Những dấu hiệu của một cái Tôi công dâ n nữ

Một phần của tài liệu Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thuỳ Linh (Trang 65)

- phương thức thể hiện khát vọng giải phóng tính dục

2.3 Những dấu hiệu của một cái Tôi công dâ n nữ

Hơn 40 năm về trước, Xuân Quỳnh viết Thơ vui về phái yếu mà như đóng ghim mình, người phụ nữ, vào cuộc sống đời thường, một cách thành thực, khiêm nhường nhưng cũng tạm bằng lòng:

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn Vượt khỏi ô cửa cỏn con, căn phòng hẹp hàng ngày…

… Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi. Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày…

Từ những năm tháng ấy, cho đến cả những năm 1990, trên địa hạt thi ca nữ vẫn chủ yếu là nói cái Tôi nằm trong “căn phòng hẹp” của người phụ nữ. Tại hội thảo “Thơ trên báo văn nghệ năm 1990” – Văn nghệ số 14 (tháng 3 - 91) có nhiều bài phát biểu rất thẳng thắn: “về tình hình thơ nói chung, tôi cảm thấy thơ chúng ta có gì đó vẫn hơi cô lập với thời đại mà chúng ta đang sống, một thời đại đầy những biến động” (Ngô Thế Oanh), “Tôi có cảm giác những vấn đề xã hội, những vấn đề của thời đại còn ít vang vọng vào thơ” (Trần Đình Sử) [68, tr.362]. Như vậy, vấn đề thời đại có thể coi là một tiêu chí để đánh giá văn học, dẫu là tiêu chí ấy vốn phần nhiều là của các nhà nghiên cứu, phê bình nam giới. Khoảng 7, 8 năm sau, thơ nữ Việt Nam đã có những tác giả đặt mình vào thời đại, suy nghĩ về những vấn đề của thời đại, của cuộc sống hiện thời, mà không phải với cái cách là nhìn qua ô cửa nhỏ, họ đã nhập cuộc, đã

suy tư như một công dân – nữ. Phan Huyền Thư, người được coi là mở đầu cho phong trào thơ trẻ đã nói về cái nhìn của thế hệ mình về thời đại, từ đó nó quy định đối tượng phản ánh như thế nào: “Kẻ thù của chúng tôi bây giờ là cái ác, sự ngu dốt, đói nghèo và bệnh tật. Tất cả những kẻ thù đó thật vô hình và nằm trong bản thân mỗi người. Chúng tôi phải tự đấu tranh và tiêu diệt kẻ thù trong chính bản thân mình. Nhưng dẫu sao, thật may mắn vì chúng tôi đã là công dân của một đất nước tự do.…Thơ là sự diễn dịch thế giới cảm xúc tự do và bí ẩn của mỗi cá nhân…Ðiều ưu việt hơn cả của lực lượng các nhà thơ trẻ hiện nay có lẽ là sự tự do trong đề tài. Thực ra, đối với họ không có đề tài nào khi làm một bài thơ cả, nhưng cuối cùng cái mà nhà thơ đưa đến cho người đọc lại chính là điều mà nhà thơ muốn nói” [89].

Thơ nữ đương đại hé mở một cái Tôi công dân - nữ sâu thẳm suy tư, vận động từ linh giác và trực cảm đến vùng thẳm sâu tâm thức. Trong thơ, họ xác quyết một hệ thẩm mỹ cho riêng mình, điều này, tất nhiên không đơn giản cho người đọc khai phá. Ở văn xuôi, quan niệm của người nữ về xã hội có thể rõ hơn, do đặc trưng thể loại, ví dụ những tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, Đỗ Hoàng Diệu... Họ thể hiện quan niệm của mình, hệ thẩm mỹ của mình bằng hệ thống nhân vật, hành động của nhân vật và diễn giải. Còn với các nhà thơ, sự lấp lửng của ngôn ngữ, sự cô đọng của ngôn ngữ khiến họ “hàm ẩn” cái Tôi công dân của mình. Song trong thơ, những ưu tư của họ, thái độ của họ đối với xã hội cho thấy điều ấy. Những dấu hiệu của cái tôi công dân – nữ thể hiện rất phong phú ở từng tác giả và biểu hiện rõ nhất bằng thái độ. Nếu như Vi Thùy Linh, một cách trực cảm, khẳng định tình yêu mới là thước đo mọi giá trị, là giải pháp kết nối xã hội, thì Phan Huyền Thư phản biện xã hội, thậm chí tự trào mình bằng thái độ giễu nhại kín đáo, còn Ly Hoàng Ly dường như “thiền”, dùng tâm thức, vô thức để thể hiện khát vọng tự do, khát vọng giải phóng những ràng buộc từ trong bản thể.

Một phần của tài liệu Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thuỳ Linh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)