Định hướng phát triển của Trung tâm giai đoạn 2012 đến 2014

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt- Nhật, trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 89)

10. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Định hướng phát triển của Trung tâm giai đoạn 2012 đến 2014

3.1.1.1.Định hướng phát triển.

Nghị quyết đại hội chi bộ Trung tâm Việt – Nhật lần thứ III , nhiệm kỳ 2012 – 2014 và chiến lược phát triển Trung tâm giai đoạn 2012 – 2014 đánh giá.

Trung tâm Việt – Nhật trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được đánh giá là một trong những Trung tâm có tiềm năng và triển vọng trong đào tạo nghề, là nguồn cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp như ( Khu công nghiệp Thăng Long 1 & 2. Phố Nối A, Phú Điền, Nam Sách, Tân Trường ( Hải Dương). Yên Phong, Quế Võ ( Bắc Ninh). Đình Trám (Bắc Giang). Quang Minh, Nội Bài, Láng Hòa Lạc (Hà Nội)…., góp phần cho sự phát triển hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cần thực hiện tốt để hoàn thành một số mục tiêu:

1. Tiếp tục phát triển tăng quy mô ngành nghề đào tạo, mở rộng ngoại hình đào tạo, cơ cấu đào tạo phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm.

2. Từng bước thực hiện mở rộng ngành nghề đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực đa dạng cho nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các khu vực phía bắc trong cả nước.

3. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các biện pháp: - Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học tiên tiến để tiếp cận công nghệ mới.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Giảng viên dạy nghề phải thực sự giỏi nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững.

79

- Mở rộng phạm vi quan hệ với các doanh nghiệp để nhận các sản phẩm vào dạy sản xuất trong Trung tâm nhằm tăng lượng bài tập luyện tập hình thành và phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên tại Trung tâm thực sự là: “ học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng tự tìm việc làm và tự tạo ra việc làm.

3.1.1.2.Mục tiêu chung về quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm.

Cụ thể hóa nhiệm vụ của Trung tâm theo từng giai đoạn để làm căn cứ chỉ đạo, tổ chức, triển khai và kiểm tra, tạo bước chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ về nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình dạy học, phù hợp với yêu cầu của xã hội, phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng quy mô đào tạo. Bằng mọi nguồn vốn, phát huy tinh thần nội lực khắc phục khó khăn để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện phục vụ đào tạo, khắc phục nguy cơ tụt hậu.

3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể về quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm.

- Phát triển đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh nội dung, phương pháp, chương trình dạy học. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch dạy học, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình các ngành học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện, tự tạo việc làm của sinh viên.

- Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng, điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học một cách hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và của xã hội.

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho các trưởng bộ môn và giảng viên tại Trung tâm. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy và học, đào tạo nâng cao đội ngũ giảng viên để luôn luôn tiến cận với trình độ khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng của từng người. Thực hiện tốt các quy định của nhà nước, của nhà trường về tiêu chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn cán bộ.

- Phát huy các nguồn vốn đầu tư (Từ nguồn ngân sách của nhà trường, thông qua dự án JICA nâng cấp và phát triển Trung tâm, thông qua hoạt động giảng dạy ngắn hạn cho các doanh nghiệp, tìm việc làm tạo ra nhiều sản phẩm.

80

- Tổ chức tốt các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao đời sống cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tại Trung tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt- Nhật, trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 89)