Công chúng diễn đàn báo mạng điện tử giúp hỗ trợ, cung cấp

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 38)

thông tin, đề tài cho phóng viên, nhà báo

Từ trước tới nay, báo chí vẫn coi trọng thư bạn đọc, thông tin qua đường dây nóng. Đây là những nguồn tin hết sức đáng tin cậy, đa dạng, phong phú đối với tòa soạn và hoạt động phóng viên. Không ít tòa soạn đã thiết lập những tổ phóng viên chuyên xử lý các thông tin qua đường dây nóng và kiến tạo nó thành một chuyên mục trên báo. Nắm được thế mạnh thông tin đó, ngay khi ra đời, báo mạng điện tử đã chú trọng đến việc tiếp nhận thông tin do công chúng cung cấp. Hoạt động tương tác giữa công chúng và tòa soạn hiệu quả, thông tin được cung cấp đến tòa soạn ngày càng nhiều. Hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thông, bằng việc có nhiều hình thức tương tác và khả năng xóa bỏ ranh giới không gian, thời gian, tòa soạn báo mạng điện tử có nhiều cách tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau. Từ việc nắm bắt nguồn tin, phóng viên sẽ triển khai thêm nhiều tin bài phong phú hơn nữa.

Việc tạo ra mối quan hệ mật thiết, gần gũi với công chúng là một trong những điều kiện để mang lại những nguồn tin cho báo mạng điện tử. Nguồn tin ở đây có thể chia thành hai loại. Thông tin do độc giả cung cấp để phóng viên tác nghiệp và thông tin do độc giả chuyển hóa thành tin hoặc bài.

Đối với dạng nguồn tin (thông tin thuần túy) đã được công chúng chuyển hóa thành tin hoặc bài, các biên tập viên sau khi tiếp nhận có thể biên tập để sử dụng. Thông thường các tin tức như thế này khá độc đáo do chỉ có công chúng trực tiếp viết chứng kiến hoặc nắm bắt được. Các công chúng này lúc đó vừa là nguồn cung cấp thông tin nhưng cũng là cộng tác viên của tòa soạn báo. Thông tin do nguồn tin này cung cấp được sử dụng như tin bài do phóng viên tác nghiệp và cũng được trả nhuận bút như thường. Đôi khi, tòa soạn báo có thể nắm giữ danh sách và liên lạc với công chúng này để mời cộng tác, nhất là với độc giả có lĩnh vực chuyên môn riêng biệt hoặc ở xa, nơi phóng viên của tòa soạn không tới được.

Thứ hai, nhờ vào việc liên lạc với tòa soạn nhanh chóng, công chúng có thể cung cấp những thông tin thô, từ đó, phóng viên sau khi tiếp nhận có thể chuyển hóa thành bài viết, hoặc từ những thông tin tiếp nhận được, phóng viên phải xác minh, sau đó thu thập thêm tư liệu để viết bài. Thông tin theo kiểu này thường không xuất hiện trong kế hoạch tin bài của phóng viên mà mang tính đột xuất cao, nhất là đối với những thông tin trên các đường dây nóng.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực báo mạng điện tử, thông tin được công chúng gửi đến qua đường email, đường dây nóng hay đơn thư rất nhiều và qua xác minh, đa phần đều chính xác. Mỗi hoạt động tương tác này cho phóng viên một nguồn tin khác nhau. Điểm đặc biệt là phóng viên có thể dễ dàng kiểm chứng thông tin đó là sự thực hay không dựa trên việc nắm bắt các thông tin cá nhân công chúng cung cấp. Cụ thể, các thư viện điện tử được gửi đến đều có địa chỉ rõ ràng, phóng viên có thể lập tức trao đổi trở lại để tìm hiểu thông tin hoặc đề nghị cung cấp thêm thông tin. Lúc này, nguồn tin tiếp tục cung cấp cho phóng viên những thông tin bổ trợ cho thông tin ban đầu cung cấp để có thể xử lý thành bài viết. Đây được coi là nguồn tin tĩnh do thông tin mang tính chất trao đổi và sẽ được thẩm định. Ngoài ra, còn có các nguồn tin nóng khác nhau khác.

Bên cạnh đó, các thông tin từ diễn đàn của độc giả mang lại hoặc các kết quả bình chọn, bỏ phiếu có thể được sử dụng như những tài liệu tham khảo cho bài viết của phóng viên. Những đề tài được công chúng tranh luận cũng là những đề tài cần có sự trả lời của các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Lúc này, phóng viên lập tức có thể đặt bài chuyên gia hoặc phóng vấn họ để trả lời cho công chúng về vấn đề đang được quan tâm.

Tiểu kết chương

Ở chương đầu, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu những khái niệm liên quan đến sự tham gia của công chúng trên diễn đàn BMĐT thông qua việc khảo sát chuyên mục “Diễn đàn” trên báo Dân trí, “Ý kiến bạn đọc” Vietnamnet, “Bạn đọc” trên VnExpress từ tháng 2/2012 đến tháng 06/2012.

Qua nghiên cứu, tác giả đã làm rõ khái niệm công chúng trong truyền thông: "Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và

được các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động" [41, tr.95].

Xác định những đặc trưng tiêu biểu của công chúng BMĐT bao gồm: Là những người có trình độ về công nghệ, có điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại, khả năng nhận biết thông tin, có nhu cầu tìm hiểu thông tin cao.

Thông qua chương 1, tác giả bước đầu làm rõ khái niệm về diễn đàn trên BMĐT Việt Nam hiện nay, khái niệm báo mạng điện tử. Làm rõ mối quan hệ giữa công chúng với diễn đàn, giữa tòa soạn với công chúng, vai trò quan trọng của công chúng đối với sự phát triển của BMĐT tại Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu giáo trình, trao đổi với các phóng viên, biên tập viên, trưởng ban, người phụ trách chuyên mục đang công tác ở nhiều cơ quan báo chí khác nhau, tác giả đã xác định ra được những đặc điểm (5 đặc điểm) nổi bật của công chúng BMĐT, mối quan hệ hỗ trợ giữa công chúng và các cơ quan báo chí.

Bước đầu tác giả luận văn chỉ ra được 9 vai trò của công chúng đối với sự phát triển của BMĐT. Trong đó, nổi bật nhất là vai trò khởi xướng thông tin, cung cấp thông tin, vai trò cầu nối giữa người làm báo với nguồn tin, góp phần bổ sung và xác nhận thông tin với vai trò trực tiếp chứng kiến sự việc, hiện tượng.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG CHÚNG THAM GIA DIỄN ĐÀN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Công chúng tham gia diễn đàn báo mạng điện tử (khảo sát chuyên mục Diễn đàn Báo Dân trí Ý kiến bạn đọc của Vietnamnet và Bạn đọc của Vnexpress (Trang 38)