Khái niệm: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh (2011) cho rằng: Túi nilon thân thiện môi trường là các loại túi nilon mà nguyên liệu sản xuất ít gây tác hại về môi trường và quá trình phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên hoặc bãi chôn lấp được rút ngắn hơn so với sản phẩm túi nilon thông thường.
Túi thân thiện với môi trường còn gọi là túi vải không dệt vì túi xách này được làm từ vải không dệt có khả năng tự hủy trong môi trường vì vậy được gọi túi xách thân thiện với môi trường hay tên gọi tắc là túi môi trường.
Người tiêu dùng đi mua sắm bằng túi thân thiện không những được tôn vinh vẻ thời trang, lịch sự của bản thân mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Còn các doanh nghiệp quảng cáo được hình ảnh, thương hiệu mình trên túi vải. Điều đó thật tốt cho cả đôi bên, vì thế túi thân thiện hiện nay xuất hiện trên thị trường nhiều hơn, phổ biến hơn. Độ bền của túi vải không dệt lên đến 5 năm, không độc, không mùi vị và phân hủy hết không gây ô nhiễm môi trường là sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường bảo vệ trái đất.
Túi thân thiện thường được in ấn đơn giản, không cầu kỳ một hoặc hai màu. Kiểu dáng túi độc đáo với nhiều sự lựa chọn, túi có quai xách, túi ví...
Vải không dệt (vật liệu thân thiện với môi trường) là gì?
Sản phẩm vải không dệt được làm từ nguyên liệu PP (polypropylene) nguyên chất không chứa các chất độc hại, có tính thẩm mỹ cao, có thể giặt rửa, sử dụng được nhiều lần.Vải không dệt được lấy làm nguyên liệu chế tác nhiều sản phẩm có ứng dụng cao, phổ biến rộng rãi trong cuộc sống: túi vải không dệt , túi sinh thái tự phân hủy, làm vỏ đĩa CD với nguyên liệu vải không dệt. Theo số liệu thống kê, mức tiêu thụ vải không dệt của Nhật Bản năm 2009 đạt 338480 tấn, trong đó sản phẩm được dùng trong lĩnh vực y tế chiếm 26,7%,đồ gia dụng 18,5%, xây dựng dân dụng 8,7%.
Nguồn: Túi môi trường giá rẻ bảo vệ cuộc sống chúng ta,www.me.zing.com
Hinh 2.4: Hình ảnh một số túi thân thiên môi trường
Nguồn: Khó tìm sản phẩm thân thiện môi trường,www.nld.com.vn
Nguồn: Khuyến khích sử dụng túi thân thiện với môi trường, www.baomoi.com
Hình 2.6: Học sinh là đối tượng được đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng túi nylon
2.2.2 Tình hình sử dụng túi thân thiện với môi trường ở Việt Nam
Từ năm 2007, với mục đích hạn chế sử dụng túi nylon, METRO Cash & Carry Việt Nam tiến hành chương trình “Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường”. Theo đó, Metro khuyến cáo khách hàng sử dụng túi sử dụng nhiều lần để đựng hàng khi mua sắm thay thế túi nylon thông thường, được phát miễn phí. Các túi thân thiện này có giá bán 10.000 đồng/chiếc, bán không có lợi nhuận. Lần mua sau, khách hàng có thể tái sử dụng chiếc túi này tại Metro. Xét về kinh tế lẫn môi trường, túi sử dụng nhiều lần tiết kiệm chi phí hơn, hạn chế rác thải. Từ tháng 6-2011, METRO Cash & Carry bắt đầu sử dụng túi nylon phân hủy sinh học hoàn toàn. Loại túi này được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận thân thiện với môi trường. So với các túi nylon thông thường, túi nylon phân hủy sinh học đắt hơn 20%-25%. Tuy nhiên, khách hàng có thể sử dụng mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào tại các trung tâm của Metro.
Tương tự, đại diện Co.opmart cho biết từ năm 2011, hệ thống các Co.opmart đã triển khai túi tự hủy thay cho túi ny lon. Loại túi này có ưu điểm là khả năng tự phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên. Thời gian phân hủy sinh học hoàn toàn trung
bình từ chín đến 27 tháng.
Lotte Mart cho biết từ tháng 4-2012 đã triển khai túi môi trường LOTTE Mart. Bên cạnh đó, LOTTE Mart đã kết hợp với các cơ quan, ban, ngành tăng cường khuyến khích và tuyên truyền để khách hàng quen dần và sử dụng loại túi mới. Hiện tại LOTTE Mart tiếp tục triển khai loại túi này cho khách hàng. Siêu thị đang phát miễn phí loại túi từ tinh bột tự hủy, riêng túi vải không dệt hiện được bán với giá 8.000 đồng loại 6 kg.
