6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Cấu tạo của giới từ trong tiếng Việt
Về mặt cấu tạo của giới từ trong tiếng Việt hiện đại, trong các công trình nghiên cứu của mình, hầu hết các tác giả đều chỉ đề cập đến một loại giới từ là giới từ đơn. Riêng có tác giả Nguyễn Thái Hòa đề cập đến cặp giới từ khi nói đến các giới từ đi cùng nhau nhƣ: từ… đến…, từ… tới… Liệu trong tiếng Việt có giới từ kép hay không?
Nói đến vấn đề đƣợc gọi là giới từ kép trong tiếng Việt, hầu nhƣ các nhà Việt ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại của chúng trong tiếng Việt hiện đại, nhƣng ít ai đề cập đến việc phân biệt cũng nhƣ đề xuất ra các tiêu chí để phân loại giới từ đơn và giới từ kép trong tiếng Việt. Nói chung, các nhà nghiên cứu chỉ chủ yếu quan tâm đến các khả năng kết hợp, sự hoạt động của giới từ trong lời nói, mà chƣa tập trung nghiên cứu nhiều đến bình diện cấu tạo của giới từ tiếng Việt.
Tác giả đầu tiên sử dụng khái niệm giới từ kép và đƣa ra tiêu chí nhận diện, các kiểu kết hợp tạo thành giới từ kép là Nguyễn Cảnh Hoa trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt”. Nguyễn Cảnh Hoa cho rằng, giới từ kép trong tiếng Việt không nhiều và ranh giới giữa giới từ đơn và giới từ kép không rõ ràng. Giới từ kép có thể đƣợc dùng trong cùng một ngữ cảnh nhƣ giới từ đơn. Xét về mặt ý nghĩa thì trong nhiều trƣờng hợp, cả hai loại đều có cùng một ý nghĩa.
Ví dụ: ở trong nhà trong nhà
ở ngoài vƣờn ngoài vƣờn
về đến nhà về nhà
cho đến tối đến tối
ra tới đầu làng ra đầu làng
Dƣới đây là danh sách thống kê những giới từ đơn thông dụng trong tiếng Việt và một số ý nghĩa chính mà chúng biểu thị:
1. Bằng: Biểu thị quan hệ ý nghĩa về chất liệu trong danh ngữ; biểu thị phƣơng tiện, phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức của hành động.
Ví dụ: - Cái bàn bằng gỗ lim này nặng quá.
- Ngày mai chúng tôi sẽ đi Sài gòn bằng máy bay. - Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
2. Bởi: Biểu thị ý nghĩa nguyên nhân, lý do của sự việc đƣợc nói đến. Bởi
có chức năng giống nhƣ vì. Trong một số trƣờng hợp có thể thay vì bằng bởi. Ví dụ: - Chƣơng trình này đƣợc tài trợ bởi Clear.
- Lớp học đƣợc xây dựng bởi lòng từ thiện của nhiều ngƣời. - Nó không dám ra tay giết đứa bé bởi tình ngƣời giữ lại.
3. Cho: Biểu thị ý nghĩa tiếp nhận của đối tƣợng, mục đích của hành động. Cho còn dùng trong lời yêu cầu, đề nghị, hoặc dùng trƣớc nhóm từ chỉ đối tƣợng.
Ví dụ: - Cô ấy mới gửi cho tôi một bức thƣ. - Thầy giáo giảng bài cho sinh viên.
- Tôi nhờ anh ấy mua cho tôi một ít thực phẩm.
4. Của: Biểu thị quan hệ về ý nghĩa sở thuộc, sở hữu, mối quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể. Ngoài ra, của còn biểu thị quan hệ về xuất xứ, nguồn gốc; chỉ đối tƣợng mà vật hƣớng tới; chỉ mối quan hệ giữa một vật và ngƣời tạo ra nó.
Ví dụ: - Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. - Tôi hay mƣợn sách của thƣ viện.
- Sữa của ngƣời già.
- Đề tài khoa học của anh ấy đƣợc đánh giá cao.
5. Cùng: Biểu thị ý nghĩa liên đới của đối tƣợng với chủ thể; nghĩa đồng thời của hành động; biểu thị phẩm chất chung của nhiều chủ thể. Cùng còn đƣợc dùng ở cuối câu để biểu thị ý nghĩa đề nghị, cầu mong, kêu gọi và nhấn mạnh động từ ở phía trƣớc.
Ví dụ: - Chuyện này tôi chỉ nói cùng anh thôi đấy. - Ba sinh viên ấy cùng học một thầy.
- Anh em cốt nhục đồng bào.
