Đối chiếu về hoạt động trong lời nói

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 51)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.Đối chiếu về hoạt động trong lời nói

2.4.1. Những đặc điểm giống nhau

2.4.1a. Giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp thƣờng nối danh từ với danh từ, danh từ với đại từ, động từ với danh từ, động từ với đại từ… để tạo thành cụm giới từ (hay giới ngữ).

Giới ngữ trong tiếng Việt cũng nhƣ trong tiếng Pháp có thể kết hợp với danh từ, đại từ… để làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện, cách thức…

* Giới ngữ làm trạng ngữ chỉ nơi chốn

Tiếng Việt: - Thuốc Thánh chúng tôi xin ở đền Bia. [VTP, SĐ, tr.74] - Rồi sau đó có mấy ngƣời tốt bụng sẽ đƣa nó vào viện.

[NTB, TNH2008, tr.232] - Quả là lần này nhƣ một cú đòn rất nặng giáng vào .

[NTB, TNH2008, tr.33] Tiếng Pháp: - Il y a trois crayons surla table.

(Có 3 cái bút chì trên bàn) - Puiser de l’eau à une source. (Múc nƣớc ở một cái suối).

* Giới ngữ làm trạng ngữ chỉ thời gian

Tiếng Việt: - Từ sáng đến giờ, chị chỉ long tong chạy đi chạy về.

[NTT, TĐ, tr.91] - Trước cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ nhƣ Bác. [LLSP, NTL]

- Bà thím chị đã cho nghỉ từ sáng. [CL, GKTTB, tr.175] Tiếng Pháp: - Nous discutons de votre proposition depuis midi.

(Chúng tôi thảo luận về đề nghị của anh ấy từ trƣa tới giờ). - J’ai rendez-vous à 8 heures.

(Tôi có cuộc hẹn vào 8 giờ).

* Giới ngữ làm trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Tiếng Việt: - Chẳng nói giấu gì ngài, bần tăng đến đây là vì cậu Phước. [VTP, SĐ, tr140] - … Tôi yêu nàng nên không muốn để cho nàng phải thiệt thòi vì tôi. [HNP, TT, tr.70]

Tiếng Pháp: - On respecte M.Duval à cause de son âge.

(Mọi ngƣời tôn trọng ông Duval vì tuổi tác của ông). - Elle est affaiblie par la maladie.

(Cô ấy yếu đi do bệnh tật).

* Giới ngữ làm trạng ngữ chỉ mục đích

Tiếng Việt: - Vì em và con, vì những bạn bè không còn nữa…, anh phải thiêu thành tro khu đóng quân đó. [CL, GKTTB, tr.91]

- San theo học một lớp học buổi tối để thi bằng tiểu học Pháp chương trình ba năm. [NC, SM, tr.13]

Tiếng Pháp: - Il a lutté pour l’égalité et la justice de la société. (Anh ta đấu tranh vì sự công bằng và công lý xã hội).

- Le dictionaire est toujours sur le bureau afin de faciliter les lecteurs.

(Quyển từ điển luôn ở trên bàn để độc giả tra cứu dễ dàng).

* Giới ngữ làm trạng ngữ chỉ công cụ

Tiếng Việt: - Liên dễ mau đến cái lúc nhìn đời bằng con mắt của chồng. [NC, SM, tr.17] - Chúng tôi đến Hà Nội bằng máy bay JAL. Từ Hà Nội đi TP.HCM bằng tàu thống nhất. [HTP, TĐGTHTTV, tr.29] Tiếng Pháp: - Mon poste de radio fonctionne avec piles.

(Đài của tôi chạy bằng pin). - Je préfère voyager enavion. (Tôi thích đi du lịch bằng máy bay).

