Marketing xanh (green marketing) hay marketing môi trường bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để tạo ra và tạo điều kiện trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người đồng thời tối thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên (Polonsky, 1994).
ứng các nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội theo cách có lợi nhuận và bền vững (Peattie & Charter, 2008).
Ý tưởng chính của hoạt động marketing xanh là người tiêu dùng được cung cấp thông tin về các tác động môi trường của sản phẩm và họ sẽ có thông tin này khi quyết định nên tiêu dùng sản phẩm nào. Và để đáp ứng được điều đó, đến lượt mình, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường hơn (Rex & Baumann, 2007).
Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều quan niệm rằng marketing xanh chỉ dừng lại ở hoạt động tuyên truyền hay quảng cáo về những sản phẩm với một vài đặc điểm liên quan đến môi trường. Một vài thuật ngữ như tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường là những điều mà người tiêu dùng liên tưởng khi nói đến marketing xanh.
Trong thực tế, ta có thể thấy marketing xanh không chỉ dừng lại ở đó, nó còn được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp hay dịch vụ. Chẳng hạn như ở Việt Nam trong ngành du lịch đã xuất hiện nhiều khu du lịch sinh thái. Marketing xanh liên quan đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp như thiết kế sản phẩm, thay đổi dây chuyền sản xuất, đóng gói cũng như truyền thông, đây không phải là nhiệm vụ đơn giản đơn giản. Chính vì vậy, có nhiều sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ. Có một vài tác giả ngoài marketing xanh còn có thể dùng là marketing môi trường hay marketing sinh thái.