HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường (Trang 92)

Mặc dầu kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định vai trò của các yếu tố liên quan đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường, qua đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm túi thân thiện với môi trường có thể vận dụng vào chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm của mình.

Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát người dân ở trung tâm thành phố Nha Trang cho nên tính đại diện mẫu chưa mang tính khái quát cao. Vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng mẫu trên phạm vi toàn tỉnh hoặc cả nước thì khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu sẽ cao hơn và kết quả sẽ sát với thực tế hơn.

Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi và kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai là riêng biệt, tuy nhiên kết quả phân tích EFA lại cho thấy rằng hai nhân tố này lại gộp thành một thành phần. Nguyên nhân của điều này có thể là do mục hỏi đặt ra ở hai nhân tố này có tính tương đồng, cũng có thể là do kết quae bộ sữ liệu thu thập được. Đây là điều mà các nghiên cứu tiếp theo cần chú ý.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm sản phẩm túi thân thiện theo hiểu biết của mình trong một phạm vi nhỏ. Rất có thể còn nhiều yếu tố tác động đến ý định mua túi thân thiện với môi trường để giúp các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này tìm ra các giải pháp marketing hiệu quả hơn mà các nghiên cứu tiếp theo sẽ khám phá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Thị Ngọc Dung (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Tr 95-97, 98-118, 121-127.

3. Lê Thế Giới & Nguyễn Xuân Lãn (2008), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nguyên cứu khoa học

Marketing, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đình Thọ (2012), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê.

6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê.

7. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Thống Kê ứng dụng trong kinh tế – xã hội, NXB Thống Kê.

8. Vũ Thị Tuyết (2010), Vận dụng mô hình TPB để giải thích hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng điện tử, điện lạnh tại thành phố Nha Trang, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

9. Hồ Huy Tựu (2007), Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích động cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang”, Tạp chí KHCNTS, Số 3. 10. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động xã hội,Hà Nội. 11. Philip Kotler (2011), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.

Tiếng Anh

12. Afzaal A., Israr A. (2012), Environment Friendly Products: Factors that Influence the Green Purchase Intentions of Pakistani Consumers, Pak. j. eng. technol. Sci, 2(1), 84-117.

13. Ajzen, I., Fishbein, M., (1975), Belief, Attitude, Intention, and Behavior,

Addison-Wesley Publishing Company, Inc.

14. Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behaviour”, Organizational Behaviour and Human Decision Processes, (50) , 179–211.

15. Arbuthnot J (1977), “The roles of attitudinal and personality variables in the predication of environmental behavior and knowledge”, Environ Behav, (9), 217–232.

16. Axelrod, L.J. & Lehman,D.R. (1993), “Responding to environmental concern: what factors guide individualaction?”, Journal of Environmental Psychology, (13), 149-159.

17. Berger, I.E. và Corbin, R.M. (1992), “Perceived consumer effectiveness and faith in others as moderators of environmentally responsible behaviors”, Journal of Public Policy and Marketing, (11), 79-89.

18. Berg, C., Jonsson, I., & Conner, M., (2000), “Understanding choice of milk and bread for breakfast among Swedish children ages 11–15 years: An application of the theory of planned behavior”, Appetite, (34), 5–19.

19. Chan, RYK ( 2001), “Determinants of Chinese consumers’ green purchase behavior”, Psychology and Marketing, 18 (4), 389–413.

20. Charter, M., & Peattie, K. (2003). Green Marketing. In M. J. Barker (Ed.), The Marketing Book, pp. 726-755.

21. Fishbein, M., & Ajzen, I., (1975), Belief, attitude, intention, and behaviour: An introduction to theory andresearch, Reading, MA: Addison-Wesley.

22. Gan, C.,Wee, H.Y.,Ozanne, L., & Kao, T.H. (2008), “ Consumers’ purchasing behavior towards green products in New Zealand”, Innovative Marketing, 4(1), 93-102.

23. Mark, C. and Christopher, J.A. (1998), “Extending the Theory of planned behaviour: A Review and Averues for Future Research”, Journal of Applied Social Psychology, 15(28), 1429-1464.

24. Polonsky. M. J. (1994), “An Introduction to Green Marketing”, Electronic Green Journal, 1(2), 1-10.

25. Rex, E., & Baumann, H. (2007), “Beyond ecolabels: What green marketing can learn from conventional marketing”, Journal of Cleaner Production, 15, 567–576. 26. Schultz, P. (2001), “The structure of environmental concern: Concern for self,

other people, and the biosphere”, Journal of Environmental Psychology, 21(4), 327-339.

28. Tarkiainen, A., Sundqvist, S., (2005), “Subjective norms, attitudes and intentions of Finnish consumers in buying organic food”, British Food Journal,pp. 232 – 245. 29. Thorgersen, J., (2002), “Direct experience and the strength of the personal norm-

behavior relationship”, Psychology & Marketing, 19, 881-893.

30. Van Liere, K. D. & Dunlap, R. E. (1981), “Environmental concern: does it make a difference how it’s measured?”, Environment and Behavior, (13), 651-676. 31. Vazifehdoust, H., Taleghani, M., Esmae eilpour, F & Nazari, K. (2013),

“Purchasing green to become greener: Factors influence consumers’ green purchasing behavior”, Management Science Letters, 3(9), 2489-2500.

Thao khảo từ Internet Nguồn internet:

32. Biến đổi khí hậu.

http://www.khoahoc.com.vn/timkiem/bi%E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BB%9 5i+kh%C3%AD+h%E1%BA%ADu/index.aspx/ ngày truy suất 30/11/2013. 33. Đến năm 2020, giảm 65% lượng túi nilon dùng trong siêu thị.

http://baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/201305/den-nam-2020-giam-65-luong-tui- nilon-dung-trong-sieu-thi-2235665/ ngày truy suất 20/12/2013.

34. Khó tìm sản phẩm thân thiện môi trường, Người lao động

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/kho-tim-san-pham-than-thien-moi-truong- 2011021512023135.htm/ ngày truy suất 21/12/2013.

35. Khuyến khích sử dụng túi thân thiện môi trường.

http://www.baomoi.com/Khuyen-khich-su-dung-tui-than-thien-voi-moi- truong/45/12658663.epi/ ngày truy suất 23/12/2013.

36. Mạnh tay với “ô nhiễm trắng”

http://www.khoahoc.com.vn/timkiem/%C3%B4+nhi%E1%BB%85m+tr% E1%BA%AFng/index.aspx/ truy suất ngày 30/11/2013.

37. Môi trường ô nhiễm.

http://me.zing.vn/zb/dt/neongocphuong1/17368706/ ngày truy suất 22/12/2013. 38. Sản phẩm xanh, Sở tài nguyên và môi trường thanh hóa

http://stnmt.thanhhoa.gov.vn/home/view/?l=vi&nid=San-pham-xanh&gid=120/ ngày truy suất 30/11/2013.

39. Tác hại của bọc nilon

http://me.zing.vn/zb/dt/neongocphuong1/17252763?from=like/ truy suất 20/12/2013.

40. Túi môi trường giá rẻ bảo vệ cuộc sống chúng ta.

http://tuivaimoitruong.com/tui-moi-truong-gia-re-bao-ve-cuoc-song-chung- ta/ngày truy suất 20/12/2013.

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH

Xin chào quý anh (chị)

Tôi là Võ Thị Bạch Hoa, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh – khóa 2012 của khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang.

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam ta. Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làm chậm lại tiến trình biến đổi khí hậu? Câu trả lời cần phải có sự nổ lực và quyết tâm cao độ của toàn xã hội và ý thức của mỗi người dân chúng ta. Việc sử dụng và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường là một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường bảo vệ trái đất.

Hiện nay, tôi đang thực hiện một nghiên cứu “phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường”. Mong anh (chị) vui lòng dành ít thời gian cho cuộc phỏng vấn trực tiếp để cùng tác giả thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau đây. Tôi rất mong quý anh (chị) cung cấp những câu trả lời một cách khách quan, trung thực nhằm giúp kết quả nghiên cứu sát với thực tế. Ý kiến của anh (chị) là tài liệu quý giá giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình.

Xin chân thành cảm ơn anh (chị)

1. Anh (chị) có biết đến sản phẩm túi thân thiện với môi trường không?

………... 2. Anh (chị) có thường xuyên sử dụng các sản phẩm túi thân thiện với môi trường chưa? Xin anh chị cho biết vì sao anh chị mua các sản phẩm này?

………... 3. Anh (chị) thường tìm mua các sản phẩm túi thân thiện với môi trường ở đâu?

………... 4. Anh (chị) vui lòng cho biết lý do vì sao anh (chị) chưa sử dụng sản phẩm túi thân thiện với môi trường ? ( dành cho người chưa từng sử dụng sản phẩm này)

………... 5. Khi mua các sản phẩm túi thân thiện với môi trường anh chị quan tâm đến những yếu tố nào? Chẳng hạn như mẫu mã, chất lượng, tính an toàn cho sức khỏe, không ô nhiễm môi trường...vv?

6. Anh (chị) có cho rằng việc sử dụng sản phẩm túi thân thiện là ý thức trách nhiệm của chúng ta? Chúng ta cần thiết để bảo vệ trái đất, nhân loại, sức khỏe và các thế hệ tương lai không?

……….. 7. Anh (chị) có quan tâm đến vấn đề môi trường hiện nay không? Anh (chị) có nghĩ rằng việc sử dụng túi nilon khó phân hủy sẽ làm ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống của thế hệ tương lai của chúng ta không?

………... 8. Theo anh (chị) ảnh hưởng xã hội có tác động đến ý định hành vi mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường của anh (chị) không?

………... 9. Anh (chị) nhận thức về vai trò môi trường đến cuộc sống con người như thế nào? Nhận thức về môi trường có tác động đến ý định mua túi thân thiện với môi trường của anh (chị) không?

………... 10.Theo anh (chị) các hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp, các tổ chức môi trường có tác động đến ý định mua túi thân thiện của anh (chị) ?

