Có kế hoạch xây dựng diễn đàn

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 77)

Để diễn đàn sôi nổi và thu hút thì các toà soạn cũng cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn cụ thể. Không riêng gì diễn đàn mà bất kì một công việc gì đều cần có kế hoach cụ thể mới có thể đảm bảo thành công.

đưa ra các chủ đề phù hợp với từng tháng, từng quý, hay từng lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm, hoặc phản ứng nhanh trước những sự kiện bất thường diễn ra trong đời sống xã hội. Điều này tránh tình trạng báo này ăn theo báo kia, dẫn đến sự thiếu định hướng và dàn trải.

Thực hiện lập kế hoạch giúp cho mỗi tòa soạn đánh giá được chất lượng diễn đàn thông qua việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra những giải pháp đổi mới, nâng cấp. Từ đó tiến hành điều chỉnh các kế hoạch của kì tiếp theo để đạt được hiệu quả cao nhất.

Để làm tốt công tác này, người xây dựng kế hoạch phải là người nắm vững những kiến thức cơ bản về hoạt động tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử, nhanh nhạy trong việc cập nhật và xử lý thông tin… để xây dựng kế hoạch sát với tôn chỉ, mục đích của tờ báo và thu hút độc giả tham gia vào diễn đàn. Trong đó, việc xây dựng chủ đề hết sức quan trọng. Chủ đề phải mang tính báo chí, có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội và cần thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của tờ báo.

Theo ý kiến của Nhà báo Nguyễn Đăng Tấn - Trưởng ban bạn đọc/ Trưởng ban kiểm soát của Vietnamnet, để thu hút đông đảo hơn nữa bạn đọc tham gia diễn đàn BMĐT là: phải cố gắng tổ chức chuyên mục có sự gắn kết

sâu sắc nhất với bạn đọc. Những diễn đàn nhỏ hay những vấn đề gần gũi với đời sống được đưa ra để bạn đọc gửi bài viết và đưa quan điểm cụ thể của mình.

Vì vậy, tòa soạn và những người đứng đầu chuyên mục Diễn đàn/Bạn đọc phải vừa tạo ra sự gắn kết với bạn đọc, vừa cố gắng tạo ra sức định hướng dư luận. Luôn nghĩ đến những ý tưởng mới để cải thiện chuyên mục.Cố gắng là chuyên mục luôn luôn thay đổi cũng như những bạn đọc “Đỏng đảnh”.

Để tổ chức diễn đàn trên BMĐT trở thành chuyên mục hấp dẫn, nhiều nhà báo cho rằng các tòa soạn cần có cách sắp xếp, lựa chọn bài đăng trên diễn đàn theo sát các vấn đề thời sự nóng hổi để thu hút đông đảo bạn đọc

tham gia đóng góp ý kiến. Luồng ý kiến của dư luận xã hội cũng là nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nước nhìn nhận khách quan, có những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, phòng ngừa, nhất là vấn đề tham nhũng, chạy quyền, chạy chức.

Ví dụ, gần nhất, ngày 9/4/2013, trên chuyên mục “Diễn đàn” báo Dân trí có dẫn đăng bài phỏng vấn “Bí thư Hà Nội: Xử lý nghiêm nạn "chạy"

chức” của phóng viên Trúc Linh từ mục Xã hội báo Dân trí với nội dung: "Không chỉ chạy chức mà còn chạy bằng cấp, chạy khen thưởng… Để khắc phục tình trạng này quan trọng nhất phải bắt đầu từ những cơ chế, biện pháp chung để người muốn chạy không thể chạy được. " - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trao đổi.

Kết quả điều tra xã hội học về thực hiện cải cách hành chính tại 5 Sở Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch đầu tư, Tài chính của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho thấy, tình trạng cán bộ thiếu “nhiệt tình” với công việc vẫn ở mức cao. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã trao đổi với báo chí về tình trạng này.

Kết quả điều tra về cải cách hành chính ở 5 sở của Hà Nội cho thấy tỷ lệ cán bộ “nhiệt tình” với công việc, với dân chưa được cao?

