10. Cấu trúc của luận văn
1.5.3. Các yếu tố thuộc về nhà trường
Nhóm yếu tố bên trong, trong các cơ sở dạy nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học bao gồm:
- Nhóm các yếu tố về điều kiện: Trong trường dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng dạy học gồm:
30
+ Đầu vào, HSSV tham ra học các chương trình đào tạo + Cơ sở vật chất, trang thiết bị
+ Nguồn tài chính
+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề - Nhóm các nhân tố về quá trình dạy học:
+ Nội dung, chương trình có phù hợp với mục tiêu dạy học, đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học hay không.
+ Phương pháp dạy học có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được khả năng học tập của từng “ khách hàng” hay không.
+ Hình thức tổ chức dạy học có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?
+ Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị tệ nạn xã hội xâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi không?
+ Môi trường văn hóa trong nhà trường có tốt không? Người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường không?
31
Kết luận chƣơng 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, các công trình nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường Đại học, Cao đẳng, trong đó trọng tâm là quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trường Đại học được trình bày ở trên, tác giả rút ra kết luận sau:
* Quản lý dạy học là hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong lĩnh vực dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra hợp với quy luật phát triển của xã hội.
* Nội dung cơ bản nhất của quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trường Đại học bao gồm quản lý:
- Mục tiêu dạy học - Nội dung dạy học - Chương trình dạy học - Phương pháp dạy học - Phương tiện dạy học
- Hình thức tổ chức học tập và hoạt động dạy học - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Với những nghiên cứu ban đầu về những lý luận cơ bản và chủ yếu của các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chương 1 của luận văn đã đáp ứng được mục đích: là cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại trung tâm Việt - Nhật trong trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
32
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRUNG TÂM VIỆT – NHẬT,
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI