0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Trang 36 -36 )

1.3.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến

Trên cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng, mô hình thuyết TRA, và mô hình thuyết TPB và nghiên cứu Vazifehdoust, H., Taleghani, M., Esmae eilpour, F & Nazari, K., (2013) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến về ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường (xem Hình 1.7).

Môi trường liên quan

Môi trường Kiến thức

Đổi mới nhận thức Chất lượng Marketing xanh

xanh

Nhãn sinh thái Hành vi mua sản phẩm xanh Ý định mua sản phẩm xanh Thái độ đối với sản phẩm

xanh

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu dự kiến

Mô hình này thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Gồm các nhóm nhân tố: thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện, ý thức trách nhiệm, kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về môi trường, nhận thức kiểm soát hành vi, ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh. Nếu người tiêu dùng đánh giá cao các nhóm nhân tố này, có nghĩa là người tiêu dùng sẽ hình thành ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường

1.3.2 Các giả thiết nghiên cứu

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất ở hình 1.7, tác giả tiến hành giải thích các giả thuyết nghiên cứu.

1.3.2.1 Ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường

Ý định được xem là bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, Các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nổ lực mà mỗi cá nhân phải bỏ ra để thực hiện hành vi (Ajzen,1991, tr 181).

Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện

Nhận thức kiểm soát hành vi Ý thức trách nhiệm

Kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai

Ý định mua sản phẩm túi thân thiện môi trường Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng của marketing xanh

Hầu hết các hành vi con người có thể dự đoán dựa trên ý định, vì hành vi như vậy là ý chí và dưới sự kiểm soát của ý định. Ý định mua hàng là một hệ quả của hành vi mua hàng, như lý thuyết mô hình TRA và TBP đã đưa ra. Ý định mua sản phẩm xanh được định nghĩa là khả năng sẵn sàng của một người để ưu tiên lựa chọn mua các sản phẩm có tính năng thân thiện với môi trường trên những truyền thống khác trong cân nhắc mua hàng của họ (Nik, 2009). Ý định mua túi thân thiện với môi trường là một yếu tố dự báo quan trọng của hành vi mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng sẽ có ý định mua sản phẩm túi thân thiện nhiều hơn nếu có các nhóm nhân tố tác động tích cực đến ý định của họ.

1.3.2.2 Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường

Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một hành vi (Ajzen, 1991). Thuyết hành động hợp lý TRA và thuyết hành vi dự định TPB đã chứng minh rõ thái độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng và đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu. Thái độ với các sản phẩm thân thiện môi trường gồm hai khía cạnh là sự liên quan đến nhận thức (cognitive) và xúc cảm (affective) (Axelrod & Lehman 1993; Hartmann et al., 2005). Nhận thức là sự nhận biết về tác hại ô nhiễm môi trường bằng kiến thức của người tiêu dùng (Schultz 2001; 328).

Đối với sản phẩm túi thân thiện, thái độ của người tiêu dùng là sự đánh giá của họ về túi thân thiện đẹp hay xấu, bền hay không bền, an toàn hay độc hại đến sức khỏe, giá đắt hay rẻ, có gây ô nhiễm môi trường hay không hoặc là sự đánh giá sau khi so sánh với túi nilon. Yếu tố thái độ sẽ làm tăng hay giảm sự thúc đẩy ý định thực hiện hành vi.

Giả thuyết H1: thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

1.3.2.3 Ý thức trách nhiệm

Ý thức là sự nhận biết về sự tồn tại của bản thân, về vai trò bổn phận và trách

nhiệm của mình với gia đình, xã hội, cộng đồng. Một người có ý thức là người ít để người khác phải nhắc nhở về thái độ hành vi và cách ứng xử của mình. Một người có tinh thần trách nhiệm họ luôn tự đặt trách nhiệm lên vai mình, có những việc không ai bắt buộc họ phải làm hay phải thực hiện họ vẫn làm và tự thấy mình phải có trách nhiệm với những việc đó. Ý thức trách nhiệm là xây dựng những cái tốt và mang lại

lợi ích công, để tạo nên cái tốt chung cho cả cộng đồng và đó cũng là chăm lo cho cái tốt riêng. Trách nhiệm đối với xã hội cộng đồng xuất phát từ ý thức và lương tâm mà mỗi con người chúng ta cần phải có. Ý thức trách nhiệm cũng được hiểu gần nghĩa như trách nhiệm đạo lý. Trách nhiệm đạo lý bao gồm sự cảm nhận của cá nhân về trách nhiệm thực hiện hoặc từ chối thực hiện một hành vi nào đó (Ajzen, 1991). Ý thức trách nhiệm cũng là một trong những yếu tố tạo nên chuẩn chủ quan theo mô hình TPB có ảnh hưởng đến ý định mua hoặc sử dụng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này là ý thức trách nhiệm của bản thân người mua đối với nhân loại, xã hội để bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sinh tồn cho nhân loại và bảo vệ sức khỏe của bản thân chúng ta.

Giả thiết H2: ý thức trách nhiệm có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua túi thân thiện với môi trường.

1.3.2.4 Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai

Theo Lý thuyết TRA hoặc lý thuyết TPB, các ảnh hưởng xã hội thông thường được giả sử để nắm bắt các cảm nhận của cá nhân về những người khác quan trọng trong môi trường sống của họ mong muốn họ ứng xử theo một cách thức nhất định (Ajzen, 1991). Hay nói cách khác, ảnh hưởng xã hội được định nghĩa dưới góc độ sự chấp nhận các kỳ vọng của những người khác, chẳng hạn kỳ vọng của gia đình (Olsen, 2001). Hầu hết các nghiên cứu báo cáo rằng, ảnh hưởng xã hội là một biến số độc lập và quan trọng trong việc giải thích ý định của người tiêu dùng (Miniard & Cohen, 1983), và hành vi (Thogersen, 2002). Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của sự kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai được hiểu là sự mong muốn về một môi trường trong sạch cho thế hệ tương lai, mong muốn giảm thiểu thiên tai do biến đổi khí hậu, bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra cho thế hệ tương lai, những điều này tác động đến ý định mua túi thân thiện với môi trường đáp ứng những kỳ vọng của họ.

Giả thuyết H3: kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

1.3.2.5 Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội liên quan đến áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen,1991). Những người ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng hộ của những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng này (Fishbein và Ajzen, 1975).

gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh ý định tham gia dịch vụ của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu dùng ưa thích cũng ủng hộ việc tham gia dịch vụ này. ảnh hưởng xã hội chứa đựng trong chuẩn chuẩn quan, do đó cũng là một biến số độc lập và quan trọng trong việc giải thích ý định của người tiêu dùng) và hành vi. Ảnh hưởng xã hội trong nghiên cứu này được hiểu là sự chấp nhận, ủng hộ các yêu cầu chẳng hạn như từ phía gia đình, bạn bè, cơ quan, trường học, chính quyền địa phương về việc mua túi thân thiện với môi trường. Nếu những yêu cầu, lời khuyên này có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với người tiêu dùng thì sự quan tâm của họ đối với việc mua sản phẩm túi thân thiện sẽ tăng lên.

Giả thiết H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sản phẩm thân thiện với môi trường.

1.3.2.6 Nhận thức về môi trường

Nhận thức là quá trình con người tiếp nhận, lựa chọn, tổ chức và phản hồi lại với các tác nhân ảnh hưởng. (Sandhusen & Richard L, 2000). Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ khăng khít giữa nhận thức về môi trường và hành vi đối với sản phẩm thân thiện với môi trường (Van Liere & Dunlap 1981; Berger & Corbin, 1992) nhận định hành vi tiêu dùng xanh bị ảnh hưởng bởi nhận thức tích cực của người tiêu dùng.

Giả thiết H5: nhận thức về môi trường có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

1.3.2.7 Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hoặc hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183). Nhận thức kiểm soát hành vi cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay không thể hiện hành vi khi bị kiểm soát. Nhận thức kiểm soát hành vi trong nghiên cứu này là việc dễ dàng hay khó khăn khi mua túi thân thiện với môi trường và việc quyết định mua là do quyết tâm của bản thân.

Giả thiết H6: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

1.3.2.8 Ảnh hưởng của marketing xanh

Marketing xanh (green marketing) hay marketing môi trường bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để tạo ra và tạo điều kiện trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người đồng thời tối thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên (Polonsky, 1994).

