Những đặc điểm khác nhau

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 47)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Những đặc điểm khác nhau

Khác với giới từ tiếng Việt, giới từ tiếng Pháp có thể đứng trƣớc một phó từ, tính từ.

Ví dụ: - Elle part pour toujours. (Cô ta ra đi mãi mãi).

- Rien de nouveau. (Chẳng có gì mới).

Trong tiếng Pháp, giới từ thƣờng xuyên xuất hiện ở vị trí giữa hai động từ. Có hai giới từ đƣợc sử dụng phổ biến là de, à.

Ví dụ: - Ma soeur apprend à lire. (Em tôi học đọc).

- Je commence à faire mes excercies. (Tôi bắt đầu làm bài tập).

- Je rêve de devenir acteur.

(Tôi ƣớc mơ trở thành diễn viên). - Je continue de travailler.

- J’accepte de partir. (Tôi đồng ý xuất phát)…

Trong tiếng Việt, ta cũng có thể gặp trƣờng hợp giới từ đứng giữa hai động từ nhƣng rất hiếm, ta thƣờng chỉ gặp giới từ để ở vị trí này.

Ví dụ: - Làm việc để có tiền nuôi gia đình. - Học để nâng cao kiến thức.

- Tập luyện để có sức khoẻ tốt.

Thông thƣờng, trong tiếng Việt, khi để nằm giữa cấu trúc, nếu đi sau để

là một động từ thì trƣớc để sẽ là một danh từ làm bổ ngữ cho động từ đi trƣớc danh từ ấy.

Ví dụ: - Tiết kiệm tiền để đi du lịch một chuyến.

- Chúng ta học ngoại ngữ để giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài. - Biết nhờ ai để chuyển bức thƣ này cho kịp.

Về sự lặp lại của giới từ, trong tiếng Pháp, giới từ de, à, en bắt buộc phải đƣợc lặp lại trƣớc mỗi một bổ ngữ (không đƣợc coi nhƣ một cụm từ), trong tiếng Việt có thể lƣợc bỏ:

Ví dụ: - J’ai écrit à mon père et à ma soeur. (Tôi đã viết thƣ cho bố tôi và (cho) chị tôi). - Il parle de vous et de moi.

(Anh ta nói về cậu và (về) mình).

- Vous pouvez payer en espèces et en nature.

(Ông có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc (bằng) hiện vật).

Còn nếu các bổ ngữ đƣợc coi nhƣ một cụm từ, hoặc biểu đạt một ý chung thì không lặp lại.

Ví dụ: - Un cours d’histoire géographie. (Một giáo trình sử địa).

(Sở thuỷ lâm).

- Il se mit à aller et venir. (Anh ta đi đi lại lại).

Những phân tích trên đây cho thấy giới từ tiếng Pháp và tiếng Việt đều đứng trƣớc thành phần phụ. Tuy nhiên, vị trí giới từ nằm giữa hai động từ rất phổ biến trong tiếng Pháp, nhƣng trong tiếng Việt lại rất hiếm gặp.

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 47)