Trong tiếng Việt, giới từ chỉ công cụ đƣợc sử dụng phổ biến là giới từ

bằng và có cách dùng tƣơng tự nhƣ giới từ chỉ công cụ trong tiếng Pháp. - Tôi đi làm bằng xe máy.

- Chúng tôi sẽ đi du lịch bằng máy bay.

- Con chim bay bằng đôi cánh của nó. [NC, SM, tr.17]

Nhƣ vậy, giới từ chỉ công cụ trong tiếng Pháp khá phong phú, còn trong tiếng Việt, giới từ chỉ công cụ phổ biến chỉ có một giới từ là bằng.

2.3.6c. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về chất liệu

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm có giới từ en. Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “bằng”. En luôn đứng trƣớc danh từ chỉ chất liệu của chủ thể nêu trong chủ ngữ.

Ví dụ: - Cette table est en bois. (Bàn này bằng gỗ).

- Elle a retrouvé se montre en or.

(Cô ta đã tìm thấy chiếc đồng hồ bằng vàng). - Cette maison est en briques.

(Ngôi nhà này bằng gạch).

Trong tiếng Việt, giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về chất liệu gồm có bằng,

từ. Các giới từ này cũng luôn đứng trƣớc danh từ chỉ chất liệu. Ví dụ: - Cái giƣờng này đƣợc làm bằng sắt.

Khác với giới từ en trong tiếng Pháp, giới từ bằng trong tiếng Việt khi kết hợp với một danh từ đi sau tạo thành giới ngữ còn có thể đóng vai trò làm vị ngữ trong câu.

Ví dụ: - Bàn này bằng gỗ. - Chiếc đồng hồ này bằng vàng. - Ngôi nhà này bằng gạch.

- Chiếc ghế trong công viên bằng đá.

Chúng ta vẫn có thể nói: “montre en or” hay “maison en briques”. Nhƣng đây là các cụm từ, không phải một câu nên en or hay en briques không phải là một vị ngữ.

2.3.6d. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ sở hữu

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm các giới từ: de, à. Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “của”. Các giới từ này thƣờng đứng trƣớc danh từ, đại từ đóng vai trò là chủ sở hữu.

Ví dụ: - Ce livre est à Jean. (Quyển sách này của Jean). - C’est un ami à moi.

(Đây là một ngƣời bạn của tôi). - Les plaisirs de l’enfance. (Những niềm vui của tuổi thơ). - Les sens du mot.

(Nghĩa của từ).

Của là nét nghĩa tƣơng đƣơng của giới từ chỉ quan hệ sở hữu trong tiếng Pháp và cũng chính là một giới từ chỉ quan hệ sở hữu trong tiếng Việt. Tƣơng tự giới từ de, à trong tiếng Pháp, giới từ của có vị trí đứng trƣớc danh từ, đại từ có vai trò là chủ sở hữu hoặc thể hiện thuộc tính của đối tƣợng.

- Sách của thƣ viện.

- Bàn tay của em bé thật là xinh.

2.3.6e. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về đối tượng

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm có giới từ: envers, pour, à l’égard de… Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “đối với”. Những giới từ này có ý nghĩa biểu thị quan hệ giữa đối tƣợng và hành động, thƣờng đứng trƣớc danh từ hoặc danh ngữ.

Ví dụ: - Le professeur se montre généreux envers ses élèves. (Thầy giáo tỏ ra độ lƣợng với học sinh của mình).

- Sa letter est pleine de respect envers moi. (Bức thƣ của anh ta đầy kính nể đối với tôi). - Il se passionne pour les mathématiques. (Nó có lòng say mê đối với môn toán học). - La cannière, c’est tout pour lui.

(Sự nghiệp là tất cả đối với anh ta).

- Il faut prendre de sévères sanctions à l’égard des coupables. (Phải có những hình phạt nhiêm khắc đối với kẻ phạm tội).

Trong tiếng Việt, giới từ chỉ quan hệ ý nghĩa về đối tƣợng gồm giới từ

với, đối với. Hai giới từ này có cách dùng tƣơng tự với nhóm giới từ chỉ đối tƣợng trong tiếng Pháp. Cụ thể hơn: Giới từ với thƣờng biểu thị nghĩa đối tƣợng có quan hệ tiếp nhận và sự tồn tại của hành động hƣớng tới; giới từ đối với thƣờng dùng để biểu thị nghĩa liên đới của danh từ tiếp theo sau.