Theo ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc đối ngoại METRO Cash & Carry, cho biết lúc đầu chương trình gặp phản ứng của khách hàng. Theo người tiêu dùng, họ đã đi mua hàng mà còn phải bỏ tiền mua thêm chiếc túi là không chấp nhận được. Chưa kể Metro là trung tâm bán sỉ, mỗi lần mua khá nhiều hàng hóa, cồng kềnh, cần nhiều túi mới đủ… Thế nhưng sau một thời gian, loại túi thân thiện môi trường, sử dụng nhiều lần đã trở thành thói quen của khách hàng. Bí quyết thành công của Metro chính là có sự chuẩn bị tư vấn tâm lý cho khách hàng bằng thông điệp - hãy cùng tham gia bảo vệ môi trường và chính Metro là người đầu tư chi phí khá lớn. Theo đại diện Lotte Mart, hiện người tiêu dùng đã tích cực với sự thay đổi này và hài lòng về loại túi mới làm từ tinh bột nhờ nhận thức về vấn đề môi trường đã nâng cao.
Cùng nhận định trên, đại diện Co.opmart cho biết ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng mua sắm tại siêu thị ngày càng được nâng cao. Người tiêu dùng đã chủ động sử dụng túi nylon thân thiện môi trường nhiều hơn và biết từ chối sử dụng túi nylon hoặc hạn chế sử dụng. “Triển khai thành công túi tự hủy, túi thân thiện môi trường là một trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm giảm thiểu tác hại của túi nylon. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường. Hoạt động này không gây tác động nhiều đến giá thành của các sản phẩm tại siêu thị. Chi phí này do Co.opmart và đơn vị cung cấp cùng chia sẻ” - vị này nhấn mạnh.Với những nỗ lực của DN sản xuất và DN bán lẻ trong việc thực hiện các giải pháp để chung tay cùng cộng đồng vì một môi trường xanh. Trong tương lai việc xanh hóa trong sản xuất kinh doanh là tất yếu vì đó là giải pháp phát triển bền vững của doanh.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị tiên phong trong việc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường phải kể đến là siêu thị Big C. Từ 9/2013, toàn bộ hệ thống siêu thị Big C trên toàn quốc đồng loạt đưa túi tự hủy vào sử dụng làm bao bì đựng hàng hóa cho khách hàng, thay thế hoàn toàn túi ni lông thông thường được dùng
trước đó. Còn tại Big C Huế, việc sử dụng túi ni lông tự huỷ được áp dụng từ đầu tháng 3/2013. Là siêu thị lớn, hàng ngày có hàng ngàn người đến giao dịch, mua hàng nên số lượng bao bì sử dụng đựng hàng hoá cho khách hàng rất lớn. Việc đưa vào sử dụng túi tự huỷ thay thế túi ni lông là một động thái hướng đến bảo vệ môi trường sống của cộng đồng đáng được học hỏi.
Hiện nay tại Khánh Hòa hầu hết các siêu thị đã đưa túi nilon tự hủy vào sử dụng tuy nhiên việc bán túi thân thiện môi trường cho người tiêu dùng còn hạn chế chỉ có ở siêu thị Metro. Điều này cũng là một khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất cần chú trọng mở rộng các kênh phân phối tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa kết hợp với các cơ quan Nhà nước trong công tác tuyên truyền sâu rộng kiến thức hiểu biết về sản phẩm có như vậy người dân mới có thể chung tay bảo vệ môi trường góp phần giảm thiểu sụ biến đổi khí hậu trên trái đất.
2.2.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm Tỉnh Khánh Hòa, Bắc giáp huyện Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp Diên Khánh, trong một thung Lũng núi vây 3 phía Bắc -Tây – Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và Sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường: phía Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh và khu vực Đồng Đế gồm các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thọ. Phía Nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng. Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phường Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hòa, Tân Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp Vĩnh Thái, Vĩnh Tạnh, Vĩnh Trung.
Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km2 , theo số liệu thống kê năm dân số năm 2009 là 392.279 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 1.562 người/km2 trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Về tỉ lệ giới tính, nam chiếm 48,5% và nữ chiếm 51,5%. Tuy nhiên theo cách tính quy mô dân số trong phân loại đô thị (bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000-490.000 người (bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, lao động
tạm trú thường xuyên, tạm trú vãng lai...nhưng không tính khách du lịch. Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi đây thành trung tâm khoa học đào tạo của cả vùng Nam Trung Bộ.
