2.2.1. Tham gia bằng cách truy cập vào tờ báo
2.2.1.1. Số lượt truy cập
Số lượng truy cập được tính bằng tổng số lượt độc giả truy cập vào tờ báo theo địa chỉ website. Khảo sát số lượt truy cập của báo mạng điện tử VnExpress, Dân trí, VietNamNet từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 cho kết quả như sau:
Dân trí VietNamNet VnExpress
24.648.381 14.382.000 32.674.590
Bảng 1: Thống kê số lượng truy cập trung bình hàng ngày của các báo
Theo số liệu thống kê của Alexa, báo mạng điện tử VnExpress là website được truy cập nhiều thứ 5 ở Việt Nam, xếp thứ 431 toàn cầu. Trong khi Dân trí là website được truy cập nhiều thứ 9 ở Việt Nam.
Hình 7: Số liệu thống kê của Alexa về lượng người truy cập của VnExpress.net
Hình 8: Số liệu thống kê của Alexa về lượng người truy cập của báo điện tử Dân trí 101000 276000 245000236000 318000 396000 368000 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Lượng đọc
Biểu đồ 1: Lượng đọc mục “Bạn đọc” báo VnExpress từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2012
Lượt truy cập đọc mục Bạn đọc của báo VnExpress ngày càng lớn. Nhìn vào bản đồ ta thấy được rằng lượng truy cập tháng 2/2012 gấp hơn 2,7 lần so với lượng truy cập của tháng ngay trước nó. Tính đến tháng 6/2012 lượng truy cập đọc chuyên mục tăng gần 4 lần so với tháng 1/2012.
Biểu đồ 2: Mục đích truy cập mục bạn đọc của báo VnExpress
2.1.1.1 Tần suất truy cập
Tần suất truy cập thể hiện sự gắn bó của độc giả, mức độ trung thành của độc giả với tờ báo và chuyên mục. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát để thống kê tần suất truy cập của độc giả. Tần suất truy cập có thể tính được bằng số lượt truy cập của độc giả trong một ngày, một tháng.
Mức độ truy cập Dân trí VnExpress VietNamNet
2-3 lần/ngày 65% 10% 25%
2-3 lần/tuần 15% 65% 20%
2-3 lần/tháng 20% 25% 55%
Bảng 2: Thống kê kết quả thăm dò mức độ truy cập chuyên mục “Diễn đàn”
của báo Dân trí, chuyên mục “Bạn đọc” của VnExpress và “Ý kiến bạn đọc” của VietNamNet
Giải thích lý do của tần suất truy cập, độc giả đánh giá nội dung và hình thức của các trang báo như sau:
Biểu đồ 3: Ý kiến của bạn đọc về nội dung chuyên mục “Diễn đàn” của báo Dân trí, “Ý kiến bạn đọc” của Vietnamnet và “Bạn đọc” của Vnexpress
Có thể thấy, chuyên mục diễn đàn của các báo đều hướng tới các đề tài nóng hổi, đang được dư luận quan tâm. Chính vì là vấn đề thời sự, nên dư luận có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề đó. Chuyên mục diễn đàn phát huy được thế mạnh là nơi để độc giả thể hiện ngay và nhanh được ý kiến của mình về các vấn đề thời sự.
Bên cạnh nội dung hay, hấp dẫn thì hình thức, giao diện của trang báo và chuyên mục cũng chính là yếu tố tiếp theo thu hút số lượng lượt truy cập và phản hồi của độc giả. Theo kết quả khảo sát, độc giả đánh giá về giao diện chuyên mục diễn đàn của các báo như sau:
Biểu đồ 4: Công chúng đánh giá về giao diện của Dantri, VnExpress và VietNamNet
2.2.2. Tham gia bằng cách viết bài cho tờ báo
2.2.2.1. Số lượng bài viết
Trong khoảng thời gian khảo sát (tháng 2/2012 – 6/2012), chuyên mục Diễn đàn của báo Dân trí đã đăng tải tổng cộng 413 bài viết của độc giả gửi đến. Dung lượng mỗi bài viết khoảng 500 – 800 từ. Các bài viết được cập nhật liên tục trong ngày, mỗi ngày trung bình 2 - 3 bài. Số lượng bài cập nhật phụ thuộc dòng sự kiện và số bài viết mà độc giả gửi đến.
Biểu đồ 5: Số lượng bài viết cập nhật trên mục diễn đàn của Dantri, chuyên mục bạn đọc VnExpress và VietNamNet
Cũng trong khoảng thời gian đó, chuyên mục Bạn đọc báo VnExpress đã đăng tải tổng cộng 368 bài viết của độc giả gửi đến. Trên VietNamNet, Các đề tài như tiền lương, điện, nước, chính sách, giao thông trên mục Diễn đàn kinh tế Việt Nam đã thu hút được phản hồi của công chúng gửi về chuyên mục Bạn đọc với số lượng khoảng 10 bài/1 tháng. Ngoài ra, chuyên mục Bạn đọc của VietNamNet còn có các bài viết về các đề tài liên quan đến đời sống tâm lý tình cảm, các bài tư vấn theo dấu thư bạn đọc gửi về tòa soạn.
Những con số trên cho thấy các báo rất chú trọng đến việc xây dựng sự sôi nổi, hào hứng của diễn đàn góp phần tạo tiếng nói chung, tác động đến dư luận xã hội. Những ý kiến nhận xét, đánh giá và giải pháp đầy tâm huyết của bạn đọc sẽ đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi các chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Kết quả trên cũng phần nào do giao diện của diễn đàn được thiết kế hài hoà, bắt mắt, các bài viết được sắp xếp theo trình tự thời gian logic, hợp lý, giúp cho công chúng có thể dễ dàng theo dõi và gửi ý kiến phản hồi. Bảng ý kiến công chúng được đặt ngay dưới bài viết và được sắp xếp theo trình tự thời gian giúp cho tác giả bài viết và độc giả dễ dàng theo dõi để phản biện hay thể hiện sự đồng tình, ủng hộ. Sự tiện lợi sẽ giúp độc giả thoải mái và sẵn sàng chia sẻ quan điểm. Do đó rất cần thiết chú trọng vào tính đơn giản và thân thiện của giao diện.
Thông qua khảo sát có thể thấy rằng diễn đàn có vai trò rất quan trọng. Trước hết, diễn đàn có nhiệm vụ cung cấp thông tin, qua diễn đàn bạn đọc có thể tiếp cận nhanh chóng với các sự kiện, vấn đề nổi bật của đời sống, xã hội mà không phải mất công tìm kiếm. Thêm vào đó, qua các bài viết trong chuyên mục, tòa soạn cũng thể hiện được quan điểm của mình, định hướng dư luận đi theo những giá trị và chuẩn mực tốt đẹp trong cuộc sống. Ngoài ra, các bài viết trong mục Diễn đàn, chuyên mục Bạn đọc còn phản ánh thực trạng tồn tại trong xã hội hay đơn giản là những gì mà bạn đọc trực tiếp phát hiện, ghi chép và cảm nhận trong cuộc sống. Bài viết là sự chia sẻ của độc giả về vẻ đẹp khác của vùng quê Việt Nam qua những nơi mà tác giả từng qua.
Có thể thấy, các bài viết của độc giả trong diễn đàn đều là các ý kiến đánh giá nhìn nhận về sự việc dưới góc độ là độc giả - người chứng kiến theo dõi các sự kiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phản ánh cuộc sống ở những góc độ mà bạn đọc trực tiếp chứng kiến, ghi nhận. Các bài viết được chọn lựa đăng tải vừa mang tính chủ quan (thể hiện ý kiến của riêng độc giả) vừa mang tính khách quan (các bài viết đều đại diện cho một nhóm độc giả, công chúng xã hội nhất định và đều dựa trên sự phân tích chi tiết, dẫn chứng mà báo chí đã cung cấp).
2.2.2.2. Nội dung các bài viết
Diễn đàn là nơi công chúng có thể công khai phát biểu, đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề mà họ quan tâm. Diễn đàn chấp nhận các luồng ý kiến khác nhau, vì vậy, trong đây dễ dàng bắt gặp một không khí trao đổi, tranh luận cởi mở, thẳng thắn.
Các bài viết đăng tải trong chuyên mục đều là các bài viết về các sự kiện tiêu biểu, gây tranh cãi hoặc chứa đựng nhiều mâu thuẫn đang diễn ra trong xã hội. Các bài viết, ý kiến, đánh giá khá đa dạng của bạn đọc đối với các vấn đề, sự kiện tiêu điểm diễn ra trong xã hội. Nhìn chung, các bài viết đã có sự chọn lọc, khá chất lượng về nội dung thông tin.
Cụ thể, trong thời gian khảo sát, những vấn đề lớn nổi lên là vấn đề chống ùn tắc giao thông, thay đổi giờ học, giờ làm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, chất lượng xe buýt, nguyên nhân cháy nổ xe, cháy nổ bình gas, vụ án Lê Văn Luyện,… Đây là những vấn đề thu hút một lượng lớn ý kiến của độc giả, tạo nên diễn đàn trao đổi công khai trên tờ báo.
Cụ thể, trong thời gian khảo sát, các chủ đề mà độc giả tham gia viết bài trên Dân trí gồm:
- Kinh tế: Muaban24, thương mại điện tử, giá điện...
- Giáo dục: đào tạo đại học, đại học tư – đại học công, Việt Nam trên bản đồ tư duy thế giới, thi cử...
- Văn hóa: vụ The Voice, văn hóa trong showbiz...
- Xã hội: Vụ phòng khám Maria, Hoàng Sa – Trường Sa...
Đối với báo VnExpress, trong tổng số bài viết gửi về có 253 ý kiến độc giả về các vấn đề của đời sống xã hội, 115 ý kiến về kinh tế, văn hóa. Các bài viết trong chuyên mục này được chia thành 9 chủ đề nhỏ, bao gồm: Ảnh, Thế giới, Văn hóa, Thể thao, Kinh doanh, Xã hội, Pháp luật, Đời sống, Khoa học.
Số lượng bài cập nhật ở các chủ đề không đồng đều, không thường xuyên và không có quy luật nhất định. Xã hội và văn hóa là hai tiểu mục nhận được nhiều ý kiến của độc giả nhất, số lượng bài viết cập nhật bình bình mỗi ngày
có 2 – 3 bài.
2.2.2.3. Hình thức thể hiện
Ngôn ngữ sử dụng trong diễn đàn báo mạng điện tử ngày càng được sử dụng sắc sảo, thể hiện được quan điểm, thái độ của độc giả. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng phù hợp với đặc trưng của báo mạng điện tử có tính biểu cảm, sinh động. Không chỉ sử dụng văn bản text mà các bài viết còn sử dụng nhiều hình ảnh minh họa.
Ai cũng có thể nói và diễn đạt được ngôn ngữ của chính mình nhưng có điều là cách diễn đạt thì chẳng ai giống ai, chính vì thế ngoài mặt ngôn ngữ ra còn có nhiều khía cạnh khác tác động tới nhận thức như là tâm trạng, cảm xúc, mọi giác quan... Chính vì thế, bản chất của ngôn ngữ đã có sức mạnh tiềm ẩn của chúng, chỉ là việc chúng ta có thể khai thác hết được hay không.
Ngôn ngữ trong các bài báo thuộc chuyên mục khác của báo thường mang tính khách quan, cái tôi của người viết được ẩn đi. Quan điểm của người viết cũng không bộc lộ một cách thẳng thắn, rõ ràng mà chủ yếu để người đọc tự đánh giá, nhìn nhận vấn đề dựa trên một hệ thống chi tiết, thông tin thể hiện trong bài. Tuy nhiên, các bài viết trong diễn đàn báo mạng điện tử mang tính chủ quan của người viết, đó là những suy nghĩ, tâm tư, bình luận của độc giả trước các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống hàng ngày. Thái độ đồng tình hay phản đối, phê phán của người viết cũng được bộc lộ rõ ràng. Chính vì thế cái Tôi tác giả xuất hiện một cách trực tiếp, dẫn dắt và thuyết phục bạn đọc khác tin vào các quan điểm mà bài viết đưa ra.
Ngôn ngữ sử dụng trong diễn đàn báo mạng điện tử cũng khá thẳng thắn và thoải mái do tính tự do của chuyên mục. So với các chuyên mục khác, ngôn ngữ của các bài viết thuộc diễn đàn mang dấu ấn cá nhân đậm nét. Cùng một vấn đề nhưng sự khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống lại đưa ra những quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau và với phương thức ngôn ngữ thể hiện cũng khác nhau. Điều đó tạo nên nhiều màu sắc cho chuyên mục và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả.
Có sự kết hợp đa dạng phong phú của nhiều loại ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ bình, ngôn ngữ kể và ngôn ngữ phân tích chiếm vị trí chủ đạo. Các bài viết trong diễn đàn không chỉ sử dụng hiệu quả ngôn ngữ bình luận sắc sảo trong việc đưa ra các ý kiến đánh giá về sự kiện, vấn đề mà còn có sự kết hợp giữa các lý lẽ phân tích một cách khá hiệu quả. Điều này không những tăng tính sinh động, hiệu quả tiếp nhận thông tin cho người đọc mà còn làm cho bài viết trở nên hấp dẫn. Ngoài ra, việc kết hợp đa dạng các thể loại ngôn ngữ cũng làm tăng tính thuyết phục của bài viết, mức độ chính xác của thông tin mà người viết cung cấp.
