Hướng tới phát triển cộng tác viên

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 89)

Một đội ngũ cộng tác viên mạnh, đông đảo là nguồn lực to lớn cho bất kỳ tòa soạn nào. Các tòa soạn hàng năm đều có kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng cộng tác viên. Với một số lượng lớn bài phản hồi trên một chuyên mục có tính định kỳ cao như chuyên mục Diễn đàn thì việc tuyển lựa được đội ngũ cộng tác viên tốt từ những tác giả viết tốt, nhiệt tình, chất lượng tin bài có thể phát triển được thành tác phẩm báo chí là hoàn toàn khả thi.

Đội ngũ cộng tác viên từ chính độc giả sẽ giúp nâng cao chất lượng của chuyên mục diễn đàn, nắm bắt diễn biến tâm trạng, tư tưởng của công chúng về những vấn đề lớn; dự báo kịp thời, chính xác dư luận xã hội, góp phần phản ảnh chân thực dư luận xã hội.

Để nâng cao chất lượng cộng tác viên cho chuyên mục Diễn đàn, các báo có thể tập hợp đội ngũ cộng tác viên, theo dõi và phát hiện cộng tác viên có thế mạnh ở mảng nào, từ đó có sự quan tâm, cảm ơn các cộng tác viên đã tích cực gửi bài viết. Đồng thời, các báo có thể tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ báo chí để giúp đội ngũ cộng tác viên thể hiện tốt hơn các phản hồi của mình theo phong cách báo chí hơn, đỡ tốn thời gian và công sức cho đội ngũ biên tập.

Tiểu kết chương

Trên cơ sở nghiên cứu sự tham gia của độc giả ở một số tờ BMĐT Việt Nam, cùng kết quả thăm dò độc giả thông qua phiếu điều tra, ở chương cuối, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về sự tham gia của công chúng trên BMĐT, những giải pháp đó bao gồm: Nâng cao chất lượng biên tập viên; Chuyên nghiệp hoá đội ngũ phản hồi; Lắng nghe công chúng; Đa dạng hoá các hình thức để thu hút độc giả tham gia của công chúng; Có kế hoạch xây dựng diễn đàn; Nâng cấp hạ tầng, đổi mới công nghệ; Có chế độ đãi ngộ xứng đáng.

KẾT LUẬN

Năm 1997, Việt Nam chính thức hòa mạng Internet và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hiện nay cả nước có gần 62 tờ BMĐT và hàng nghìn trang thông tin điện tử, thu hút sự quan tâm theo dõi của hàng triệu công chúng độc giả trong và ngoài nước, trở thành kênh thông tin hữu ích của nhân dân và đồng thời là cơ quan tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong tương lai, BMĐT có xu thế phát triển mạnh mẽ, môi trường Internet đang tạo ra một thị trường báo chí đầy tính cạnh tranh.

Theo kết quả nghiên cứu Net Index năm 2011 công bố: Tại Việt Nam, Internet đã vượt qua radio và báo in để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất, với tỷ lệ 42%. Cụ thể, hoạt động trực tuyến phổ biến nhất là đọc tin trên mạng (97%), theo sát là tỷ lệ truy cập vào các cổng thông tin điện tử (96%). Số người sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011. Giới trẻ cũng sử dụng Internet để cập nhật thông tin trên trang mạng xã hội (52%), xem video và hình ảnh thú vị trên mạng(45%). Tuy nhiên, việc nghiên cứu về BMĐT hiện nay còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về công chúng độc giả của loại hình báo chí này [19].

Xu hướng của thời đại ngày nay là “bỏ độc thoại, mở đối thoại”. Sự đối thoại chính là cách để mọi người bày tỏ quan điểm, hiểu nhau hơn và giúp sự việc được giải quyết nhanh gọn hơn. Trước nay, báo chí truyền thống gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiếp nhận phản hồi vì chủ yếu tiếp nhận qua đường thư thường, điện thoại. Thời gian nhận thư ít nhất cũng vài ngày, phản ánh qua điện thoại thì khó lưu được nội dung phản ánh. Đặc biệt do hạn chế về khuôn khổ, số trang, thời lượng chương trình nên các loại hình báo chí truyền thống không thể hồi đáp hết các phản hồi của công chúng. Điều này đã khiến mối quan hệ độc giả - tòa soạn trở nên xa cách. Từ ngày có Internet và sự xuất

hiện của BMĐT, mối quan hệ này đã trở nên “động” thực sự. Nơi đây đã trở thành diễn đàn đối thoại đầy tích cực để mỗi công chúng BMĐT có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách nhanh nhất. Có lẽ chưa bao giờ báo chí và công chúng gần nhau, sát cánh với nhau đến thế. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đi cùng với nó là trình độ tiếp nhận của độc giả ngày càng được nâng cao, độc giả không còn tiếp nhận thông tin một chiều. Nhu cầu được phản hồi, được thể hiện quan điểm cá nhân trên các diễn đàn ngày càng được nâng cao. Do đó, việc nghiên cứu phản hồi của công chúng trên BMĐT, nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để thu hút sự tham gia của công chúng trên BMĐT, tăng tính tương tác của BMĐT là yêu cầu cấp thiết.

