Những đặc điểm giống nhau

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 46)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Những đặc điểm giống nhau

Trong tiếng Việt và tiếng Pháp, giới từ nói chung bao giờ cũng đứng ngay trƣớc danh từ hay đại từ hoặc một từ, một ngữ tƣơng đƣơng mà nó chi phối. Ví dụ: - Tôi sống Hà Nội.

- Hƣơng thƣờng đi cùng anh ta vào cuối tuần. - Cậu ấy đến đây từ sáng hôm qua.

- Elle m’a téléphoné depuis Paris. (Chị ấy gọi điện cho tôi từ Paris). - Tu viens chez moi, ce soir! (Cậu đến nhà mình tối nay nhé). - Il viendra dans trois jours.

(Anh ta sẽ đến trong ba ngày nữa).

Giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Pháp có thể đứng ở đầu câu trong cấu trúc giới ngữ làm trạng ngữ.

Ví dụ: - Sau buổi học này, chúng ta sẽ đi cắm trại.

- Về kinh tế, nƣớc ta đƣợc dự báo là có nhiều triển vọng trong năm tới. - Với tôi, tất cả nhƣ vô nghĩa (Xuân Diệu).

- Avant la révolution, le peuple vivait dans l’esclavage. (Trƣớc cách mạng, nhân dân sống trong cảnh nô lệ). - Avec le temps, il oubliera ses jour sombres.

(Với thời gian, anh ta sẽ quên đi những ngày đen tối của mình). - Malgré son âge, notre professeur travaille toujours avec ardeur. (Mặc dù có tuổi, thầy giáo chúng tôi vẫn làm việc nhiệt tình).

Giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp đều có thể đứng cuối câu trong mệnh đề phụ định ngữ.

- Lúc nãy chị Tý đã bảo đứa nào ăn “vèn” của thầy, chị ấy không chơi với. [NTT, TĐ, tr.94] - Đến trƣớc cửa nhà Hải Nam, y vẫn không ngừng lại, chỉ nhìn vào.

[NC, SM, tr.91] - Chàng đi cho thiếp đi cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam. (Ca dao) - N’allez pas jusqu’à la gare, arrêtez-vous avant. (Đừng đi tới tận nhà ga, anh phải dừng lại trƣớc đó).

Tuy nhiên, trong tiếng Pháp, giới từ đứng cuối câu không đƣợc sử dụng linh hoạt và phổ biến nhƣ giới từ trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)