Ví dụ: - Lát nữa, để tôi về bàn với bác trai giúp bác. [NTT, TĐ, tr.148] - Y nghĩ sẵn những câu để đối đáp với cụ Hải Nam. [NC, SM, tr.91] - Tình cảm của Bác đối với quê hƣơng thật sâu nặng.

- Quốc hội đã thông qua chính sách thuế nông nghiệp đối với nông dân. Giới từ đối với còn đƣợc dùng để nhấn mạnh bổ ngữ trong câu.

Ví dụ: - Gia đình đối với tôi có một nghĩa thiêng liêng làm cho tôi yêu thích. [HNP, TT, tr.49] - Mặc dầu vậy, đối với gia đình vợ, Thứ vẫn cố ý không thân mật lắm.

[NC, SM, tr.17] - Tôi đối với truyền thuyết này, nói cho cùng đang hoài nghi lắm.

[HTP, TĐGTHTTV, tr.102]

2.3.6f. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về sự ngoại lệ

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm các giới từ: outre, excepté, en dehors de, à l’exception de, sauf, abstraction faite de, à la réserve de… Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “trừ, trừ ra, ngoại trừ…”

Ví dụ: - Outre le français, il connait l’allemand, le russe et l’englais. (Ngoài tiếng Pháp, anh ấy còn biết tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Anh) - Tout ce livre est écrit en français, à l’exception des explication difficiles. (Toàn bộ cuốn sách đƣợc viết bằng tiếng Pháp, trừ các phần giải thích khó) - J’ai fait tous les exercices, sauf le dernier.

(Tôi đã làm tất cả bài tập, trừ bài cuối cùng).

- Le train circule tous les jours, excepté les jours féries. (Tàu chạy tất cả các ngày, trừ các ngày lễ).

- Vous pouvez courir dans tout le jardin, excepté dans le pépinière. (Các em có thể chạy bất kỳ chỗ nào trong vƣờn, trừ chỗ ƣơm cây). - En dehors du français, j’apprends anglais.

(Ngoài tiếng Pháp, tôi còn học thêm tiếng Anh). - En dehors de vous, personne ne sait où est Paul. (Ngoài anh ra không ai biết Paul đang ở đâu).

- Abstraction faite de certains points faibles, son discourse a été font émouvant.

- Il a vendu tous ses biens, à la réserve d’un maison. (Nó bán mọi của cải của nó, trừ ngôi nhà ra)

Trong tiếng Việt, giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về sự ngoại lệ gồm có hai cặp giới từ trừ ra…, ngoàira

Ví dụ: - Ngoài anh ta ra còn có tôi biết chuyện này nữa. - Trừra thì tôi không còn ngƣời bạn nào ở đây nữa.

2.3.6g. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về sự tương phản

Nhóm này bao gồm các giới từ: contre, malgré, en dépit de, à l’encontre de, à l’opposé de... Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “chống lại, phản đối, bất chấp, trái với…”. Những giới từ này có vị trí khá phong phú trong câu và luôn đứng trƣớc danh từ chỉ chủ đề chính của sự tƣơng phản.

Ví dụ: - Il faut lutter contre les préjugés. (Cần phải chống lại những định kiến). - Je suis contre ce projet.

(Tôi phản đối dự án này).

- À l’encontre du précédent orateur, il dit que… (Trái với diễn giả trƣớc, anh ấy nói rằng…).

- Tous ces évèments vont à l’encontre de ses projets. (Mọi biến cố xảy ra đều trái với các dự kiến của hắn).

- Malgré les conseils de ses parents, il est parti en voyage à l’étranger. (Bất chấp lời khuyên nhủ của cha mẹ, anh ta đã đi du lịch ở nƣớc ngoài). - Il continu à faire du bruit malgré la protestation de ses voisins. (Anh ta tiếp tục làm ồn bất chấp lời phản đối của hàng xóm). - À l’opposé de son frère, il se montre fort amiable envers moi. (Trái với em nó, nó đối với tôi rất thân tình).

- Nous continuons notre recherche scientifique en dépit des difficultés financières.