2.3 Kết luận chương 2
Tóm lại trong chương này tác giả trình bày thực trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra ở Việt Nam, tình hình sử dụng túi thân thiện ở Việt Nam qua những tài liệu tác giả tham khảo được trên các bài báo và các trang website. Qua đó ta thấy được tình hình sử dụng túi thân thiện nhìn chung còn hạn chế chưa phổ biến rộng rãi chủ yếu chỉ tập trung ở các siêu thị còn đối với các khu chợ dân sinh hầu như sản phẩm túi thân thiện chưa thâm nhập dược. Các doanh nghiệp và Nhà nước cần có giải pháp tuyên truyền khuyến khích dân sử dụng túi thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó phải có chương trình, kế hoạch để đưa sản phẩm túi thân thiện vào các chợ dân sinh để người dân có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Trong chương này tác giả cũng giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu là Thành phố Nha Trang thuộc Tỉnh Khánh Hòa.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng
và đánh giá các thang đo cũng như kiểm định các mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đã đặt ra ở chương 1. Nội dung chương 3 gồm (1) Quy trình nghiên cứu, (2) Phương pháp nghiên cứu, (3) Quy trình chọn mẫu, (4) Mô tả bảng câu hỏi, thang đo, (5) Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu, (6) Kết luận.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Toàn bộ quy trình nghiên cứu được thể hiện trên hình 3.1.
Hình 3.1:Quy trình nghiên cứu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường
Nghiên cứu sơ bộ (định tính)
Thảo luận nhóm
Điều tra sơ bộ Cơ sở lý thuyết
Các mô hình hành vi tiêu dùng: TRA; TPB và các nghiên cứu khác Mô hình và thang đo nháp Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bô Thang đo chính thức
Nghiên cứu chính thức (định lượng)
Kiểm định thangđo (Cronbach,s Alpha) Phân tích nhân tố EFA Phân tích hồi qui đa
biến Phân tích ANOVA Phân tích thống kê mô tả
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tùy theo mục đích nghiên cứu và tính chất của kết quả mà người nghiên cứu sử dụng các phương pháp và các hình thức nghiên cứu khác nhau hoặc kết hợp những phương pháp lại với nhau. Trong luận văn đề tài này nghiên cứu gồm 2 giai đoạn:
Nghiên cứu sơ bộ (phương pháp nghiên cứu định tính) là nghiên cứu khám phá dữ liệu được thu thập ở dạng định tính, thông tin không thể đo lường bằng số liệu, tạo cơ sở thông tin và tiền đề cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng bằng phương pháp thảo luận nhóm đối với những người am hiểu về sản phẩm túi thân thiện và những người tiêu dùng có ý định mua hoặc đã mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng): là các nghiên cứu trong đó thông tin cần thu thập ở dạng định lượng, các thông tin định lượng là những thông tin cho phép ta đo lường bằng số lượng. Thông qua phương pháp định lượng nhằm kiểm định các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu định lượng sử dụng thông tin từ phiếu khảo sát trong bảng câu hỏi chính thức.
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ (định tính)
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến đề tài của luận văn đã
được trình bày tại chương 1, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thiết nghiên cứu. Sau đó tác giả bắt đầu tiến hành nghiên cứu sơ bộ theo nội dung đã dược chuẩn bị để thảo luận nhóm để khẳng định và khám phá về các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện như: thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện, ý thức trách nhiệm, kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về môi trường, nhận thức kiểm soát hành vi, ảnh hưởng của Marketing xanh, yếu tố nhân khẩu học (xem phần phụ lục 1).
Qua kết quả cuộc thảo luận nhóm và dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn khoa học, tác giả hình thành thang đo nghiên cứu sơ bộ. Sau đó tiến hành thực hiện điều tra sơ bộ bằng việc khảo sát thử 50 mẫu về bảng câu hỏi sơ bộ trên 50 người đã biết hoặc đã mua sản phẩm túi thân thiện môi trường tại thành phố Nha Trang theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đây là cơ sở để kiểm tra, rà soát và điều chỉnh bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức.
3.2.2 Nghiên cứu chính thức (định lượng)
Trong phần nghiên cứu chính thức để lấy các dữ liệu ở dạng định lượng tác giả sử dụng phương pháp phát bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, đối tượng được mời để phỏng vấn là những người đã biết hoặc đã từng mua sản phẩm mua túi thân thiện với môi trường số lượng mẫu câu hỏi phát ra là 430 bảng, chính thức thu về hợp lệ là 411 bảng.
Mục tiêu của nghiên cứu chính thức nhằm kiểm định lại mô hình lý thuyết đã đặt ra và nhận dạng các yếu chính tác động đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường của người dân ở thành phố Nha Trang.
3.3 Qui trình chọn mẫu
3.3.1 Xác định tổng thể nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu là những người có hiểu biết về sản phẩm túi thân thiện với môi trường, những người đã từng mua và sử dụng túi thân thiện với môi trường.
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu
Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất với phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
3.3.3 Kích thước mẫu
Theo lý thuyết, kích thước và phương pháp chọn mẫu được căn cứ vào mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, thời gian và chi phí, nhưng nói chung kích thước mẫu phải đủ lớn. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và ctg, 1998) và tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983).
Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005).
Theo kỹ thuật này có thể sử dụng quy tắc 8/1, tức là mỗi 1 vấn đề trong bảng