* Giới ngữ làm trạng ngữ chỉ cách thức

Tiếng Việt: - Chúng ta thống nhất đất nƣớc bằng phương pháp hoà bình. [HTP, TĐGTHTTV, tr.29] - Tại sân bay, giáo sƣ Hoàng chia tay vợ con bằng (với) cái nhìn âu yếm. [HTP, TĐGTHTTV, tr.29]

Tiếng Pháp: - Dormir à poings fermés. (Ngủ say nhƣ chết). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Appeler quelqu’un par son nom. (Gọi một ai đó bằng tên của họ). 2.4.1b. Cấu trúc có thể có hay không có giới từ

Trong tiếng Việt và tiếng Pháp, trong nhiều cấu trúc, việc dùng hay không dùng giới từ thƣờng tuỳ thuộc vào chủ quan, tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời nói; hay cũng có thể phụ thuộc vào nhịp điệu của lời nói. Trong những

trƣờng hợp nhƣ vậy, việc xuất hiện hay vắng mặt của giới từ thông thƣờng ít khi hoặc không làm thay đổi nghĩa của lời nói. Hay nói một cách khác, trong những trƣờng hợp này, giới từ có thể dễ dàng đƣợc lƣợc bỏ nhƣng nội dung lời nói không hề bị thay đổi hoặc khác đi. Bởi lẽ, khi giao tiếp, con đƣờng hiểu nghĩa còn phụ thuộc vào các quan hệ khác nhau trong câu, hoặc các quan hệ tuyến tính, các yếu tố dụng học, cảnh huống của lời nói… Đặc biệt, đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ có tính chất cơ động cao, nghĩa là khả năng lƣợc bỏ giới từ trong nhiều cấu trúc vẫn có thể giữ nguyên đƣợc các mối quan hệ cú pháp, và không làm cho cấu trúc bị phá vỡ (sai ngữ pháp).

Ví dụ: - Bàn (bằng) gỗ. - Phòng (để) tiếp khách. - Học thuyết (về) kinh tế. - Đi chơi () công viên.

- Cuộc họp diễn ra (vào) tối nay.

- Tous les jours, ils discutent (pendant) une heures. (Họ thảo luận một giờ mỗi ngày).

- Nous serons absents (pendant) dix jours. (Chúng tôi sẽ nghỉ trong mƣời ngày).

Trong tiếng Pháp, khi chỉ thời gian, nhiều trƣờng hợp giới từ có thể đƣợc lƣợc bỏ và thay vào đó ngƣời Pháp dùng cụm danh từ.

Ví dụ: - À Cette semaine, nous allons partir à Sapa -> Cette semaine, nous allons partir à Sapa.

(Chúng tôi sẽ đi Sapa vào tuần này -> Tuần này, chúng tôi sẽ đi Sapa). - Qu’est ce-que tu feras ) ce soir? -> Ce soir, Qu’est ce-que tu feras. (Anh sẽ làm gì vào tối nay -> Tối nay anh sẽ làm gì?).

- Je viendrai chez toi à la semaine prochaine. -> Je vais chez toi la semaine prochaine.

(Mình sẽ đến nhà cậu vào tuần sau -> Tuần sau mình sẽ đến nhà cậu) Nhìn chung, trong một số cấu trúc tiếng Pháp nêu trên, khi các giới từ đƣợc lƣợc bỏ thì câu luôn trở nên thân mật và thông dụng hơn.

Đối với tiếng Việt, khi một số giới từ chỉ sở hữu (của); chỉ ý nghĩa quan hệ về chất liệu, phƣơng tiện (bằng, từ, với); biểu thị ý nghĩa về thuộc tính, trạng thái, mối quan hệ nội tại (với, cùng); chỉ nguyên nhân (vì, do, bởi, tại); chỉ mục đích của hành động (để, cho, đặng, nhằm, hòng); chỉ hƣớng, vị trí hoặc điểm đến của hành động (đến, về, trên, dưới, ra, vào, lên, xuống); chỉ địa điểm hoặc đối tƣợng của hành động (ở, quanh, trước, sau)… thì trong rất nhiều trƣờng hợp, giới từ có thể có mặt hay vắng mặt trong cấu trúc cũng sẽ đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi.

