10. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý việc học tập, rèn luyện của
sinh viên trong hoạt động dạy học.
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho sinh viên hăng hái tích cực trong lao động học tập, biến kiến thức của thầy, kiến thức trong sách vở thành kiến thức của mình, vấn đấu đạt kết quả cao nhất trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, có nề nếp kỷ cương trong học tập, gắn thực tập với lao động sản xuất.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên. Đặc biệt trong đào tạo hệ cao đẳng nghề (đào tạo những kỹ thuật viên có tay nghề kỹ thuật cao) thì càng phải quan tâm đến vấn đề này vì sinh viên học nghề
95
thường cho rằng công nhân chủ yếu là tay nghề còn lý thuyết không quan trọng lắm. Do nhận thức sai lệch nên sinh viên không tích cực học tập lý thuyết, học mang tính chất đối phó cho nên số sinh viên khá giỏi không nhiều cho nên cần phải cho sinh viên thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa lý thuyết và tay nghề. Vì vậy trong giảng dạy giảng viên phải chú ý liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.
- Theo dõi tình hình học tập chuyên cần của sinh viên.
Học chuyên cần là một điều rất cần thiết với sinh viên, để đảm bảo tiếp thu đầy đủ, có hệ thống kiến thức các môn. Vì vậy phải quan tâm đúng mức khâu này. Giảng viên và Trung tâm phải thường xuyên kiểm tra việc đi học theo hệ thống sổ sách giáo vụ và báo cáo của lớp, của giảng viên chủ nhiệm lớp.
- Chỉ đạo, theo dõi phương pháp và kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Trước hết cần quan tâm chỉ đạo tốt việc tự học của sinh viên, sinh viên có tự học tốt thì mới tiêu hóa được kiến thức, học đến đâu hiểu đến đó thì mới có cơ sở tiếp thu tốt cho phần học tiếp theo. Muốn tự học tốt thì sinh viên phải xác định động cơ đúng đắn, phải có phương pháp học tập khoa học, phải có thái độ học tập đúng đắn và phải kết hợp với thực hành, nghiên cứu khoa học.
3.2.6.3. Cách thức tiến hành
- Phổ biến hệ thống các văn bản: Điều lệ trường dạy nghề ban hành theo quyết định số 775/2001/QĐ – BLĐTBXH ngày 8/9/2002 của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội, quy chế đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên các trường ban hành kèm theo quyết định số 42/2002/QĐ- BGD& ĐT và qui chế ban hành kèm theo quyết định 43/2002/QĐ- BGD&
ĐT ngày 22/10/2002 về quản lý học sinh, sinh viên nội trú.
- Trung tâm phổ biến các văn bản có liên quan đến người học như nội quy nhà trường, nội qui lớp học lý thuyết, nội qui lớp học thực hành, qui định về khen thưởng kỷ luật, qui chế về tự học. Để thống nhất cao trong công tác quản lý. Trung tâm phối hợp với nhà trường xây dựng qui chế nội bộ, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của nhà trường, của Trung
96
tâm để xây dựng các qui định cụ thể, rõ ràng, thông qua tập thể để đáng giá nhận xét, góp ý kiến sau đó ban hành. Giám đốc giao cho phó giám đốc và giáo vụ khoa là bộ phận trực tiếp theo dõi các qui chế đối với sinh viên, phối hợp với các bộ môn, giảng viên tham gia chủ nhiệm lớp phổ biến các qui định nghĩa vụ của sinh viên. Phối hợp thường xuyên giữa nhà trường, Trung tâm, gia đình và xã hội để quản lý sinh viên.
- Trong thực hành nghề để đảm bảo cho việc thực tập tiến hành được thuận lợi và phù hợp với chương trình đào tạo thì nhiệm vụ của người giảng viên cần chý ý giúp đỡ, phát hiện bồi dưỡng những sinh viên học khá, giúp đỡ các sinh viên cải tiến phương pháp học tập cụ thể là:
+ Thứ nhất phải chọn vị trí thực tập. Nội dung công việc này bao gồm: Nghiên cứu tìm hiểu quá trình sản xuất và các hình thức tổ chức lao động trong các doanh nghiệp xem có phù hợp với yêu cầu thực tập của sinh viên không. Tìm hiểu định mức thời gian, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho sinh viên thực tập, tìm hiểu mức độ trang thiết bị xem có đáp ứng cho việc thực tập hay không.
Trong quả trình hướng dẫn thực tập giảng viên phải thực hiện hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc cho mỗi bài thực hành.
Thứ ba hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch và kiểm tra tự đánh giá kết quả học tập. Qua phiếu điểm mỗi sinh viên luyện tập độc lập thực hiện nhiệm vụ được giao. Giảng viên giám sát, uốn nắn, sửa chữa, gợi ý cho sinh viên khi họ gặp khó khăn.