Đề tài luận văn đã bước đầu đi sâu nghiên cứu công chúng BMĐT đặc biệt là việc phản hồi của công chúng trên BMĐT dựa trên khảo sát một số tờ BMĐT tiêu biểu tại Việt Nam, cũng như khảo sát công chúng độc giả của các tờ báo này. Từ đó, nêu ra những mặt đã làm được và hạn chế của các tờ báo này trong việc thu hút sự phản hồi của công chúng, qua đó đề xuất những giải pháp để BMĐT nói chung tăng tính tương tác với công chúng.

Qua ba chương, luận văn đã giải quyết được những nhiệm vụ đã đề ra: Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những khái niệm liên quan đến BMĐT, công chúng BMĐT, sự tham gia của công chúng trên diễn đàn BMĐT, cũng như mối quan hệ giữa công chúng và diễn đàn BMĐT.

Trong chương 2, để đưa ra những đánh giá, nhận xét về việc phản hồi của công chúng trên BMĐT ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát chuyên mục “Diễn đàn” trên báo Dân trí, “Ý kiến bạn đọc” Vietnamnet, “Bạn đọc” trên VnExpress từ tháng 2/2012 đến tháng 06/2012. Ngoài ra luận văn còn nhằm tới một mục đích là nghiên cứu mang tính khoa học về sự tham gia của công chúng trên diễn đàn BMĐT trên cơ sở thăm dò các mẫu công chúng, khảo sát một số tờ BMĐT ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của công chúng trên BMĐT còn nhiều hạn chế cả về mặt số

lượng và chất lượng. Mặc dù nhận thức được vai trò to lớn của công chúng, nhận thức được tầm quan trọng của tương tác trong BMĐT, nhưng các tòa soạn BMĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có được những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của sự tham gia của công chúng trên BMĐT.

Trên cơ sở nghiên cứu sự tham gia của độc giả ở một số tờ BMĐT Việt Nam hiện nay cũng như thăm dò độc giả qua phiếu điều tra, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sự tham gia của công chúng trên BMĐT. Một số giải pháp cơ bản bao gồm:

- Đổi mới nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, thiết lập máy chủ riêng hoặc nâng cao hệ thống máy chủ để có thể chủ động trong việc lưu trữ, quản lý và xử lý sự tham gia của công chúng.

- Tổ chức nội dung là yếu tố quan trọng để thu hút công chúng. Các yếu tố cơ bản trong việc tổ chức nội dung bao gồm: Tận dụng thế mạnh của công nghệ internet như tính tức thời, khả năng siêu liên kết, khả năng đa phương tiện, khả năng tương tác… nhằm nâng cao chất lượng bài viết, chất lượng thông tin tới công chúng.

- Cần xây dựng hình thức với các yêu cầu thiết kế khoa học, sáng sủa, đẹp mắt và nhiều thông tin không chỉ giúp tòa soạn tổ chức nội dung thông tin dễ dàng hơn mà còn tạo tâm lý và điều kiện tiếp nhận cho công chúng tốt hơn. Trong đó việc tận dụng tối đa các thế mạnh của Internet như sử dụng màu sắc, khả năng liên kết để xây dựng trang báo khoa học và tiện lợi. Ngoài ra cần có sự thống nhất về việc sử dụng phông chữ đối với tất cả các trang báo, đặc biệt là ở phần phản hồi của công chúng, tạo tâm lý thoải mái cho công chúng khi đọc phản hồi.

Bên cạnh đó, tòa soạn, các phóng viên, biên tập viên, nhà báo BMĐT cũng cần phải chú ý hơn nữa đến việc tiếp nhận, xử lý và sự tham gia lại thông tin phản hồi từ phía công chúng.

Bằng những nỗ lực của mình, tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu của mình sẽ có những đóng góp đáng kể cả về lý luận và thực tiễn cho BMĐT Việt Nam. Đồng thời cũng hi vọng luận văn sẽ là cơ sở gợi mở nhiều hướng

nghiên cứu để chính tác giả cũng như những người tâm huyết với sự phát triển của BMĐT trong tương lai có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc và khoa học hơn về loại hình báo chí này.

Trong quá trình thực hiện, do thời gian hạn hẹp cũng như khả năng và trình độ còn nhiều yếu kém nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành và quý báu của các thầy cô giáo, của những chuyên gia, nhà nghiên cứu và các bạn… để tác giả có điều kiện đúc rút kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiên cứu của BMĐT trong tương lai cũng như sự phát triển của nó trong tương lai.

Cuối cùng, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và cộng tác nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Phát thanh - Truyền hình, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu, các phóng viên, nhà báo BMĐT, các công chúng của BMĐT. Đây là những giúp đỡ quý báu nhất tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

3. Trần Ngọc Đăng (2006), "Thời của nhà báo công dân", (http://sgtt.vn/Loi-song/96355/Thoi-cua-nha-bao-cong-dan.html).

4. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn

đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Vũ Kim Hải, Đinh Thuận (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, NXB Thông tấn, Hà Nội.