Dƣới đây, trên cơ sở những phân tích của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi thử tìm hiểu sự vắng mặt trong các kiểu cấu trúc khác nhau của một số giới từ chính trong tiếng Việt: của, bằng, để, cho, về.

Của:

Mỗi khi quan hệ sở hữu đã đƣợc chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể thì trong cấu trúc đó giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về sở hữu có thể đƣợc lƣợc bỏ mà không nhất thiết phải có mặt.

Ví dụ: - Mẹ nuôi của cô ấy. -> Mẹ nuôi cô ấy.

- Đừng chạm vào ngƣời tôi! -> Đừng chạm ngƣời tôi! - Bài báo của tôi viết. -> Bài báo tôi viết.

Trong một số trƣờng hợp, khi các quan hệ sở hữu chƣa rõ ràng thì việc bắt buộc phải dùng giới từ là điều dễ hiểu.

Ví dụ: - Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. - Quyển sách này của cô ấy.

- Chiến thắng của quân và dân ta.

Thông thƣờng, khi quan hệ giữa thành phần chính và thành phần phụ trong cụm từ hoặc câu là quan hệ sở hữu, vị trí của vật sở hữu và kẻ sở hữu đƣợc đặt liền nhau, thành phần chính và thành phần phụ kết hợp lại tạo thành một từ ghép (trƣờng hợp này quan hệ ý nghĩa đã rõ) thì việc vắng mặt của giới từ chỉ ý nghĩa quan hệ về sở hữu của là điều đƣơng nhiên.

Ví dụ: Lốp xe đạp, mái nhà, sân đình, mũi thuyền, gót giầy, túi áo, quai đồng hồ, nhãn Hƣng Yên, quê tôi, nhà ăn tập thể, chân bàn, miệng chén…

Bằng:

Bằng là giới từ chỉ quan hệ ý nghĩa về chất liệu, nguyên liệu, phƣơng tiện. Trong đa số cấu trúc có liên quan đến chất liệu, nguyên liệu, phƣơng tiện thì giới từ bằng có thể xuất hiện hoặc vắng mặt.

Ví dụ: - Cái bàn bằng gỗ -> Cái bàn gỗ - Cái mâm bằng nhôm -> Cái mâm nhôm - Đi bằng xe máy -> Đi xe máy

- Chữa bằng thuốc Nam -> Chữa thuốc Nam

Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp bắt buộc phải có sự xuất hiện của giới từ bằng, nếu không sẽ tạo ra sự thay đổi về ý nghĩa, khác hoàn toàn so với nghĩa ban đầu.

Ví dụ: - Kéo cắt bằng thép -> Kéo cắt thép - Máy ép bằng nhựa -> Máy ép nhựa - Lợn làm bằng đất -> Làm lợn đất - Phá bằng mìn -> Phá mìn

Cho: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới từ cho do động từ cho chuyển hoá thành. Cho thƣờng đƣợc dùng để nối yếu tố phụ chỉ mục đích với yếu tố chính là một động từ.

Khi cho đƣợc dùng sau động từ và trƣớc nhóm từ chỉ hƣớng của hoạt động hoặc lời đề nghị, yêu cầu làm gì thì cho có thể xuất hiện hay vắng mặt: bán cho, gửi cho, giúp cho, bày cho, kể cho, đƣa cho, làm cho, dạy cho…

Ví dụ: - Hãy kể (cho) tôi nghe câu chuyện của cậu. - Chị bán (cho) tôi 5 quả cam.

- Anh làm ơn đƣa (cho) em quyển sách. - Tặng (cho) em cái nhẫn.

- Em làm giúp (cho) anh việc này nhé.

Trong một số trƣờng hợp, cho đặt sau động từ chỉ mục đích, cầu khiến có thể đƣợc lƣợc bỏ.

Ví dụ: - Mua sách (cho) con đọc. - Đề nghị em nói (cho) anh nghe.

- Mình mua cái nhẫn này để tặng (cho) vợ. - Để tôi nói (cho) anh biết.

- Bác sẽ dạy (cho) cháu làm.

Tuy nhiên, nếu cho + danh từ/tính từ chỉ ý nghĩa quan hệ về mục đích, điều kiện thì sự có mặt của giới từ cho là cần thiết, quan trọng. Nếu trong cấu trúc đó vắng mặt giới từ thì ý nghĩa của cấu trúc sẽ khác đi nhiều và thậm chí trở nên vô nghĩa.

Ví dụ: - Mua cho mẹ ≠ Mua mẹ

- Hy sinh cho tổ quốc ≠ Hy sinh tổ quốc

- Học cho giỏi ≠ Học giỏi

- Tìm cho ra lẽ phải ≠ Tìm ra lẽ phải

Để:

Tƣơng tự nhƣ cho, giới từ để có thể có hay vắng mặt khi nó đƣợc dùng ở đầu câu để biểu thị ý nghĩa mục đích, cầu khiến.

- (Để) phụ nữ đi trƣớc.

- (Để) tôi làm nốt cho, anh nghỉ đi kẻo mệt. - (Để) làm đƣợc việc đó, em phải thật cố gắng.

Hoặc khi để đƣợc dùng để chỉ mục đích, chức năng, công dụng của sự việc, sự vật.

Ví dụ: - Các cháu phải cố gắng (để) học cho giỏi. - Chỗ này (để) bác ngồi.

- Gạo (để) nuôi quân.

- Biết nhờ ai (để) chuyển bức thƣ này cho kịp.

Trong danh ngữ, khi thành tố phụ chỉ mục đích kết hợp với thành tố chính tạo thành một từ ghép chính phụ thì thƣờng không bao giờ xuất hiện giới từ để ở giữa: phòng ngủ, giá sách, bể bơi, sân tập, nhà tắm, ghế ngồi, sân chơi, vở viết, xe thồ, cặp tài liệu, lọ hoa, bãi đỗ xe, phòng họp, bút vẽ…

Về:

Khi giới từ về đƣợc dùng trong cấu trúc chỉ ý nghĩa quan hệ về nội dung thì trong những cấu trúc này, việc có hay vắng mặt về thƣờng không mang lại sự thay đổi nào về ý nghĩa của lời nói.

Ví dụ: - Học thuyết về kinh tế -> Học thuyết kinh tế - Sức mạnh về vật chất -> Sức mạnh vật chất - Bàn luận về văn chƣơng -> Bàn luận văn chƣơng - Nghiên cứu về y học -> Nghiên cứu y học

Thế nhƣng, trong một số trƣờng hợp, nếu về đƣợc dùng một cách tuỳ tiện thì sẽ dẫn đến một số khác biệt đáng chú ý. Chẳng hạn:

- Chính sách kinh tế ≠ Chính sách về kinh tế

Khi nói “Chính sách kinh tế” là nói về một phạm trù, một lĩnh vực, một phƣơng diện… với mục đích nhấn mạnh tính chất loại của chính sách nhƣ: chính sách kinh tế, chính sách nông nghiệp, chính sách an ninh lƣơng thực…

Còn “Chính sách về kinh tế” mang hàm ý nhấn mạnh một chủ đề, nội dung, phân biệt về một chủ trƣơng, một quan niệm về sự phát triển của đất nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới từ về dùng sau động từ chỉ hƣớng vận động hoặc động từ chỉ cảm giác thì việc có mặt của về là bắt buộc.

Ví dụ: - Đoàn ngƣời cứ lầm lũi đi về phía trƣớc. - Mẹ rất buồn về con.

- Nó đang chạy về nhà lấy quyển vở để quên.