Công bằng mà nói cái này có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thứ nhất quy mô công việc, thu ngân sách và doanh nghiệp của Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với tỉnh khác. Hơn nữa, văn bản cơ chế chính sách của ta vừa nhiều, chồng chéo lại hay thay đổi. Trong khi đó cán bộ còn lúng túng trong thực thi công vụ, do vậy, nếu họ không dám chịu trách nhiệm, không dám ghé vai gánh vác với doanh nghiệp thì người dân phải chờ hướng dẫn, chờ khớp nối... Từ cái chậm trên, doanh nghiệp tìm cách “bôi trơn” để làm cho nhanh. Thế nhưng không phải ai cũng được cả. Trong 10 người tham gia 1 dự án, chỉ có 1 người thắng thầu, 9 người “bôi” nhưng không “trơn” phẫn nộ.

Về chủ quan, cũng không thể né tránh ý thức tinh thần trách nhiệm, tiêu cực nhũng nhiễu làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề. Những cái đó phải sửa

đồng bộ, không thể duy ý trí. Việc sửa này sẽ thực hiện từng nơi, từng người. Với cá nhân, tập thể, địa chỉ nào vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý trước.

Không chỉ doanh nghiệp chạy dự án bằng cách “bôi trơn”, nhiều người còn nhắc đến tình trạng chạy chức, chạy quyền cũng phức tạp không kém?

Không chỉ chạy chức mà còn chạy bằng cấp, chạy khen thưởng… Tình trạng này trong Nghị quyết Trung ương 4 cho đây là một trong những biểu hiện cụ thể của sự sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Để khắc phục tình trạng này quan trọng nhất phải bắt đầu từ những cơ chế, biện pháp chung để người muốn chạy không thể chạy được. Đương nhiên sự tự giác của mỗi người là cần thiết, như phía lãnh đạo không để người ta chạy mình, còn người muốn chạy phải phấn đấu bằng năng lực, bằng chất lượng công việc.

Tình trạng trên đã được Hà Nội khắc phục thế nào thưa ông?

Thành phố không loại trừ bất kỳ trường hợp nào, nếu phát hiện sai phạm đều phải xử lý thật nghiêm. Thời gian qua, những người sống trong bộ máy thấy được tình trạng chạy chức, chạy quyền giảm một cách rõ rệt. Hơn nữa, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm trong thời gian tới sẽ làm cho những ai có ý muốn chạy cũng khó đi xin phiếu được tất cả mọi người. Lãnh đạo cũng không dám bổ nhiệm người tín nhiệm thấp.

Riêng những cán bộ thiếu “nhiệt tình” trong công việc, với nhân dân Hà Nội sẽ có hướng xử lý thế nào?

Sắp tới Hà Nội sẽ có cuộc họp chuyên đề về vấn đề này. Để khắc phục điều đó cần nhiều giải pháp khác nhau như cơ chế chính sách, tiền lương… để khuyến khích người tốt, cùng với đó là việc xử lý nghiêm người sai. Từ đó để người tốt càng tốt lên; người sai không sai nữa”.

Chỉ ít giờ sau khi bài viết được dẫn đăng trên chuyên mục “Diễn đàn”, bài viết đã nhận được gần 1000 ý kiến đóng góp, phản ánh tình trạng chạy chức đang hành hoành tại nhiều sở, ngành trên địa bàn TP. Hà Nội. Từ những ý kiến trên, ngay trong ngày 9/4/2013, trên chuyên mục “Diễn đàn” báo Dân trí đã có bài viết sâu sắc với tiêu đề: “Mờ ảo đường đua nghiệt ngã - thi chạy

trên sân sau”, được tổng hợp từ chính ý kiến đóng góp của bạn đọc với nội dung rất hấp dẫn và gần gũi:

“Bàn tròn dư luận thời gian qua lúc nào cũng rất rôm rả quanh chủ đề

CHẠY, với số vận động viên tham gia theo tin đồn chủ yếu trong giới cán bộ, viên chức, chức sắc. Mà độc đáo nhất là đường đua rất nghiệt ngã, dân thường muốn thi cũng… đừng có mơ!

