6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Căn cứ đối chiếu
Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ, có nhiều quan điểm, nhiều trƣờng phái, khuynh hƣớng khác nhau và thậm chí trái chiều nhau trong việc xác định ý nghĩa của từ loại giới từ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng giới từ hoàn toàn không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ thuần tuý biểu đạt quan hệ ngữ pháp giữa các từ, cụm từ và câu.
Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Bản thân giới từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp” [46, tr.30]
Hữu Quỳnh khẳng định: “Quan hệ từ không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp” [39, tr.162]
Tuy nhiên, có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng giới từ không chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà còn có cả ý nghĩa từ vựng.
Tác giả Nguyễn Anh Quế có những phân tích tƣơng đối logic nhƣ sau: “Hƣ từ nằm trong vốn từ vựng thì nhất thiết hƣ từ phải có một ý nghĩa nhất định. Đối với tiếng Việt nói riêng, các ngôn ngữ phân tích tính nói chung, tuyệt đại bộ phận hƣ từ bắt nguồn từ thực từ, vì vậy nếu chỉ nói rằng hƣ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực thì sẽ không phản ánh đƣợc gì diện mạo chung của hƣ từ… Có lẽ cách nói hƣ từ là những từ có ý nghĩa từ vựng mờ nhạt là tƣơng đối thoả đáng”.
Cùng quan điểm với Nguyễn Anh Quế khi cho rằng “tuyệt đại bộ phận hƣ từ bắt nguồn từ thực từ”, tác giả Vũ Văn Thi cũng khẳng định: “Hầu hết các giới từ tiếng Việt đều do thực từ hƣ hoá chuyển thành”. Nhƣ vậy, nếu sự hƣ hoá này chƣa phải triệt để thì giới từ vẫn ít nghiều còn ý nghĩa từ vựng. Nhận xét này không phải là kết quả của một phép suy luận giản đơn.
Trên đây là hai quan điểm không tƣơng đồng trong việc xác định ý nghĩa từ vựng của hƣ từ. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều này không ảnh hƣởng đến công việc đối chiếu của chúng tôi, vì khi xem xét nghĩa của một giới từ, bao giờ chúng tôi cũng xem xét chúng trong nhiều cấu trúc khác nhau nhƣ ngữ, mệnh đề, câu.