………... 11. Theo anh (chị) để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi thân thiện thay thế túi nilon gây hại thì cần phải có giải pháp nào?

………... 12. Anh/ chị có quyết tâm thay đổi thói quen sử dụng túi nilon bằng túi thân thiện với môi trường không?

………... 13. Anh (chị) có có kế hoạch mua túi thân thiện với môi trường như thế nào? (Chẳng hạn như có ý định mua ngay, thời gian tới sẽ mua, không có ý định mua)

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT

Mã số phiếu: ……… Xin chào quý anh (chị)

Tôi là Võ Thị Bạch Hoa, là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh – khóa 2012 của khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang.

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam ta. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng các anh (chị) dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, thông tin về ô nhiễm môi trường, trong đó có hình ảnh và thông tin ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra. Theo các nhà khoa học, túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Nó được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường thì phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể tự phân hủy. Việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước và đất, còn đốt chúng sẽ tạo ra sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đa phần người tiêu dùng hiện nay ít nhiều cũng đã biết tác hại của túi nilon , tuy nhiên để từ bỏ thói quen này thì cần phải có quyết tâm cao của toàn dân , toàn xã hội. Việc sử dụng và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường là một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường bảo vệ trái đất.

Hiện nay, tôi đang thực hiện một nghiên cứu “phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường”. Mong anh (chị) vui lòng dành ít thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Các thông tin cá nhân của anh (chị) hoàn toàn được bảo mật. Vì vậy, tôi rất mong quý anh (chị) cung cấp những câu trả lời một cách khách quan, trung thực nhằm giúp kết quả nghiên cứu sát với thực tế. Ý kiến của anh (chị) là tài liệu quý giá giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình.

Rất mong nhận được sự giúp tận tình của các anh/chị Xin chân thành cảm ơn .

NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Phần A: Xin Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn của Anh/Chị.

1. Anh/chị có biết về sản phẩm túi thân thiện với môi trường không? 1. Có 2. Không

2. Anh/chị đã từng mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường chưa? 1. Rồi 2. Chưa

3. Anh/chị có quan tâm đến vấn đề môi trường hiện nay không?

1. Có 2. Không

Phần B: Xin Anh/chị cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu dưới đây liên quan đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường bằng cách đánh dấu X vào số lựa chọn.

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý NỘI DUNG Mức độ đồng ý

Từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý (từ 1 đến 5)

Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện

Túi thân thiện có nhiều mẫu mã đẹp 1 2 3 4 5

Túi thân thiện có độ bền tốt 1 2 3 4 5

Túi thân thiện sử dụng được nhiều lần 1 2 3 4 5 Túi thân thiện không gây hại cho môi trường 1 2 3 4 5

Túi thân thiện an toàn cho sức khỏe 1 2 3 4 5

Túi thân thiện đa dạng, nhiều loại 1 2 3 4 5

Giá túi thân thiện là hợp lý so với lợi ích nó đem lại 1 2 3 4 5 Túi thân thiện đựng được nhiều đồ hơn túi nilon 1 2 3 4 5

Ý thức trách nhiệm Anh/chị cho rằng:

Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì muốn bảo vệ trái đất 1 2 3 4 5 Anh/ chị sử dụng túi thân thiện vì sự sinh tồn của nhân

loại

1 2 3 4 5

Anh/chị sử dụng túi thân thiện để giảm lượng rác thải túi nilon

1 2 3 4 5

Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì muốn tốt cho môi trường

1 2 3 4 5

Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì mỹ quan thành phố 1 2 3 4 5 Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì không muốn dùng túi

nilon

1 2 3 4 5

Kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai

Anh/chị mua túi thân thiện vì mong muốn thế hệ tương

lai sẽ được sống trong môi trường trong lành hơn 1 2 3 4 5 Anh/chị mua túi thân thiện vì mong muốn thế hệ tương

lai không phải gánh chịu những hậu quả thiên tai nặng nề do biến đổi khí hậu

1 2 3 4 5

Anh/chị mua túi thân thiện vì muốn thế hệ tương lai khỏe mạnh, giảm thiểu số người mắc bệnh một số bệnh do tác hại của rác thải túi nilon gây ra như ung thư,các bệnh về hô hấp ..vv

1 2 3 4 5

Ảnh hưởng xã hội

Gia đình khuyên anh/ chị sử dụng túi thân thiện 1 2 3 4 5 Bạn bè khuyên anh/chị sử dụng túi thân thiện 1 2 3 4 5 Cơ quan, trường học khuyên anh chị sử dụng túi thân thiện 1 2 3 4 5 Chính quyền Thành phố tuyên truyền, khuyến khích

anh chị sử dụng túi thân thiện 1 2 3 4 5

Nhận thức về môi trường

Anh/chị có đồng ý rằng hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa đến môi trường như nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu

1 2 3 4 5

Anh/chị có tin vào những dự đoán rằng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu sẽ sớm dẫn đến sự tàn phá của

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)