Tham gia bằng cách bình luận, phản hồi các bài viết của tờ báo

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 55)

2.2.3.1. Các hình thức phản hồi

Để tham gia phản hồi trên diễn đàn BMĐT, công chúng có những phương thức khác nhau đó là: Gửi thư (văn bản và email), bình chọn trực tuyến và sử dụng chuỗi phản hồi tức thời.

Gửi thư (văn bản và email): Các tòa soạn BMĐT ở Việt Nam hiện

nay đều có địa chỉ liên hệ thực và địa chỉ e-mail cung cấp cho công chúng. Theo kết quả điều tra đối với phóng viên, biên tập viên thì hầu hết các địa chỉ được cung cấp là địa chỉ tòa soạn và không cung cấp địa chỉ e-mail của tác giả bài viết hoặc e-mail riêng của từng chuyên mục. Ở DT, địa chỉ e-mail cung cấp cho công chúng là: info@dantri.com.vn ngoài ra khi nhấp chuột vào mục Góp ý- Liên hệ ở phía cuối trang báo, một hộp thư tự động sẽ hiện ra ghi sẵn địa chỉ e-mail tòa soạn dantri@dantri.com.vn. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc phân loại phản hồi từ công chúng của tòa soạn.

Khi gửi phản hồi đến tòa soạn, công chúng buộc phải để lại thông tin cá nhân (Tên, địa chỉ, e-mail hoặc số điện thoại). Tuy nhiên, việc những thông tin này xác thực đến đâu còn là câu hỏi.

Theo kết quả nghiên cứu, 23% số người tham gia điều tra cho biết họ chọn e-mail là công cụ sử dụng để phản hồi tới BMĐT, chỉ có 3% là đã từng gửi thư tay, hoặc chuyển fax tới tòa soạn phản hồi của mình.

Bạn đọc cũng có thể gửi đơn, thư khiếu nại hoặc tố cáo của mình bằng hình thức này. Các đơn thư sẽ được gửi đến các cơ quan chức năng và yêu cầu xử lý. Thông thường, các bài viết này cũng nằm trong mục Bạn đọc (DT) (VD: "Yêu cầu quận Ba Đình giải quyết dứt điểm khiếu nại của công dân" (DT-16/3)).

Bình chọn trực tuyến: Theo kết quả khảo sát mà đề tài triển khai, cả ba tờ báo đều sử dụng hình thức bình chọn trực tuyến trên trang BMĐT của mình. Nội dung bình chọn xoay quanh các lĩnh vực: Chính trị - xã hội, giáo dục, kinh tế, văn hóa, là các vấn đề nóng dư luận đang quan tâm.

Với hình thức này, công chúng chỉ cần một cú nhấp chuột để thể hiện quan điểm của mình trước một vấn đề đưa ra. Cách này hết sức đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Đồng thời công chúng ngay lập tức có thể xem kết quả bình chọn đối với vấn đề đó. Vì vậy, có tới 63% số người được hỏi cho biết họ đã từng phản hồi với BMĐT dưới hình thức này.

Hình 9: Mẫu thăm dò ý kiến trên báo Dân trí

Tuy nhiên, những bình chọn của BMĐT ở Việt Nam hiện nay thường không tuân theo cơ sở hoặc nguyên tắc điều tra xã hội học nên không có tính chất đại diện. Đôi khi, các BMĐT sử dụng hình thức này để lấp chỗ trống trên trang web, nội dung và hình thức còn khá nghèo nàn.

Trong thời gian khảo sát, DT có 22 cuộc bình chọn theo hình thức này, nằm rải rác ở các trang Xã hội, Giáo dục, Kinh tế, Văn hóa, Thể Thao... Trung bình, mỗi cuộc bình chọn thu hút khoảng 10.000 lượt tham gia. Cuộc bình chọn được nhiều bạn đọc tham gia nhất là bình chọn về vấn đề Bộ trưởng GTVT đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân với hơn 85.000 lượt tham gia.

Sử dụng chuỗi phản hồi tức thời: Cả ba tờ báo đều có hộp Ý kiến bạn

đọc để công chúng có thể gửi ý kiến phản hồi của mình ngay phía dưới mỗi bài viết trên diễn đàn.

Số lượng độc giả phản hồi không đồng đều ở mỗi bài. Nhìn chung, lượng phản hồi của các báo là khá ít. Ngoài những bài “đinh” thì hầu hết ở các bài đều không có hoặc có rất ít phản hồi từ độc giả. Điều này chứng tỏ, các tờ báo được khảo sát chưa thực sự quan tâm đến việc tăng lượng phản hồi của độc giả dưới mỗi bài viết.