Như vậy, các công cụ tiếp thị được thực hiện bởi các tổ chức môi trường là hoạt động marketing xanh. Người tiêu dùng được cung cấp thông tin về các tác động môi trường của sản phẩm và họ sẽ có thông tin này khi quyết định nên tiêu dùng sản phẩm nào.Phát hiện cho thấy rằng hỗ trợ cho các sản phẩm xanh từ các nhà bán lẻ hàng đầu chẳng hạn như Wal-Mart, Home Depot, và Kroger Co đã tạo nên sự khác biệt trong thái độ của người tiêu dùng (Haytko & Matulich , 2008). Người tiêu dùng không sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho các sản phẩm xanh trong quá khứ nhưng có thể sẵn sàng để làm điều đó ngay bây giờ nếu họ nhận được sự hiểu biết vế sản phẩm xanh, sự động viên tuyên truyền khuyến khích, hỗ trợ từ các hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp, tổ chức môi trường.

Giả thiết H7: Ảnh hưởng của marketing xanh có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

1.4 Kết luận chương 1

Chương này đã trình bày tổng quát các vấn đề lý thuyết liên quan đến hành vi và ý định mua của người tiêu dùng. Từ đó, tác giả để xuất mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thiết nghiên cứu của đề tài.

Mô hình nghiên cứu dự kiến bao gồm các nhân tố: (1) Ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường, (2) Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện, (3) Ý thức trách nhiệm, (4) Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai, (5) Ảnh hưởng xã hội, (6) Nhận thức về môi trường, (7) Nhận thức kiểm soát hành vi, (8) Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày thực trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon ở Việt Nam, tình hình sử dụng túi thân thiện với môi trường tại Việt Nam và tổng quan địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO TÚI NILON, TÌNH HÌNH

SỬ DỤNG TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ

TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO TÚI NILON Ở VIỆT NAM

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về ô nhiễm môi trường. Nhiều chương trình kêu gọi bảo vệ môi trường được tổ chức nhưng xem ra vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường,Trường Đại học Yale và Columbia (Mỹ) tại 132 quốc gia (trong đó có Việt Nam) để tìm ra mức độ bẩn do nồng độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Việt Nam đứng thứ 123 về ảnh hưởng của chất lượng không khí, chất lượng nước đứng thứ 80. Cũng theo khảo sát thì ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của Việt Nam đứng 77. Đây là những con số đáng báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người Việt Nam.

Ở Việt Nam, mỗi ngày người dân thải ra hàng triệu túi, bao bì bằng nilon. Chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế còn phần lớn bị vức đi vô tội vạ không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn gây ra hậu quả khôn lường cho con người và môi trường. Việc quá lạm dụng sản phẩm nilon trong bao gói, đựng, chứa thực phẩm hàng hóa cùng với sự bừa bãi, thiếu ý thức của con người đã làm cho túi nilon trở thành thảm họa môi trường. Hiện nay, số lượng túi nilon được tập trung vào bãi rác để xử lý chiếm tỷ lệ không cao, phần còn lại bị vức xuống sông, hồ, kênh, rạch, cống rãnh gây ngập úng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả trực tiếp và gián tiếp. Khi sản xuất túi nilon cần phải có một số chất phụ gia đi kèm, những chất này rất độc hại. Không thể ngoại trừ khả năng nhiễm độc từ túi nilon khi dùng để bọc thức ăn, thực phẩm tươi sống. Ngoài việc ảnh hưởng đến nguồn nước, đất, sức khỏe của cộng đồng, nó còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây hệ lụy cho môi trường sống của thế hệ tương lai.

2.1.1 Ảnh hưởng đến môi trường 2.1.1.1 Ô nhiễm không khí 2.1.1.1 Ô nhiễm không khí

Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính sự biến đổi khí hậu đã làm cho thảm họa thiên nhiên ngày càng thảm khốc hơn. Những năm gần đây, người dân Việt Nam chúng ta kinh nghiệm rất rõ về sự biến đổi khí hậu. Khảo sát của Viện Khoa Học Khí Tượng Thuỷ Văn cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng thiên tai tại nhiều nơi ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên miên trong những năm gần đây, đặc biệt là tại miền trung. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nếu nhiệt độ trái đất tăng lên từ 3-4 độ C, các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mực nước biển dâng lên 1m, Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người mất nhà cửa.

2.1.1.2 Ô nhiễm nước và đất

Đa số túi nilon được người tiêu dùng sử dụng một lần rồi thải ra môi trường. Theo ước tính số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nilon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ước lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2. Theo khảo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Trang 36 -36 )

×