7. Trần Bích Hạnh (2002), "Báo chí của tương lai", Tạp chí Người làm

báo, số tháng 11/2002, trang 8-9.

8. Hà Thu Hương (2002), Luận văn thạc sĩ "Đặc điểm công chúng báo chí

Internet Việt Nam", Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.

9. Loic Hervouet (2009), "Viết cho độc giả", Hội nhà báo Việt Nam, tháng 6/2009.

10. Vũ Đình Hoè - chủ biên (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác

lãnh đạo, quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. THs. Trần Quang Huy (2006), Hoạt động tương tác trên báo mạng điện

tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

12. Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo chí Internet

Việt Nam, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.

14. Khổng Loan (2007), "Báo chí truyền thống đang kết thúc vận mệnh

của mình", (http://www.baochivietnam.com.vn/chuyen-mc/guong-mat-nghe- bao/2342).

15. Nguyễn Đức Luận (2011), "Báo chí với công chúng", Ban Tuyên Giáo

Tỉnh ủy Lạng Sơn (http://www.ajc.edu.vn/Desktopdefault. aspx?tabid=1&ItemID=442&cid=46&ArticlePage=2).

16. Mộc Miên (2011), "Báo điện tử: Xung đột lượng chất", Tạp chí Người làm báo, số tháng 8/2011, trang 16-17.

17. Tạ Minh (2007), Giáo Trình Xã Hội Học Đại Cương, NXB Đại học

Quốc gia TPHCM, TP HCM.

18. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Báo Phát thanh, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.

19. Trần Hữu Quang (2001), "Chân dung công chúng truyền thông", NXB

Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Trần Quang (2001), Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

21. Phạm Khánh Sơn (2004), Phương thức hoạt động của BMĐT, Học

viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.

22. Phan Xuân Sơn (2011), "Thách thức và cơ hội dành cho BMĐT", Tạp chí Người làm báo số 4/2011, Hà Nội, trang 12-13.

23. PGS. PTS. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia.

24. Ban biên soạn The Missouri Group (2007),"Công chúng mới", (http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=224098&ChannelID=371).

25. Hữu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

26. Bùi Đức Tịnh (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27. Nguyễn Anh Tuấn (2002), "Báo Internet ở nước ta: Kết quả bước đầu và hai yêu cầu bức thiết nhất", Tạp chí Người làm báo, số tháng 10/2002,

trang 20.

28. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và

Trung tâm từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng.

29. Vụ báo chí ban Tư tưởng văn hóa thông tin (2002), "Tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí điện tử, Internet yêu cầu bức xúc đang ra hiện nay", Hội

nghị tại Ban tư tưởng văn hóa TW ngày 18/9/2002.

30. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn

hóa Thông tin, 1998.

31. Báo Dân trí: www.dantri.com.vn 32. Báo Tuổi trẻ Online: www.tuoitre.vn 33. Báo VOV Online: www.vov.vn

34. Trang tìm kiếm Google: www.google.com.vn 35. Trang tìm kiếm Yahoo: www.yahoo.com

36. Trang web đánh giá xếp hạng website Alexa: www.alexa.com 37. Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.com

38. Diễn đàn nghiệp vụ Báo chí Việt Nam: www.vietnamjournalism.com 39. Trang tin tức của Hàn Quốc OhMyNews: www.ohmynews.com

40. Nhiều tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 41. Nguyễn Công Luận, “Báo chí với công chúng” – http://www.ajc.edu.vn 42. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và

Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

43. Bùi Đức Tịnh (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 44. Nguyễn Thị Trường Giang (2004), Luận văn thạc sỹ báo chí: “Tổ chức

PHỤ LỤC

Mẫu bảng hỏi ý kiến công chúng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (CÔNG CHÚNG)

Các anh (chị) thân mến!

Diễn đàn trên báo mạng điện tử đang là một trong những chuyên mục thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng cũng như các nhà nghiên cứu. Đây là đề tài tôi lựa chọn để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành báo chí. Mục đích của đề tài "Công chúng tham gia diễn đàn

báo mạng điện tử"(Khảo sát chuyên mục “Diễn đàn” báo Dân trí, “Ý kiến bạn đọc” Vietnamnet và “Bạn đọc” của VnExpress) là góp phần làm rõ vai trò của công chúng đối với chuyên mục diễn đàn trên các báo mạng điện tử, tìm hiểu về nhu cầu và nhận xét của độc giả về chất lượng chuyên mục này, từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục diễn đàn.

Mong các anh (chị) quan tâm và cộng tác với chúng tôi trong việc trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào những ô mà anh (chị) lựa chọn.

Câu 1: Các anh/chị có thường xuyên truy cập chuyên mục Diễn đàn báo Dân

trí, chuyên mục Bạn đọc của Vnexpress – Vietnamnet ?

Mức độ Dân trí Vnexpress Vietnamnet

Thường xuyên 2-3 lần/ngày

2-3 lần/tháng

Câu 2: Mục đích của anh/chị khi truy cập và đọc chuyên mục Diễn đàn báo

Dân trí, chuyên mục Bạn đọc của Vnexpress – Vietnamnet?

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)