Những bài viết ít được phản hồi hoặc không có phản hồi thường chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, bài viết không có vấn đề hoặc vấn đề ít gây tranh cãi. Một số bài không nhận được phản hồi nào. Đây là những bài viết hoàn toàn mang tính chất thông báo, thông tin đưa ra không có tính chất tranh cãi hay khúc mắc gì, vì vậy, các bài viết này không hề có ý kiến phản hồi nào. Cách triển khai của những bài viết này cũng khá mạch lạc. Thông tin được cung cấp đầy đủ, khách quan, không có hoặc ít có sự xuất hiện của tác giả, tác giả không thể hiện quan điểm cá nhân.

Có thể thấy, trong thời gian khảo sát, các bài viết về những vấn đề nóng trong xã hội như: Vấn đề giao thông, vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng - Hải Phòng, cấm đỗ xe tại 262 tuyến phố của thủ đô, hàng loạt vụ cháy xe máy liên

tiếp diễn ra… đều được công chúng các tờ BMĐT hết sức quan tâm và thường xuyên để lại phản hồi dưới mỗi bài viết.

Những bài viết này thường có tính chất gây tranh cãi hoặc bài viết cung cấp những thông tin mới, những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước, của cơ quan chức năng, cần trưng cầu ý kiến nhân dân, hoặc những thông tin về những sự việc nhận được sự cảm thông, chia sẻ của độc giả, những bài viết mang đậm tính nhân văn, những bài viết về những vụ việc dấy lên những vấn đề bức xúc đang tồn tại trong xã hội.

Trên cả ba tờ BMĐT này, loạt bài về việc thay đổi giờ học, giờ làm nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả với nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Tóm lại, những bài viết nhận được nhiều phản hồi nhất là những bài viết có đề tài nóng bỏng, gây tranh cãi, những vấn đề bức xúc đang tồn tại trong xã hội, đề cập đến những thông tin mới hoặc bài viết thể hiện những khía cạnh nhân văn sâu sắc.

Đây là hình thức độc giả thường xuyên lựa chọn nhất để phản hồi tới tòa soạn. Với đề xuất thu phí lưu hành với ôtô và xe máy vào nội đô của Bộ GTVT, tòa soạn DT đã nhận được gần 3.000 ý kiến bạn đọc phản hồi.

2.2.3.2. Nội dung phản hồi

Nội dung của các phản hồi khá phong phú, đa dạng, nhiều chiều, bao hàm tất cả các mặt của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa... Đây là kết quả của việc sử dụng bài viết của nhiều nhóm công chúng với những đặc điểm khác nhau.

Bạn đọc có thể đưa ra các ý kiến, bài viết thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đánh giá về các vấn đề, sự kiện diễn ra hàng ngày. Từ đó giúp nhà báo có nhiều bài viết đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng thông tin truyền tải. Thông qua những ý kiến phản hồi của công chúng, tờ báo sẽ có được những định hướng cho sự phát triển của mình. Những ý kiến của công chúng là những đóng góp quan trọng để tờ báo hoàn thiện mình hơn. Tờ báo nào không làm tốt công tác trên là đã tự bớt dần đi những công chúng quý báu

của mình. Mặt khác, việc thể hiện thái độ của độc giả trên diễn đàn sẽ tạo thành sức mạnh dư luận xã hội vô cùng lớn góp phần lên án, đầy lùi những cái xấu, tiêu cực trong xã hội, đồng thời biểu dương, nhân rộng những tấm gương tốt, những lối sống đẹp ra cộng đồng. Điều này có ý nghĩa trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Việc “Bức tâm thư giử Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH” của Mẹ thiếu tá Trần Duy Nghĩa đề nghị công nhận con trai bà là Liệt sĩ. Để ghi nhận ý kiến của bạn đọc cả nước, báo Dân trí đã lập bảng thăm dò ý kiến về đề nghị công nhận liệt sĩ đối với Thiếu tá Trần Duy Nghĩa với 3 đáp án lựa chọn:

Bộ Lao động TB&XH khẳng định việc Thiếu tá Trần Duy Nghĩa tử vong không thuộc diện công nhận liệt sĩ, nhưng số đông bạn đọc được thăm dò ý kiến cho rằng cách giải quyết này chưa thấu tình đạt lý với đề nghị công nhận liệt sĩ đối với Thiếu tá Nghĩa. Kết quả thăm dò nhận được là có 68% bạn đọc ủng hộ công nhận liệt sĩ đối với Thiếu tá Trần Duy Nghĩa.

Kết quả tổng hợp tính đến tối ngày 21/8/2012 cho thấy, có 3439 ý kiến lựa chọn phương án “Cách giải quyết của Bộ Lao động TB&XH chưa đạt lý, thấu tình ”, tương đương 69%. 1481 ý kiến lựa chọn phương án “Bộ Lao động TB&XH đã làm đúng trách nhiệm”, tương đương 29%. 160 ý kiến chọn phương án “Ý kiến khác”, tương đương 3%. Dựa trên kết quả thăm dò của báo Dân trí thực hiện có thể thấy, số đông bạn đọc cả nước ủng hộ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với trường hợp hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ của Thiếu tá Trần Duy Nghĩa của gia đình đồng chí Nghĩa.

Các bài viết về chủ đề này đều nổi bật, thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ của độc giả, ý kiến của cá nhân, đồng thời tập trung đi sâu vào nêu, phân tích và giải quyết vấn đề dưới những góc nhìn mới mẻ, sắc sảo. Các bài viết còn được khai thác theo góc độ nhìn nhận riêng của độc giả, gần gũi với cuộc sống và đều là các vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

hỏi, những thắc mắc về pháp luật. Các băn khoăn của độc giả sẽ được gửi đến Dân trí thông qua mục này và sẽ được giải đáp. Không chỉ chia sẻ, mà Dân trí còn trở thành một đối tác tư vấn cho độc giả.

Hình 11: Mẫu hỏi đáp pháp luật dành cho độc giả trên báo Dân trí

Diễn đàn là nơi tạo ra một không khí tự do ngôn luận, chấp nhận những ý kiến khác nhau. Mỗi người đều có thể phát biểu những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình với một hoặc nhiều người khác trong “cộng đồng ảo”. Tuy nhiên, giới hạn là ở chỗ không biến sự khác nhau đó thành chống đối, không biến sự đa dạng, phong phú của tờ báo thành tổ chức đối lập gây hỗn loạn xã hội. Chuyên mục này là nơi có sự thông tin hai chiều: quan điểm, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đến nhân dân và ý kiến của nhân dân về chính sách, quyết sách của Đảng và Nhà nước. Cả hai chiều thông tin đều là nhiệm vụ quan trong của diễn đàn.

Nhiều sự kiện nóng trên Dân trí đã thu hút được sự chú ý của công chúng được thể hiện thành các loạt bài như vụ Muaban24 đã có hơn 14 bài viết và chia sẻ về chủ đề này như: Vĩ thanh buồn sau khi cơn lốc Muaban24 quét qua (đăng ngày 7/8), Cẩn trọng với “tàn dư cơn lốc" Muaban24! (đăng ngày 6/8), Vài lời tâm bạch về Muaban24 (đăng ngày 6/8), Vụ Muaban24:

Chết vì “hoa hồng” và “chém gió” (đăng ngày 4/8), Bất chấp và khiêu khích (đăng ngày 4/8), Bạn đọc chuyên mục Nhân ái cần đề phòng nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi (đăng ngày 4/8), Vụ Muaban24: Vẫn có những người thích “đâm quàng bụi rậm”… (đăng ngày 3/8), Vụ Muaban24: Gieo gió ắt gặt bão… (đăng ngày 2/8), Những điểm có thể coi là “tử huyệt” của Muaban24 (đăng ngày 1/8); “Lốc” Muaban24 càng hoành hành, nguy cơ đổ vỡ tan nát càng lớn! (đăng ngày 31/7); Quãng thời gian "địa ngục" khi lún sâu vào Muaban24... (đăng ngày 30/7), MB24 có dấu hiệu lừa đảo tinh vi! (đăng ngày 29/7), Bài học cay đắng của tôi với MB24 (đăng ngày 28/7);…

Các bài viết chia sẻ thường là những câu chuyện của bản thân hay lời khuyên từ các chuyên gia về một vấn đề gì đó... Tuy vậy, các bài viết còn cập nhật không đều, cách quãng. Bài viết tuy đã đề cập đến các sự kiện nóng bỏng, thời sự nhưng chưa đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực, góc độ khai thác chưa nhiều, chưa sâu. Sự bố trí không đồng đều giữa các chủ đề đề cập làm giảm sự hấp dẫn của chuyên mục.