Tuy ngôn ngữ mang tính chủ quan của bạn đọc, thể hiện suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, đánh giá của bạn đọc trước một vấn đề, sự kiện nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội. Song các bài viết của bạn đọc vẫn mang tính “khách quan” bởi nó đại diện cho lợi ích của nhiều người, ý kiến tiêu biểu cho những luồng dư luận xã hội. Hơn hết, nó cũng dựa trên hệ thống lý luận, dẫn chứng khá thuyết phục.
Bên cạnh đó, link liên kết được sử dụng khá nhiều trong các diễn đàn của ba tờ báo. Việc sử dụng các link liên kết sẽ giúp cung cấp cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh và đầy đủ hơn về chủ đề đang nói đến. Các câu chuyện có liên quan đến nhau và cùng chủ để sẽ được đưa ra trong bài viết dưới dạng các link. Các bài viết có cùng chủ đề được liên kết với nhau tạo nên một hệ thống thông tin, giúp bạn đọc dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin, đối chiếu so sánh các sự kiện với nhau. Với cách liên kết này, bạn đọc có thể đi đến mọi trang, mục, thông tin lưu trữ của các tờ báo một cách nhanh chóng và có hệ thống nhờ có một loạt các đường link dẫn.
Theo thống kê, có 38,7% các bài viết trên diễn đàn của VnExpress sử dụng link liên kết. Với Dân trí thì tỉ lệ này là 36,02% và ở VietNamNet là 40,46%.
2.2.3. Tham gia bằng cách bình luận, phản hồi các bài viết của tờ báo 2.2.3.1. Các hình thức phản hồi 2.2.3.1. Các hình thức phản hồi
Để tham gia phản hồi trên diễn đàn BMĐT, công chúng có những phương thức khác nhau đó là: Gửi thư (văn bản và email), bình chọn trực tuyến và sử dụng chuỗi phản hồi tức thời.
Gửi thư (văn bản và email): Các tòa soạn BMĐT ở Việt Nam hiện
nay đều có địa chỉ liên hệ thực và địa chỉ e-mail cung cấp cho công chúng. Theo kết quả điều tra đối với phóng viên, biên tập viên thì hầu hết các địa chỉ được cung cấp là địa chỉ tòa soạn và không cung cấp địa chỉ e-mail của tác giả bài viết hoặc e-mail riêng của từng chuyên mục. Ở DT, địa chỉ e-mail cung cấp cho công chúng là: info@dantri.com.vn ngoài ra khi nhấp chuột vào mục Góp ý- Liên hệ ở phía cuối trang báo, một hộp thư tự động sẽ hiện ra ghi sẵn địa chỉ e-mail tòa soạn dantri@dantri.com.vn. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc phân loại phản hồi từ công chúng của tòa soạn.
Khi gửi phản hồi đến tòa soạn, công chúng buộc phải để lại thông tin cá nhân (Tên, địa chỉ, e-mail hoặc số điện thoại). Tuy nhiên, việc những thông tin này xác thực đến đâu còn là câu hỏi.
Theo kết quả nghiên cứu, 23% số người tham gia điều tra cho biết họ chọn e-mail là công cụ sử dụng để phản hồi tới BMĐT, chỉ có 3% là đã từng gửi thư tay, hoặc chuyển fax tới tòa soạn phản hồi của mình.
Bạn đọc cũng có thể gửi đơn, thư khiếu nại hoặc tố cáo của mình bằng hình thức này. Các đơn thư sẽ được gửi đến các cơ quan chức năng và yêu cầu xử lý. Thông thường, các bài viết này cũng nằm trong mục Bạn đọc (DT) (VD: "Yêu cầu quận Ba Đình giải quyết dứt điểm khiếu nại của công dân" (DT-16/3)).
Bình chọn trực tuyến: Theo kết quả khảo sát mà đề tài triển khai, cả ba tờ báo đều sử dụng hình thức bình chọn trực tuyến trên trang BMĐT của mình. Nội dung bình chọn xoay quanh các lĩnh vực: Chính trị - xã hội, giáo dục, kinh tế, văn hóa, là các vấn đề nóng dư luận đang quan tâm.