10. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dạy học hệ Cao đẳng
83
- Giúp các bộ môn, giảng viên nắm rõ được quy trình lập kế hoạch, cũng như tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm.
- Duy trì kỷ cương dạy học đảm bảo tính thích ứng của chế độ chính sách trong giáo dục và đào tạo đối lao động sư phạm của giảng viên trong Trung tâm.
- Làm cho việc lập kế hoạch hóa công tác quản lý có tác động đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của giảng viên.
- Tạo ra nề nếp thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học nghiêm túc và phù hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp.
- Lập kế hoạch cho từng khóa học, năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch giảng dạy hàng tuần.
- Hướng dẫn các bộ môn và giảng viên dựa vào kế hoạch của nhà trường, của Trung tâm và của bản thân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực dạy học của giảng viên.
- Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, phối hợp giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp sản xuất làm ra sản phẩm tạo ra sự hướng thú cho sinh viên.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạy.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
- Lập kế hoạch
+ Tập hợp các văn bản pháp quy của Bộ, sở GD & ĐT về quy chế chuyên môn như: quy chế về tổ chức và hoạt động của trường, chỉ thị của Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ năm học được nhà trường giao cho, các tiêu chí phải thực hiện trong năm học của các Bộ, Ngành hướng dẫn… Từ đó cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của giảng viên và sinh viên, tổ chức tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới.
84
+ Vào thời điểm đầu năm học, Giám đốc Trung tâm căn cứ vào kế hoạch của nhà trường phải chủ động chỉ đạo lập kế hoạch cụ thể về việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong Trung tâm, đặc biệt là lĩnh vực hoạt động chuyên môn dạy nghề.
+ Nguyên tắc của việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện nề nếp đơn vị trước tiên phải tuân thủ các quy chế văn bản pháp quy một cách nghiêm túc. Trên cơ sở xây dựng được mục tiêu kế hoạch, người giám đốc phải chỉ đạo xây dựng được kế hoạch kiểm tra ciệc thực hiện các quy định, quy chế và nề nếp dạy – học sát với thực tiễn.
Trong việc lập kế hoạch xây dựng nề nếp dạy học thực hành nghề, lãnh đạo Trung tâm phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung quy chế văn bản pháp quy hướng dẫn để từ đó có thể lập kế hoạch chỉ đạo các trưởng bộ môn trong đơn vị mình. Trong kế hoạch nêu được các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Bố trí sắp xếp lực lượng phân công nhiệm vụ.
- Quản lý chương trình dạy học hệ Cao đẳng nghề.
+ Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong quyết định số 58/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ LĐTB – XH về chương trình khung đào tạo Trung tâm lựa chọn một số môn tự chọn và đảm bảo mục tiêu chung của nghề, đảm bảo thời gian. Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết 30%, thực hành 70%. Thời gian tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề. Thời gian tối thiểu đào tạo nghề tự chọn là 25%.
+ Trên cơ sở chương trình khung Giám đốc xin ý kiến Hiệu trưởng, tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố, các khu công nghiệp, các công ty doanh nghiệp để xác định các môn học, mô đun và các phần tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo. Đồng thời chỉ đạo các bộ môn chuyên môn biên soạn đề cương chi
85
tiết, mô đun đào tạo và kiểm tra việc thực hiện triển khai biên soạn chương trình, giáo trình các môn.
- Quản lý nội dung dạy học..
Khi soạn thảo chương trình môn học phải đảm bảo rõ ràng, chính xác phản ánh được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nội dung dạy học vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, phải kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp với sản xuất tạo ra sản phẩm gây hứng thú cho sinh viên.