Vợ chồng cùng nghĩa lẽ nào chẳng thƣơng. (Ca dao) - Anh ấy đi chơi cùng vợ và con.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng,
Ngƣời trong một nƣớc phải thƣơng nhau cùng. (Ca dao)
6. Do: Biểu thị ý nghĩa quan hệ về nơi xuất phát, nguyên nhân thực hiện hành động.
Ví dụ: - Tất cả cơ sự này đều do anh. [CL,GKTTB, tr.91] - Chiếc xe này bị hỏng nặng do tai nạn.
- Cuộc khởi nghĩa do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo đã thành công vang dội.
7. Dưới: Biểu thị ý nghĩa về phƣơng hƣớng, chỉ sự tồn tại ở thế thấp hơn trong tƣơng quan với thế cao hơn và thƣờng đƣợc đặt sau những động từ chỉ sự hoạt động, di chuyển. Dưới còn kết hợp với danh từ tạo thành kết cấu giới ngữ làm chức năng trạng ngữ chỉ trạng thái, điều kiện.
Ví dụ: - Con mèo nằm dưới gầm bàn. - Cá sống dưới nƣớc.
- Nó đi dưới mƣa.
- Dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ, toàn dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi.
8. Đặng: Đƣợc dùng để nối kết thành phần chỉ mục đích với vị từ.
Đặng biểu hiện mục đích nhƣ để nhƣng chỉ mục đích xa hơn. Giới từ này hiện nay không còn đƣợc dùng phổ biến.
Ví dụ: - Mở rộng mạng lƣới trƣờng tƣ thục để thu hút nhiều học sinh;
đặng góp phần vào công cuộc phổ cập cấp 1, tiến đến phổ cập cấp 2. [HTP,TĐGTHTTV, tr.93] - Thi đua sản xuất đặng cho dân giàu nƣớc mạnh.
- Con phải cố gắng học cho giỏi đặng sau này có thể tự mình kiếm sống đƣợc.
9. Để: Biểu thị ý nghĩa mục đích, chức năng, công dụng của sự vật, sự việc. Để còn đƣợc đặt đầu câu biểu thị ý nghĩa cầu khiến, làm bổ đề cho lời nói.
Ví dụ: - Tôi đến Việt Nam để học tiếng Việt. - Phòng này để tiếp khách.
- Nuôi mèo để (cho) nó bắt chuột.
- Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải tìm hiểu sự thật.
10. Đến: Biểu thị ý nghĩa phƣơng hƣớng của hành động tới một địa điểm, một đối tƣợng, một thời điểm, một sự kiện nào đó.
Ví dụ: - Tôi đi đến trƣờng.
- Chúng tôi quan tâm đến vấn đề chất lƣợng đào tạo. - Chuyện ấy không liên quan đến tôi.
- Họ nói chuyện với nhau đến khuya.
11. Đối với: Biểu hiện nghĩa liên đới của danh từ tiếp theo sau hoặc nhấn mạnh bổ ngữ với tƣ cách đối tƣợng liên đới. Đƣợc dùng với ý nghĩa khoanh vùng, định rõ phạm vi đối tƣợng chịu sự chi phối, ảnh hƣởng của sự tình.
Ví dụ: - Các nhà khoa học luôn hoài nghi đối với mọi kết quả. - Sách này chỉ có tác dụng đối với ngƣời học ngoại ngữ. - Đối với anh, vấn đề này không quan trọng mấy.
- Cái chết của Quang Trung đối với lịch sử dân tộc, đối với khoa học là một tổn thất không nhỏ. [HTP, TĐGTHTTV, tr.103]
12. Giữa: Biểu thị mối quan hệ của một thời điểm, khoảng không gian cách đều hai mặt hoặc xung quanh; sự lựa chọn giữa hai đối tƣợng; khoảng cách trung gian…
Ví dụ: - Họ đứng nói chuyện giữa sân trƣờng.
- Trong chiến tranh, nhiều khi chúng ta phải lựa chọn rất nhanh giữa sự sống và cái chết.
- Giữa đƣờng đứt gánh tƣơng tƣ
Tơ loan chắp mối duyên thừa mặc em. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) - Thị xã Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam nằm giữa chiều dài đất nƣớc.
13. Hòng: Biểu thị ý nghĩa mục đích của đối tƣợng nhằm đem lại lợi ích cho mình. Trong nhiều trƣờng hợp, hòng có nghĩa nhƣ để nhƣng mang sắc thái xấu.
Ví dụ: - Tên giết ngƣời tạo hiện trƣờng giả hòng đánh lạc hƣớng công an. - Hòng đạt đƣợc ý đồ đen tối, hắn đã không từ một thủ đoạn nào.
- Bọn ngƣời xấu thƣờng nấp dƣới vỏ bọc lƣơng thiện hòng che mắt quần chúng.
