Cảm quan thân phận người nữ trong ca dao

Một phần của tài liệu Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thuỳ Linh (Trang 26)

6. Cấu trúc Luận văn

1.2.1Cảm quan thân phận người nữ trong ca dao

Không ở đâu, cảm quan thân phận người phụ nữ lại minh triết như trong ca dao Việt Nam. Những bài ca về “Thân em” là cái nhìn của người trong cuộc, nên nó thấm đẫm dự cảm về sự mỏng manh. Người phụ nữ thường ví mình với những gì có tính chất mềm, dễ tan chảy, dễ vỡ, dễ bị xô đẩy, nổi nênh: “Thân em như giếng giữa đàng”, “như tấm lụa đào”, “như hạt mưa rào”, “như miếng cau khô”, “như chiếc thuyền tình”… Họ không tự định đoạt được cuộc đời mình, vô định, vô hướng, phụ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào số phận: “Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”, “Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày”, “Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”. Họ luôn ở tình trạng lênh đênh “mười hai bến nước”, “phất phơ giữa chợ”… Đấy là ý thức phái tính ở dạng nguyên khai của nó, ý thức về thân thể trong mối quan hệ với thân phận. Tất nhiên, ý thức ấy có sự quy định của thời đại, của những đặc thù văn hóa, nhưng phải nói rằng cho đến bây giờ, cảm quan thân phận ấy vẫn còn chỗ đứng.

Bên cạnh cảm quan thân phận mang đặc thù văn hóa của tính nữ đó, người phụ nữ đã mơ hồ hiểu được sự bình đẳng của cơ thể người nam và người nữ trước sự tồn tại, sự sống. Họ phản kháng lại những quan niệm đạo đức trói buộc mình là ý thức được sự tồn tại ngang bằng của giống phái. Cách nói của họ có vị phồn thực của nền văn hóa Mẫu hệ: “Chơi cho thủng trống long bồng - Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm"; “Không chồng mà chửa mới ngoan - Có chồng mà chửa thế gian sự thường”; “Chữ “Trinh” đáng giá ngàn vàng - Từ anh chồng cũ đến chàng là năm”...

Họ không lấy sự chính chuyên làm quý, sự mô tả này có nét giống với các nữ thần Hy Lạp cổ đại : “Chính chuyên lấy được chín chồng”; “Có chồng thì mặc có chồng - Còn đi chơi trộm kiếm đồng mua rau”; “Vắng sao hôm có sao mai - Vắng chàng thiếp đã có trai trong nhà”… Khát khao tính dục bước đầu được ý thức và được mô tả bằng nét vẽ đơn sơ, thô mộc, hồn nhiên:

Hỡi thằng cu lớn ! Hỡi thằng cu bé ! Cu ti, cu tị, cu tí, cu tì ơi ! Con dậy con ăn, con ở với bà

Để mẹ đi kiếm một và con thêm

Cha con chết đi trong bụng mẹ nó hãy còn thèm Mẹ xem quẻ bói, vẫn còn đàn em trong bụng nầy

Đấy là giọng nữ khỏe khoắn, giễu cợt, bông đùa, chua ngoa, và cũng rất thành thực. Ý thức giải phóng tính dục đã dậy sóng trong tâm thức người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thuỳ Linh (Trang 26)