6. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Giới từ chỉ nguyên nhân
Tiêu biểu cho nhóm giới từ tiếng Pháp chỉ nguyên nhân là các giới từ: par
(bởi, do, nhờ), vu (do), à cause de (vì, do), en raison de (vì lẽ, vì lý do), grâce à
(nhờ ở), des suites de (do, vì), à force de (vì), à la faveur de (nhờ), de peur de
(vì sợ), attendu (do bởi, xét vì), moyenant (nhờ có)… Nhƣ vậy, các giới từ chỉ nguyên nhân trong tiếng Pháp khi dịch sang tiếng Việt thƣờng chỉ có một số từ tƣơng đƣơng: vì, do, bởi, nhờ… Còn trong tiếng Việt, các giới từ chỉ nguyên nhân gồm có: vì, do, bởi, tại, bởi vì, nhờ.
Ngƣời Pháp thƣờng dùng các giới từ chỉ nguyên nhân để diễn tả nguyên nhân xảy ra sự việc.
Ví dụ: - Il a connu la vie ses paysans des suites d’une visite à la campagne. (Nó đã biết cuộc sống của những ngƣời nông dân do đi tham quan ở nông thôn).
- Se render malade à force d’étudiant. (Ốm vì học).
- À la faveur de la nuit, il est sauvé. (Nhờ đêm tối mà anh ấy đƣợc cứu thoát).
- Attendu la situation internationnale, les chefs d’état se réuniront la semaine prochaine.
(Do tình hình quốc tế khẩn thiết, các nguyên thủ quốc gia sẽ họp vào tuần sau).
- J’ai appris cette nouvelle par mes amis. (Tôi biết đƣợc tin này nhờ các bạn tôi). - Elle est affailie par maladie.
(Cô ấy yếu đi do bệnh tật).
- M.Lebeau n’ose pas entreprendre un tel travail de peur de l’échec. (Ông Lebeau không dám tiến hành một công việc nhƣ vậy vì sợ thất bại). - Il a réussi à l’examen moyenant des efforts continues.
(Anh ta đã thi đỗ nhờ có sự cố gắng liên tục).
Có những giới từ, chức năng chính không phải dùng để chỉ nguyên nhân nhƣng trong một số trƣờng hợp có mang nét nghĩa chỉ nguyên nhân. Trƣờng hợp của à,pour (để, cho…) là một ví dụ.
Ví dụ: - Il est puni pour sa pareses. (Nó bị phạt vì lƣời).
- On l’a félicité pour ses résultats universitaires.
(Ngƣời ta khen ngợi nó vì thành tích trong học tập ở đại học). - À vouloir tout faire, il finit par ne rien réussir.
(Do cái gì cũng muốn làm nên kết cục anh ta chẳng thành công cái gì cả). Ngoài ra, các giới từ chỉ nguyên nhân trong tiếng Pháp còn có sự khác biệt trong cách sử dụng khi phân biệt nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt hay xấu. Đây cũng chính là một đặc điểm của nhóm giới từ chỉ nguyên nhân trong tiếng Việt. Giới từ grâce à trong tiếng Pháp và giới từ nhờ trong tiếng Việt sẽ thể hiện rõ điều này.
Ví dụ: - Grâce à vos conseils, j’ai trouvé la solution optimale.
(Nhờ những lời khuyên của anh, tôi đã tìm thấy các giải pháp tối ƣu). - Nhờ sự tích cực giảng dạy của thầy giáo, kết quả học tập của tôi rất tốt.
Điểm nổi bật của nhóm giới từ chỉ nguyên nhân trong tiếng Việt so với tiếng Pháp là có sự phân biệt khá rõ nét về vai trò và ý nghĩa biểu thị của các giới từ trong nhóm. Giới từ vì, bởi, do thƣờng biểu thị nguyên nhân mà kết quả dẫn đến có thể là tốt hay xấu. Trong những trƣờng hợp này, giới từ chỉ nguyên nhân thƣờng đứng trƣớc danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: - Nó bị điểm kém vì lƣời học.
- Bỏ học tháng năm và bỏ luôn kỳ thi vì bệnh tê phù và bệnh đau tim. [NC, SM, tr.17] - Chƣơng trình này đƣợc tài trợ bởi quỹ Khuyến học.
Còn giới từ tại lại thƣờng đƣợc dùng để chỉ nguyên nhân dẫn đến một kết quả không mấy tốt đẹp cho chủ thể hành động.
Ví dụ: - Con hƣ tại mẹ, cháu hƣ tại bà. (Tục ngữ) - Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên. (Tục ngữ)
Không thể nói: Anh ấy giàu lên nhanh chóng tại chăm làm.
Giới từ nhờ hoàn toàn đối lập với tại trong việc thể hiện kết quả của nguyên nhân. Giới từ nhờ đƣợc dùng trong câu để chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp.
Ví dụ: - Tôi có đƣợc thành công nhƣ hôm nay là nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của anh.
- Nhờ có chính sách ruộng đất đúng, nông dân hăng hái sản xuất.
[HTP, TĐGTHTTV, tr.188] - Anh ấy giàu lên nhanh chóng nhờ chăm làm.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể nhận xét rằng:
a. Tiếng Pháp sử dụng khá phong phú các giới từ để biểu thị nguyên nhân (cả những giới từ vốn không có chức năng chỉ nguyên nhân nhƣ à,
pour), còn giới từ chỉ nguyên nhân trong tiếng Việt thì đƣợc xác định rất cụ thể và rõ ràng với chức năng chuyên biệt.
b. Trong tiếng Pháp, khi sử dụng giới từ chỉ nguyên nhân, ngƣời ta thƣờng chú trọng đến sự phân biệt các nguyên nhân (nguyên nhân do đâu? vật chất hay tâm lý?) Còn trong tiếng Việt, ngƣời Việt lại chú trọng tới nguyên nhân dẫn đến kết quả nhƣ thế nào, quả tốt, xấu hay trung hoà?