Khi về đƣợc dùng trƣớc một số từ chỉ ý nghĩa quan hệ về thời gian hoặc đối tƣợng, thì về có thể đƣợc lƣợc bỏ nhƣng ý nghĩa câu nói vẫn không hề thay đổi.

Ví dụ: - (Về) mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót véo von. - Trời hay mƣa (về) chiều.

- Lúc (về) già, con ngƣời thƣờng cảm thấy cô đơn. - (Về) chuyến đi ấy, tôi không bao giờ quên.

Tóm lại, khả năng có mặt hoặc vắng mặt trong các cấu trúc khác nhau của giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Pháp hoàn toàn có thể xảy ra. Sự vắng mặt hoặc có mặt của giới từ không làm thay đổi ý nghĩa của lời nói mà còn có tác dụng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của giới từ trong câu.

2.4.2. Những đặc điểm khác nhau

2.4.2a. Trong tiếng Pháp, khi chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, phƣơng tiện... thì danh từ buộc phải kết hợp với giới từ thành cụm giới từ, còn trong tiếng Việt, điều này không bắt buộc. So sánh:

* Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

Ví dụ: - Chúng tôi đến Ø trƣờng vào ngày chủ nhật. Nous allons à l’ecole cette dimanche.

- Tan học, tôi về Ø nhà.

La leçon finie, je retre chez moi.

Ví dụ: - Mùa thu, trời rất đẹp.

Au printemps, il fait très beau. - Bố tôi đã sống ở Paris ba năm.

Mon père a vécu à Paris pendant trois ans.

* Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

Ví dụ: - Chết đói, chết khát,… Mourir de faim, mourir de soif,…

2.4.2b. Một điểm khác biệt nữa giữa hai ngôn ngữ là sự có mặt của các giới từ

de/của trƣớc danh từ làm định ngữ. Trong tiếng Pháp, sự có mặt của de là bắt buộc, còn trong tiếng Việt, của có thể có mặt hoặc không.

Ví dụ: - Mẹ (của) Lan là giáo viên. La mère de Lan est professeur. - Nhà (của) bạn tôi cách đây rất xa. La maison de mon ami est très loin d’ici.

Giới từ của trong tiếng Việt cũng bắt buộc phải vắng mặt trong trƣờng hợp danh từ đứng sau các từ chỉ đơn vị.

Ví dụ:

- Une chamber de vingt mètres carrés. Một phòng 20 m2.

Từ những khác biệt về hoạt động trong lời nói trên đây, ta có thể thấy rằng khi kết hợp với các yếu tố khác để biểu thị các quan hệ, giới từ tiếng Pháp vừa mang tính chất chặt chẽ về cấu trúc, vừa mang tính đa dạng về nghĩa; trong khi đó hoạt động của giới từ tiếng Việt lại luôn phụ thuộc vào các sắc thái ngôn ngữ và chủ quan của ngƣời nói.

Nhằm xác định những nét tƣơng đồng và khác biệt của giới từ tiếng Pháp trên cơ sở đối chiếu với tiếng Việt, trên đây chúng tôi đã tiến hành việc phân tích, đối chiếu giới từ trong hai ngôn ngữ ở một số bình diện đƣợc coi là

cơ bản nhất, đặc trƣng nhất của đặc điểm ngữ pháp: cấu tạo, ví trí, chức năng ngữ pháp và hoạt động trong lời nói. Kết quả đối chiếu, khảo sát cho thấy rằng giới từ trong tiếng Pháp hiện đại có nhiều nét giống với giới từ trong tiếng Việt, đặc biệt về chức năng ngữ pháp và vị trí. Tuy nhiên, sự khác biệt của giới từ trong hai ngôn ngữ cũng không phải là ít khi xem xét nó ở bình diện hoạt động trong lời nói và cấu tạo của giới từ.

CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ GIỚI TỪ TIẾNG PHÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 51)