Ngoài các phản hồi mang tính chất phản ánh, công chúng còn thường xuyên gửi những thắc mắc của mình về các vấn đề pháp luật, sức khỏe, giáo dục, y tế để nhờ tòa soạn giải đáp. Các thắc mắc này sẽ được tòa soạn trả lời trực tiếp hoặc nhờ các chuyên gia tư vấn thuộc lĩnh vực đó giải quyết trên diễn đàn. Trên DT, tại mục Bạn đọc thường xuyên có các bài viết Tư vấn pháp luật.

Thường xuyên nhận được phản hồi của độc giả nhất chính là mục Ý kiến bạn đọc nằm ngay dưới mỗi bài viết được đăng tải. Nội dung phản hồi của độc giả khá phong phú, nhìn chung tất cả các phản hồi đều xoay quanh nhân vật, vấn đề được đề cập trong mỗi bài viết.

Các diễn đàn trên ba tờ báo hầu như đều nhận được phản hồi của công chúng. Dung lượng của mỗi ý kiến trong hình thức này khá khác nhau. Có những ý kiến rất ngắn (chỉ khoảng vài chục chữ), có ý kiến dài vài trăm, thậm chí lên đến hàng nghìn chữ. Có điều này là do đối tượng công chúng rất đa dạng, là những người có độ tuổi, trình độ học vấn, lĩnh vực làm việc… khác

nhau nên quan điểm cũng như khả năng, chất lượng viết cũng không giống nhau.

Có thể tạm chia các ý kiến phản hồi của bạn đọc thành các nhóm sau:

- Những phản hồi ít mang giá trị thông tin

Những phản hồi này chủ yếu thể hiện tình cảm (cảm ơn, chia sẻ, chúc mừng…), thái độ ( yêu, ghét, kính trọng hay phê phán, phản đối) của độc giả trước các vấn đề, các nhân vật được nêu trong bài.

- Những phản hồi có chất lượng, hàm lượng thông tin cao, thể hiện rõ quan điểm độc giả

Trong thời gian khảo sát, vấn đề nóng nhất trên các diễn đàn BMĐT ở Việt Nam là vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Độc giả không chỉ theo dõi diễn biến vụ việc trên các trang BMĐT mà còn liên tục phản hồi, tranh luận về những vấn đề xoay quanh vụ việc. Trên cả ba tờ báo, có hàng nghìn ý kiến phản hồi dưới những bài báo viết về vụ việc này. Hầu hết các ý kiến đều thể hiện rõ quan điểm, thái độ bức xúc của mình trước cách hành xử của chính quyền huyện Tiên Lãng đồng thời đề nghị hướng giải quyết vụ việc.

Bên cạnh các ý kiến phản hồi ủng hộ còn có không ít những phân tích làm rõ thêm vấn đề và đặt câu hỏi ở chiều sâu, thể hiện những khúc mắc của độc giả về vấn đề được nêu.

Có thể thấy, trước những vấn đề nóng của xã hội công chúng không chỉ bày tỏ bức xúc của mình, nhiều người đã bỏ công suy nghĩ để tìm nút gỡ giải tỏa những bế tắc trong cuộc sống bằng những phản hồi thực sự tâm huyết, chất lượng.

Một trong những vấn đề thu hút công chúng BMĐT trong thời gian khảo sát đó là những cải cách của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong lĩnh vực giao thông như: Điều chỉnh giờ học giờ làm, cấm đỗ xe tại 262 tuyến phố nội thành Hà Nội, chống tham nhũng trong ngành GTVT, hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển giao thông công cộng… Nhiều ý kiến ủng hộ ông Đinh La Thăng và Bộ GTVT ở vấn đề tích cực cải cách nhằm đổi mới ngành giao

thông nước nhà, giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm… và đánh giá cao những đóng góp của ông và mong đất nước có thêm nhiều vị Bộ trưởng như ông. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến phản đối lại những quyết định của ông khi những thay đổi đó tác động không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng Bộ trưởng không thực tế, không lắng nghe ý kiến nhân dân, cho rằng ông đang đánh bóng tên tuổi. Ngoài ra, các đề tài khác của đời sống cũng được độc giả quan tâm phản hồi.

Đây là những phản hồi có chất lượng, độc giả thể hiện quan điểm cá nhân khá rõ ràng và mạch lạc. Nhiều phản hồi có dung lượng và kết cấu của một bài báo. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của công chúng với các

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 55)