14. Lại: Thƣờng đi với động từ chỉ ý nghĩa hoạt động, di chuyển trong không gian biểu thị hƣớng của hành động.
Ví dụ: - Giờ thì thay bậc đổi ngôi,
Dám xin gửi lại một lời cho minh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) - Đám thanh niên chạy lại chỗ đứa bé đang khóc.
- Quay lại nơi xuất phát.
15. Lên: Biểu thị ý nghĩa phƣơng hƣớng đạt đến một điểm nào đó của sự vận động tính từ vị trí ngƣời nói. Hƣớng ở đây đƣợc hiểu là sự vận động từ thấp lên cao hay ra phía trƣớc.
Ví dụ: - Trèo lên cây bƣởi hái hoa,
Bƣớc xuống vƣờn cà hái nụ tầm xuân. (Ca dao) - Y không cất đầu lên đƣợc. [NC, SM, tr.36] - Các chiến sĩ lao lên phía trƣớc.
16. Ngoài: Biểu thị vị trí không gian trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa hai vị trí ở hai vùng không gian rộng - hẹp, lấy điểm gốc từ ngƣời nói đối với điểm gốc của vị trí hƣớng đến. Ngoài còn chỉ mức độ quá giới hạn về thời gian, chỉ sự vƣợt ra khỏi một giới hạn có biên độ nào đó.
Ví dụ: - Bố tôi đang làm ngoài vƣờn. - Nó ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ. - Có mới thì nới cũ ra.
Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân. (Ca dao) - Nƣớc tràn ra ngoài chậu.
- Bà tôi năm nay ngoài 80 tuổi mà vẫn còn khoẻ.
17. Nhằm: Biểu thị ý nghĩa mục đích của hành động hƣớng tới, có ý nghĩa nhƣ để.
Ví dụ: - Chúng tôi cùng nhau cố gắng nhằm đạt đƣợc mục đích của mình. - Chúng ta góp ý cho nhau nhằm giúp nhau tiến bộ.
- Các nhà sản xuất hạ giá sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh.
18. Nhờ: Biểu thị ý nghĩa nguyên nhân và kết quả từ nguyên nhân đó. Ví dụ: - Tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ này nhờ có sự giúp đỡ của anh. - Các cháu mẫu giáo ngoan ngoãn nhờ công dạy dỗ của các cô giáo. - Nƣớc Việt Nam có sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không là nhờ vào công học tập của các cháu. (Hồ Chí Minh)
19. Nơi: Biểu thị ý nghĩa nơi chốn, địa điểm trong không gian. Trong nhiều trƣờng hợp, nơi có nghĩa nhƣ ở.
- Ngƣời cán bộ phải học tập nơi quần chúng công – nông, để từ đó nghĩ đúng và làm đúng với lòng dân. [HTP, TĐGTHTTV, tr.198]
- Dầu ngƣợc xuôi nơi nào trên trái đất Tấm lòng em son sắc mãi nơi anh. (Ca dao)
20. Ở: Biểu thị ý nghĩa vị trí, địa điểm xảy ra hoặc xuất phát của hành động. Ví dụ: - Chúng tôi gặp nhau lần đầu ở ký túc xá Mễ Trì.
- Mẹ trồng rau ở ngoài vƣờn.
- Công trình này đang tiến hành ở giai đoạn nƣớc rút.
- Chúng ta phải tin ở (vào) lớp trẻ ngày nay. Họ nhiều tài năng lắm.
21. Qua: Biểu thị ý nghĩa phƣơng hƣớng của hành động di chuyển theo chiều ngang từ phía này sang phía kia; thời gian đã trôi qua so với thời điểm nói; ý nghĩa phƣơng tiện nhƣ bằng, nhờ.
Ví dụ: - Trên đƣờng về chị ấy ghé qua lớp mẫu giáo để đón con. - Chiếc ô tô đang chạy qua cầu.
- Tôi quen cô ấy qua mấy lần gặp nhau ở cổng trƣờng. - Một tháng qua tôi chẳng làm đƣợc gì cả.
- Chúng ta có thể nói chuyện với nhau qua điện thoại cũng đƣợc.
22. Quanh: Biểu thị ý nghĩa phƣơng hƣớng của hành động làm thành nhƣ một vòng tròn bao quanh phía ngoài.
Ví dụ: - Anh ấy nhìn quanh nhà xem có gì khác lạ không. - Các vận động viên đang chạy quanh sân vận động. - Họ đi quanh đâu đây thôi.
23. Ra: Biểu thị hƣớng của hành động ngƣợc với “vàơ”; hƣớng từ trong ra ngoài, từ hẹp đến rộng, từ chƣa biết đến biết.
Ví dụ: - Chiều nay tôi sẽ đi ra phố.
- Từ phía chân trời hiện ra một đám mây màu xám. - Tôi nhìn ra biển thấy biển rộng mênh mông.
