Các cơ quan báo chí cần quan tâm, chăm sóc sự đóng góp của công

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 86)

công chúng thông qua mục diễn đàn

Giống như bao người sáng tạo khác, khi đã gửi tác phẩm của mình đi, các tác giả đều mong ngóng tác phẩm của mình được sự quan tâm, đánh giá của độc giả. Dù độc giả đó có là hàng triệu độc giả của báo hay chỉ vài độc giả là chính biên tập viên nhận được bài viết đó. Hầu hết các báo đều có những chính sách để thu hút và chăm sóc độc giả, cộng tác viên. Nhưng thực tế, công tác chăm sóc độc giả của chuyên mục “Diễn đàn” cần có sự quan tâm đặc biệt, bởi độc giả ở đây không chỉ là người đọc mà còn là tạo nên và duy trì chuyên mục.

Trên Vietnamnet đã có độc giả Nguyễn Quốc Vỹ - 104A Trần Phú, Quy Nhơn đã phản hồi “Chăm sóc bạn đọc, báo sẽ có tất cả”, trong đó có viết: “ Đã

từ rất lâu, tôi là một độc giả trung thành và thường xuyên của Báo VietNamNet. Ngày ấy, phần vì Internet chưa “phủ sóng” mạnh như hiện nay, phần vì chưa có nhiều báo mạng “ra đời” và trên hết là quý báo có rất nhiều bài viết đọc rất “thấm”. Hiện nay, thật tình mà nói, VietNamNet không còn là lựa chọn hàng đầu của tôi trong những buổi sáng thu thập thông tin cũng như những buổi tối sau giờ làm việc.

Có rất nhiều lý do làm tôi ngày càng trở nên “xa cách” với báo như: Không còn những bài viết, những phân tích sắc sảo ở các chuyên mục Giáo dục, Kinh tế - Thị trường hay Xã hội. Bên cạnh đó là những chuyên mục như 2Sao với phần lớn là các bài viết, hình ảnh về người mẫu bán dâm, ca sỹ “lộ

hàng” hoặc những tin mà “không đi đến đâu” nhưng lại được “giật tít” thật sốc để gây sự chú ý. Nhưng, quan trọng hơn cả là sự “im lặng” của quý báo với bạn đọc.

Tôi cũng tham gia viết bài, gởi bài về nhiều vấn đề trong xã hội đến nhiều báo, trong đó có VietNamNet. Với tôi, sau khi viết bài xong, tìm địa chỉ email của báo để gởi bài cũng đã là một vấn đề. Khi tìm được rồi, tôi gởi bài viết và luôn kèm theo câu “mong nhận được sự phản hồi của quý báo về bài viết”. Đôi khi, tôi luôn băn khoăn và tự hỏi không biết gởi theo địa chỉ này đúng không cho dù nó nằm trên trang của báo. Và, đáp lại sự mong muốn, tinh thần cầu thị của tôi là một sự im lặng đến “rợn người”.

Cũng đã nhiều lần sau khi gởi bài, tôi lại vào trang thông tin của quý báo để tìm xem bài viết của tôi có được đăng không. Không những thế, tôi thử gõ tên bài viết của mình trên Google với một hy vọng mong manh nếu bài đã đăng và Ban biên tập không đổi tên tiêu đề thì may mắn tôi có thể tìm ra. Nhưng, tất cả đều rơi vào “vô vọng” và thật sự lòng kiên nhẫn của tôi không còn nữa. Những bài viết về Giáo dục, về Xã hội, về Văn hóa của tôi đã được gởi cho các báo khác – những tờ báo có Ban công tác bạn đọc tốt hơn.

Để cải tiến báo, thiết nghĩ công tác bạn đọc là một trong những vấn đề mà VietNamNet cần chú ý.”

Có thể nói chỉ cần những hoạt động quan tâm thiết thực của các báo, chuyên mục “Diễn đàn” sẽ lôi kéo và duy trì được lượng độc giả trung thành của chuyên mục mình.

Một số hoạt động mà các báo cần có thể đẩy mạnh để thể hiện sự quan tâm tới độc giả:

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)