Những đường đua không xanh

Lạ hơn nữa, tham gia thi đấu trên những đường đua tạm gọi là “không xanh” (hoặc chạy trên đường đua… sân sau) này, thể lực cũng chẳng bằng vật lực và chất xúc tác quan trọng nhất là cái gọi “chất bôi trơn” (cũng khá quen thuộc với đa số cư dân bằng những cụm từ đa nghĩa như “đầu tiên”, “văn hóa phong bì”, “lót tay” hay như khi đi trên đường thường được gọi là “mãi lộ”…)

Song song với những đường đua khá... có tiếng đã nhiều lần làm dậy sóng dư luận như “chạy dự án”, “chạy quota”, “chạy trường”, “chạy lớp”, “chạy điểm”… lần này phản hồi của bạn đọc quanh trao đổi mới nhất của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị với báo chí về tình trạng “chạy chức chạy” quyền còn liệt kê thêm tên những đường đua mà chắc chắn là không có trong từ điển:

“Thường thì ở VN mình, hầu như ai cũng muốn vào làm trong cơ sở, đơn vị Nhà nước cho ổn định, lương tuy không cao nhưng được cái…"lậu” khá là ngon. Vì thế Cung vượt xa Cầu dẫn đến tình trạng cạnh tranh để được yên vị, muốn vậy thì CHẠY CHỨC là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất chứ không phải là năng lực. Nếu muốn giải quyết triệt để tệ nạn này, tôi nghĩ nên tìm cách giải quyết vấn đề Cung - Cầu trước thì hay hơn” - Đinh Đức Tuấn: faithkg89@yahoo.com

“Đồng chí Bí thư Thành ủy HN mới nói đến "chạy chức chạy quyền", chứ chưa nói đến CHẠY TUỔI. Ở HN theo tôi được biết, có những vị qua bao nhiêu năm công tác thường xuyên điều chỉnh bổ sung lý lịch thì không thấy có

ý kiến gì. Nhưng khi sắp về hưu mà đang công tác ở vị trí "đẹp", lại muốn làm mình trẻ ra bằng cách chạy tuổi. Mong Bí thư cũng quan tâm đến vấn đề này vì đây cũng là một hình thức “chạy”

- Quang Hà: quang11022009@gmail.com “Chạy chức, suy cho cùng có khi còn chưa nguy hiểm bằng CHẠY HỌC HÀM HỌC VỊ. Vì nếu chạy chức xong thì vẫn chịu sự giám sát của cơ quan, nơi cư trú, có chức rồi mà không chịu tu dưỡng, rèn luyện thì sớm muộn chức cũng có thể không cánh mà bay. Còn có học hàm vị rồi ai biết thực chất? Họ tha hồ mà tung lời ở khắp mọi nơi, tuổi hưu rồi vẫn "có cái cớ" xin ở lại làm thêm 3 năm, 5 năm, lương vẫn nguyên, thời gian công tác lại được cộng thêm số năm ở lại...” - Trần Khánh Dinh: tkvdinh@gmail.com

“Chạy chức quyền, chạy bằng cấp, thậm chí cả CHẠY VÀO ĐẢNG để có vị trí "ngon", có nhiều "cơ hội tham nhũng", theo tôi là không chỉ mới có như ông Bí thư Thành ủy HN nói đâu, mà nó có khoảng hơn 20 năm rồi. Chỉ có điều nó được truyền tụng, ra giá tùy theo trị giá từng thời điểm của đồng tiền VN thôi. Bây giờ mới nêu có lẽ là muộn mất rồi bởi nó đã thành lối mòn, ăn sâu vào tiềm thức của những ai có ý định muốn làm "công bộc" thời nay của dân nhưng mà là để chỉ tư lợi...”

