Khái niệm dạy học nghề trong trường Đại học, Cao đẳng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt- Nhật, trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 26)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Khái niệm dạy học nghề trong trường Đại học, Cao đẳng

1.3.2.1. Khái niệm nghề.

Từ điển tiếng Việt (năm1998) đưa ra định nghĩa: “ Nghề là công việc chuyên làm, theo sự phân công của xã hội”. Khái niệm dạy nghề của Nga

16

được định nghĩa là một loạt hoạt động lao động đòi hỏi có đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống. Khái niệm dạy nghề của Pháp được định nghĩa là một loạt lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống. Ở Đức dạy nghề được định nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó.

Nhận xét: Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như

một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: Tri thức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người phải có một quá trình đào tạo riêng biệt để có những kiến thức, chuyên môn nhất định. Khi tìm hiểu về khái niệm dạy nghề cần quan tâm tới đặc điểm chuyên môn nghề và phân loại nghề vì nó là cơ sở để xác định nội dung đào tạo nghề và cấp trình độ đào tạo. Đặc điểm của dạy nghề gồm các yếu tố:

- Đối tượng lao động nghề.

- Công cụ và phương tiện của lao động nghề. - Quy trình công nghệ.

- Tổ chức quá trình dạy học nghề.

- Các yêu cầu tâm lý của người học nghề cũng như yêu cầu về dạy nghề. Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo. Tuy nhiên do xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau nên phân loại nghề có nhiều loại: Nghề dạy học, nghề điêu khắc, nghề điện, nghề tiện, nghề dịch vụ……

1.3.2.2. Dạy học nghề

Dạy học nghề là dạy cho người học chủ yếu là các chức năng thực hiện nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề, để tạo ra sản phẩm theo nhu cầu

17

của xã hội. Nói một cách khác, dạy học nghề là đào tạo người học trở thành người lao động kỹ thuật trực tiếp tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ nhu cầu của con người. Luật dạy nghề năm 2006 đã chỉ rõ: “Mục tiêu dạy học nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, có năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm học lên trình độ cao hơn, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dạy học nghề chính là hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội, hệ thống này có nhiệm vụ đào tạo người lao động về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, phẩm chất nhân cách ở các cấp trình độ có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Đây là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nghề, làm công việc phức tạp với năng xuất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ.

Trong dạy học nghề, định hướng là chú trọng đào tạo theo năng lực thực hiện, tức là người học khi hoàn thành một chương trình có thể làm được cái gì trong tình huống lao động nhất định theo tiêu chuẩn đặt ra. Dạy học nghề tức là dạy năng lực thực hiện. Học nghề tức là học các năng lực thực hiện, do đó định hướng đầu ra muốn có được chương trình đào tạo nghề phải xác định các công việc mà người học cần phải nắm vững hay thành thạo.

Quá trình dạy học trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong đào tạo nghề nói riêng thường được phân chia ra một cách tương đối thành hai quá trình bộ phận là học lý thuyết và dạy học thực hành. Dấu hiệu quan trọng của quá trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành trong GDCN là dạy học không

18

phải chủ yếu là truyền đạt, cung cấp thông tin mà phải chủ yếu là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năng tìm tòi, phát hiện, quản lý và sử lý thông tin thành sản phẩm có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp.

Dạy học lý thuyết nghề là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức chung và tri thức lý thuyết nghề nghiệp, trên cơ sở đó phát triển năng lực trí tuệ cũng như giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học, hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh.

Dạy học thực hành nghề có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, hình thành ý thức thái độ nghề nghiệp và những kinh nghiệm thực tiễn của xã hội. Dạy thực hành là một quá trình giáo dục và giáo dưỡng được tổ chức có kế hoạch là một quá trình giảng dạy, học tập và lao động. Trong quá trình ấy cùng với quá trình giảng lý thuyết và hoạt động ngoài giờ tạo nên một thể thống nhất trong đào tạo nghề. Rõ ràng là sự phân chia tương đối QTDH trong đào tạo nghề như vậy là dựa vào chức năng, nhiệm vụ của dạy lý thuyết và dạy thực hành nghề. Hai quá trình thường được bổ xung cho nhau, thống nhất với nhau, được tổ chức thực hiện xen kẽ, thay đổi và kế thừa nhau. Hiện nay chúng ta đang có su hướng thực hiện thống nhất quá trình dạy lý thuyết chuyên môn nghề với quá trình dạy thực hành nghề. Hình thức đào tạo theo môdun và MES mà chúng ta đang triển khai thực hiện chính là danh giới tương đối giữa dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên sự khác nhau trong phương pháp lĩnh hội, nhận thức đối với các tri thức lý thuyết và các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp vẫn tồn tại khách quan trong quá trình dạy học ở đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt- Nhật, trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)