(Chúng tôi vẫn tiếp tục đề tài nghiên cứu khoa học bất chấp những khó khăn về tài chính).

- En dépit du mauvais temps, l’avion décolle. (Mặc dù thời tiết xấu, máy bay vẫn cất cánh).

Trong tiếng Việt, không có giới từ chuyên biểu thị nét nghĩa tƣơng phản nhƣ trong tiếng Pháp. Thông thƣờng, vai trò biểu thị nét nghĩa chỉ sự phản đối, tƣơng phản trong tiếng Việt thƣờng tập trung ở động từ. Chẳng hạn, những giới từ chỉ sự tƣơng phản nêu trên khi dịch sang tiếng Việt là “chống lại, phản đối, bất chấp…” nhƣng những từ này trong tiếng Việt không có vai trò giới từ mà là có chức năng là động từ. Những động từ này thƣờng đòi hỏi bổ ngữ trực tiếp nhƣ “chống lại ai, phản đối cái gì, bất chấp điều gì…”, không đòi hỏi phải có giới từ đi kèm.

Ví dụ: - Bất chấp nguy hiểm.

- Chống lại ngƣời thi hành công vụ. - Phản đối chiến tranh…

Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, giới từ với trong tiếng Việt cũng có biểu thị nét nghĩa chỉ sự phản đối khi đi với tính từ trái, ngược…

Ví dụ: - Hành động trái với pháp luật. - Nó đi ngƣợc chiều với tôi.

2.3.6h. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa so sánh

Nhóm này trong tiếng Pháp bao gồm các giới từ: en comparaison de, en deça de, par rapport à, vis à vis de… Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “so với”.

Ví dụ: - La terre est très petite par rapport au soleil. (So với mặt trời thì trái đất rất nhỏ bé).

- Elle a fait plus progrès par rapport à l’année dernière. (Cô ấy đã có nhiều tiến bộ hơn so với năm trƣớc).

- Ce n’est rien en comparaison de ce que j’ai fait pour vous. (Điều đó chẳng là gì so với việc tôi làm cho anh).

- Cette depense est bien en deça de ses moyens.

(Khoản chi tiêu này rất thấp so với khả năng của anh ta). - Notre maison est petite vis à vis de la leur.

(Nhà của chúng tôi bé nhỏ hơn so với nhà của họ).

Trong một vài trƣờng hợp, entre (giữa)cũng mang nét nghĩa chỉ sự so sánh. - Il existe une dissymétrie entre les deux partie de sa thèse.

(Có một sự mất cân đối giữa hai thành phần luận án của anh). - Entre lui et moi, il y a de nombreux points communs. (Giữa tôi và anh ấy có rất nhiều điểm chung).

Tuy nhiên, trong tiếng Việt, không có giới từ mang nét nghĩa biểu thị ý nghĩa so sánh. Dù là nét nghĩa tƣơng đƣơng của giới từ chỉ sự so sánh trong tiếng Pháp nhƣng so với trong tiếng Việt lại đóng vai trò là động từ, không phải giới từ.

Ví dụ: - So với bạn thì nó cao hơn. - Chƣa đủ so với yêu cầu.

2.3.6i. Nhóm giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về điều kiện

Nhóm này trong tiếng Pháp gồm các giới từ: à condition de, sauf à… de. Nghĩa tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt là “với điều kiện là”.

Ví dụ: - Tu aurai une nouvelle voiture, mais à condition de réussir à l’examen.

(Con sẽ có cái xe mới với điều kiện là phải thi đỗ trong kỳ thi). - Vous ne serez pas trompé saufà vous de prendre vos précautiens. (Anh sẽ không bị lừa với điều kiện là anh thận trọng).

Trong tiếng Việt, không có giới từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ về điều kiện nhƣ trong tiếng Pháp. Nghĩa tƣơng đƣơng “với điều kiện là” trong tiếng Việt đóng vai trò là cụm từ, không phải giới từ.

Không phải không có lý do khi chúng tôi tiến hành phân chia giới từ thành một số nhóm nhỏ mà trong nhóm đó chỉ có giới từ tiếng Pháp, không có giới từ tiếng Việt. Mục đích chính của việc này để chúng ta nhận thấy rõ sự phong phú về số lƣợng, đa dạng trong cách dùng cũng nhƣ khả năng biểu thị ý nghĩa của giới từ tiếng Pháp.