– Quang Backy: quangba@2012yahoo.com Tôi rất mong những gì Bí thư HN phát biểu sớm trở thành thành hiện thực, vì nạn chạy chức và CHẠY VIỆC bây giờ nhiều như cơm ăn và khí trời rồi, ăn vào máu nhiều người rồi. Không chạy thì cứ vậy thôi, bằng cấp xịn, người tài giỏi cũng… cứ đợi đấy. Dân ta giờ có câu nói mới rồi: Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn mới tới trí tuệ. Đó là sự thật, không tin các vị cứ tới các tổng công ty nhà nước mà xem họ làm. Buồn lắm cho những người muốn cống hiến mà không được cống hiến!” - Hoàng Tuyết: hoangtuyet59@yahoo.com

Sân sau làm đau sân trước

“Bình” đã nhiều, “luận” cũng đã vô số. Nhưng nghe thì nhiều, mà thấy chẳng được bao nhiêu nên xu hướng chung của dân ta hiện nay là mất niềm tin và xem ra vẫn khó vực lại được lắm. Điều tiếng khá nhiều xoay quanh chuyện quy hoạch với nghịch lý “sân sau làm đau sân trước”!

“Bác Nghị đã đưa ra những biện pháp rất hay để giải quyết vấn đề, nhưng theo tôi Đảng cần có những chiến lược dài hạn mới hy vọng giải quyết được tận gốc” - Vương Văn Kiên: vuongvankien@gmail.com

“Tôi nghĩ, thực ra việc quy hoạch cán bộ xét về chủ trương là đúng, nhưng thực tế thi hành lại hoàn toàn không có hiệu quả cho nhà nước mà chỉ tạo ra nạn "chạy". Ở một góc độ nào đó thì chính chủ trương này đã tạo "sân sau" cho các vị có chức quyền đưa cả dòng họ mình vào nắm giữ các vị trí then chốt. Đất nước vì thế sao mà phát triển nhanh được, khi còn đó nhiều điều phiền toái vì cơ chế cán bộ của chính chúng ta xem ra vẫn đang không tạo điều kiện cho những người có tài mà thậm chí còn ngược lại. Nên thi tuyển công khai minh bạch để phát huy trình độ của những người có Tâm, có Tài, thực sự mong muốn cống hiến cho Tổ quốc. Và nên xem lại vấn đề quy hoạch, nếu thấy thật sự không cần thiết thì bỏ hẳn đi” - Viễn Phương: vp4819@gmail.com

“Vấn đề chạy chức này không phải bây giờ mới có. Những vị trí, công việc tốt thì các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ có năng lực thật sự thi tuyển cũng mấy ai đỗ được đâu. Chính vì vậy, những cải cách trong phong cách làm việc, các biện pháp cải tiến những gút thắt không hợp lý… vẫn không thể làm được. Vì không có chuyên môn, kiến thức mà do chạy tiền để vào được vị trí đó, thì họ lại phải dùng tiền để giải quyết công việc sao có lợi nhất cho túi tiền của mình thôi. Nói tóm lại, làm sao để nhân dân một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của giới chức thành phố? Việc đó phải thể hiện bằng công việc và qua chính những mục tiêu của thành phố đã biến thành hiện thực cụ thể như thế nào” - Hung: pro4.tk.hung@showa.com.vn

“Mình biết ý kiến mình chẳng được đăng đâu, nhưng cũng bức xúc mà nói thôi. Hôm nay thấy báo chí trích đăng nhận xét của Bí thư HN rằng “chạy chức đã giảm rõ rệt", mình chợt… thấy mắc cười quá. Vì trước đó khi có thông tin về “chạy chức 100 triệu ở HN”, báo chí đưa tin um sùm, dân nói là chuyện thường ngày ở huyện… Rồi HN tổ chức kiểm tra đánh giá… cái gì đó hổng biết và quả quyết rằng: không có chuyện chạy chức đâu, đó chỉ là "tin đồn"! Vậy mà hôm nay lại nói hiện tượng chạy chức giảm rõ rệt, liệu có mâu thuẫn không?... Nói là giảm, có nghĩa là hiện vẫn đang có hiện tượng chạy chức và các bác cũng biết ạ? Vậy sao không xử lý và nêu tên cụ thể ạ?...” – nick Dân nghèo không có tiền chạy chức: danngheo@gmail.com

Để làm được như thế, có lẽ trước hết cần xóa bỏ những cái “sân sau” cũng tức là không còn “đường đua” cho các vận động viên “chạy” kiểu tréo ngoe đó thi thố nữa??? Nhưng đường đua đó mờ ảo lắm, không phải cứ muốn là nhìn thấy được đâu”.

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 77)