Tarkiainen, A, Sundqvist, S, (2005) vận dụng lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ. Kết quả chỉ ra, ý định của người tiêu dùng khi mua thực phẩm hữu cơ không chỉ có thể được dự đoán bởi thái độ của họ mà còn có thể được dự đoán bởi các chuẩn mực chủ quan.
Yếu tố quyết định hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Trung Quốc của Chan (2001) cho thấy nghiên cứu này vận dụng mô hình TRA xem xét ảnh hưởng của giá trị văn hóa và yếu tố tâm lý về hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Trung Quốc. Mô hình khái niệm đã được kiểm chứng qua một cuộc khảo sát. Các kết quả khảo sát ở hai thành phố lớn của Trung Quốc đã chứng minh tính hợp lệ của mô hình đề xuất. Cụ thể, ảnh hưởng mạnh nhất là giá trị văn hóa, tiếp đến ảnh hưởng sinh thái, kiến thức sinh thái đối với thái độ mua sản phẩm xanh, kết quả kiểm định cho thấy sự ảnh hưởng của thái độ đến hành vi tiêu dùng xanh thông qua ý định mua các sản phẩm xanh. Nghiên cứu này có thể cung cấp một số kiến thức hữu ích về hành vi mua sản phẩm xanh cho chính phủ Trung Quốc và marketing xanh vào việc cải thiện môi trường.
Nghiên cứu hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng ở New Zealand của Christopher Gan, Han Yen Wee, Lucie Ozanne và Tzu – Hui Kao (2008) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh ở New Zealand. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố môi trường có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua sản phẩm xanh. Thuộc tính sản phẩm truyền thống như giá cả, chất lượng và thương hiệu vẫn là thuộc tính quan trọng mà người tiêu dùng xem xét khi đưa ra quyết định mua sản phẩm xanh. nhưng người tiêu dung có một phần kỳ
vọng rằng tất cả các sản phẩm được cung cấp đều an toàn cho môi trường mà không phải đánh đổi chất lượng và/ hoặc họ phải trả giá cao. Nghiên cứu này cho thấy đặc điểm nhân khấu học cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh, như người tiêu dùng từ 18 đến 45 có trình độ sau đại học có thái độ tích cực mua sản phẩm xanh vì họ quan tâm đến tình trạng sức khỏe của gia đình bao gồm cả tương lai thế hệ sau của họ. Ngoài ra, nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý luận cho sự hiếu biết về tác động của thuộc tính sản phẩm xanh đối với người tiêu dùng và yếu tố quan trọng để động viển khuyến khích đối với hành vi mua sản phẩm xanh. Trong khi nghiên cứu trước đây chủ tập trung vào đo lường hành vi môi trương chung của người tiêu dùng.
Nghiên cứu sản phẩm thân thiện với môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến ý dịnh mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Pakistan của Afzaal Ali & Israr Ahmad (2012). Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Pakistan. Kết quả khảo sát cho thấy tính hợp lệ của mô hình đề xuất. Cụ thể những phát hiện từ các ma trận tương quan, hồi quy sau khi phân tích đã xác nhận ảnh hưởng của tổ chức hình ảnh xanh, kiến thức môi trường, mối quan tâm về môi trường, nhận thức giá cả sản phẩm và chất lượng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Tổ chức hình ảnh xanh, kiến thức môi trường, mối quan tâm về môi trường lần lượt ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng xanh thông qua vai trò điều hòa củanhận thức giá cả sản phẩm và chất lượng. Phát hiện cho thấy rằng người trả lời có một thái độ tích cực cao về sản phẩm xanh và sẵn sàng mua sản phẩm xanh thường xuyên hơn, nhưng giá thành sản phẩm và chất lượng có liên quan, sản phẩm xanh phải thực hiện cạnh tranh giống như các sản phẩm truyền thống. Nghiên cứu này cũng thảo luận về cách phát hiện có thể giúp cho chính phủ Pakistan và tiếp thị xanh để cải thiện môi trường.
Hosein Vazifehdoust, Mohammad Taleghan, Fariba Esmaeeilpour, Kianoush Nazari (2013) đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình tích hợp kết hợp lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và hai loại biến, cá nhân và marketing để điểu tra các yếu tố quyết định thái độ và hành vi mua các sản phẩm xanh. Mô hình có nguồn gốc và được kiểm tra thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trên số mẫu 374 người tiêu dùng từ tỉnh Guilan ở Iran. Kết quả cho thấy thái độ được giải thích bởi mối quan tâm về môi trường của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm xanh, marketing xanh,
nhãn sinh thái. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng thái độ tích cực ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm xanh. Ý định mua sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh. Nghiên cứu này có ý nghĩa cho việc tiếp thị các sản phẩm xanh đến người tiêu dùng và các nhà nghiên cứu. Tiếp thị các sản phẩm xanh nên liên kết với các sản phẩm này quan tâm đến vấn đề môi trường trong xã hội để kích thích người tiêu dùng mua các sản phẩm xanh. Mô hình được thể hiện ở Hình 1.6.
Nguồn: Vazifehdoust, H., Taleghani, M., Esmaeeilpour, F & Nazari, K.,2013
Hình1.6 : Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
Tất cả nghiên cứu trên đều góp phần khám phá những nhân tố tác động đến ý định mua hàng như: thái độ, chuẩn chủ quan, cảm nhận hành vi xã hội, kiến thức, nhận thức về môi trường, marketing xanh…vv. Vì vậy trong nghiên cứu của mình, đề tài tiếp tục kế thừa những nhân tố đã được khám phá và sẽ bổ sung thêm những nhân tố khác cho phù hợp với đặc thù nghiên cứu của đề tài.