Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học hệ

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt- Nhật, trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 35)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học hệ

Cao đẳng nghề.

Quản lý nội dung kế hoạch giảng dạy là một biện pháp quan trọng trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo chất lượng và mục tiêu dạy học về mặt kỹ thuật và chuyên môn bao gồm:

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy - Quản lý hoạt động thực tập tay nghề

Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng cho HS-SV theo đúng với mục tiêu dạy học, làm cho HS-SV tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy thành kiến thức của mình, từ đó vận dụng vào thực tiễn.

Quản lý chương trình dạy học bao gồm toàn bộ nội dung của các môn học và môdun thực hành được bố trí theo thời lượng của một nghề, theo cấp bậc đào tạo, nhằm thực hiện đúng, đầy đủ nội dung đã đặt ra theo mục tiêu đã xác định đối với mỗi cấp bậc đào tạo.

Căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng tiến độ cho khóa học, năm học, lịch trình giảng dạy của các nghề trong nhà trường qua đó triển khai việc phân công cho giáo viên nghiên cứu nắm bắt chương trình và chuẩn bị cho các môn học (giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học…). Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên để hoàn thành được chức năng, trách nhiệm của mình, đảm bảo cho chất lượng đào tạo đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho hoạt động đào tạo đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo.

Quản lý việc sử dụng phương pháp dạy học là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy là nhằm hình thành cho HS,SV năng lực tự học, tự nghiên cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp

25

dụng những mô hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo quy trình đào tạo. Quản lý phương pháp dạy học phải đảm bảo định hướng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến và học sinh rèn luyện kỹ năng học tập theo các phương pháp đó.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt- Nhật, trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)