Kết quả phân tích, đối chiếu giới từ giữa hai ngôn ngữ về đặc điểm ngữ nghĩa cho thấy giữa chúng có nhiều đặc điểm giống nhau nhƣng cũng không ít đặc điểm khác nhau.

Trong tiếng Việt và tiếng Pháp đều có những giới từ có chức năng biểu thị nhiều ý nghĩa quan hệ khác nhau trong cấu trúc (thuộc nhiều nhóm) nhƣ

de, à trong tiếng Pháp (biểu thị ý nghĩa quan hệ về địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích…); từ, tại trong tiếng Việt (biểu thị ý nghĩa quan hệ về địa điểm, thời gian, nguyên nhân). Căn cứ vào ý nghĩa quan hệ do từng giới từ biểu thị, các giới từ trong hai ngôn ngữ đều đƣợc phân chia thành nhiều nhóm khác nhau: nhóm giới từ biểu thị ý nghĩa quan hệ về nguyên nhân, mục đích, địa điểm, thời gian, phƣơng hƣớng, công cụ, chất liệu…

Tuy nhiên, với số lƣợng lớn hơn nên giới từ trong tiếng Pháp hoạt động trong câu cũng nhƣ biểu thị những ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu rất phong phú, đa dạng. Xuất phát từ đặc điểm về cấu tạo (đã nêu trong chƣơng 2), các giới từ kép trong tiếng Pháp đều mang một hoặc hai nét nghĩa cụ thể do danh từ tham gia cấu tạo quy định nên chúng thƣờng đƣợc dùng trong một số cấu trúc nhất định. Ngoài ra, nhờ đặc điểm này mà các giới từ trong tiếng Pháp biểu thị nhiều ý nghĩa quan hệ hơn các giới từ trong tiếng Việt, đƣợc phân chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Điều này thể hiện ở chỗ có những nhóm chỉ có giới từ tiếng Pháp, không có giới từ tiếng Việt (nhóm giới từ biểu thị ý nghĩa quan hệ về điều kiện, so sánh, tƣơng phản…). Những giới từ tiếng Pháp trong những nhóm này khi dịch sang tiếng Việt thì những nét

nghĩa đó không còn là giới từ mà đóng vai trò là các từ loại khác nhƣ: par rapport à (giới từ) ~ so với (động từ), à condition de (giới từ) ~ với điều kiện (cụm từ), contre (giới từ) ~ chống lại, phản đối (động từ)…

Một số giới từ trong tiếng Pháp thƣờng đƣợc dùng trong những cụm từ cố định, và khi dịch cụm từ đó sang tiếng Pháp thì giới từ đó không đƣợc dịch.

Ví dụ: - Deux à deux (từng đôi một). - vendre au détail (bán lẻ).

- rien de nouveau (không có gì mới). - par exemple (ví dụ).

- pour toujours (mãi mãi)…

Trong tiếng Việt, có những giới từ vừa có chức năng là giới từ, vừa có chức năng là liên từ hoặc động từ… nhƣ vì, ở.

Ví dụ: - đóng vai trò là giới từ: Ả tái mét mặt giận.

đóng vai trò là liên từ: giận nên ả tái mét mặt.

- đóng vai trò là giới từ: Đứa trẻ đang chơi ngoài sân.

đóng vai trò là động từ: Nó đang trƣờng.

Tóm lại, trong cả hai ngôn ngữ Việt và Pháp, ngoài chức năng nối các thành phần trong cụm từ, trong câu, giới từ còn có khả năng thể hiện và khu biệt các mối quan hệ về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, chất liệu, phƣơng tiện, cách thức… Đặc biệt, giới từ trong cả hai ngôn ngữ tạo ra khả năng mở rộng thành phần câu, làm cho câu văn mềm mại, uyển chuyển hơn.

Trên đây chúng tôi đã đề cập đến một số nét cơ bản về đặc điểm ngữ nghĩa của giới từ trong tiếng Pháp, trên cơ sở đối chiếu với tiếng Việt. Từ những nghiên cứu chƣa thật đầy đủ trong chƣơng này, chúng tôi có thể khẳng định lại rằng: Giới từ trong tiếng Pháp và tiếng Việt ít nhiều đều có ý nghĩa từ

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)