24. Sang: Biểu thị hƣớng của hành động, từ điểm này đến một điểm đối diện trong không gian; khoảng thời gian tiếp theo với thời gian hiện tại hoặc đang nói; chỉ hƣớng hoạt động nhằm về phía khác, đối tƣợng khác.
Ví dụ: - Ông ấy bay sang Mỹ để dự một cuộc hội thảo khoa học. - Hai nhà đối diện có thể nhìn sang nhau đƣợc.
- Hết năm này sang năm khác, vợ chồng đầu tắt mặt tối. [NTT, TĐ, tr.95] - Nó có thể trõ sang trƣờng mà chửi. [NC, SM, tr.19]
25. Sau: Biểu thị phƣơng hƣớng, sự đối lập về thứ tự vị trí không gian; thời điểm tiếp theo một thời điểm đã xác định.
Ví dụ: - Nhà anh ấy ở khuất sau quả đồi này. - Trƣớc mặt là biển, sau là núi.
- Nó nhìn trƣớc, nhìn sau không thấy một bóng ngƣời. - Sau giờ làm việc, các anh ấy rủ nhau đi chơi thể thao.
26. Tại: Biểu hiện nơi chốn, vị trí diễn ra hành động hoặc tồn tại sự kiện, tƣơng đƣơng với ở. Tại còn biểu hiện ý nghĩa quan hệ về nguyên nhân, trong nhiều trƣờng hợp tƣơng đƣơng với vì.
Ví dụ: - Đám cƣới của họ đƣợc tổ chức tại nhà thờ.
- Kỳ họp quốc hội lần này sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia. - Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha. (Nguyễn Du)
- Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. (Thành ngữ)
27. Tận: Biểu hiện giới hạn không gian và thời gian mà hành động hƣớng tới.
Ví dụ: - Anh ấy tiễn bạn tới tận nhà ga. - Sáng nay, nó ngủ đến tận 9 giờ. - Ở tận sông Hồng em có biết
28. Theo: Biểu thị hƣớng di chuyển hoặc hoạt động; làm yếu tố phụ của động từ biểu thị nghĩa hành động này chiếu theo một hành động khác do hành động khác ảnh hƣởng, tác động đến.
Ví dụ: - Các chiến sĩ công an đã lần theo dấu vết của bọn bắt cóc. - Thanh niên làm theo lời Bác.
- Họ đi dọc theo ven bờ sông Hƣơng. Bỗng nhiên, Khánh rẽ vào ngõ Thƣợng Tứ. Hoàng chạy theo gọi lại cũng không đƣợc.
[HTP, TĐGTHTTV, tr.244]
29. Tới: Biểu hiện nghĩa đến sát một khoảng thời gian, một mức độ nào đó trong không gian, thời gian và tính chất. Dùng sau động từ, biểu thị ý đạt đến đích của hành động. Biểu thị ý nghĩa hành động hƣớng về một đối tƣợng nào đó.
Ví dụ: - Các vận động viên đã về tới đích an toàn. - Nó làm việc cho tới khuya mới về nhà.
- Tôi xin gửi tới quý vị lời chúc tốt đẹp nhất.
- Chị chỉ rảo bƣớc một thôi là tới cổng nhà Nghị Quế. [NTT, TĐ, tr.39]
30. Trên: Biểu thị hƣớng của hành động từ chỗ thấp đến chỗ cao so với nơi đứng của ngƣời nói; chỉ vị trí của vật nằm sát bề mặt của một vật nào đó hoặc chỉ nơi diễn ra hành động, phạm vi, phƣơng diện của hoạt động.
Ví dụ: - Chúng tôi leo lên trên đỉnh núi. - Trên tƣờng treo một bức tranh.
- Lọ hoa đƣợc đặt ở trên bàn.
- Anh ấy đã nhiều lần xuất hiện trên ti vi. - Chọc trời khuấy nƣớc mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
31. Trong: Biểu thị phƣơng hƣớng không gian, điều kiện, hoàn cảnh, môi trƣờng của hoạt động hay sự việc đƣợc đề cập đến; biểu thị phạm vi, giới hạn không gian, thời gian của hành động.
Ví dụ: - Nó đi từ ngoài sân vào trong nhà.
- Trong cuộc chiến đấu ấy, anh đã hy sinh anh dũng.
- Trong thời gian anh ấy đi vắng, chị đã đảm nhiệm tốt mọi việc. - Anh Nam sẽ đi công tác trong vòng một tuần.
32. Trước: Biểu thị vị trí của hành động xảy ra theo một thứ tự nhất định; biểu hiện hoàn cảnh, điều kiện, tình trạng mà hành động tiến hành (trong trƣờng hợp này, trước thƣờng kết hợp với một số danh từ để đóng chức năng trạng ngữ trong câu).
Ví dụ: - Anh ấy đi trước, tôi đi sau.