2. Đại Việt sử ký toàn thƣ là chất liệu cho sáng tác văn học
2.2.2. Hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo
Do điều kiện hạn hẹp của thời gian, chúng tôi xin dừng lại khảo sát Giàn thiêu của Võ Thị Hảo như là một trong những tiểu thuyết sử dụng chất liệu gốc của Đại Việt sử ký toàn thư, hy vọng qua đó hiểu được vai trò tư liệu tham khảo quan trọng của bộ sử đối với các sáng tác về đề tài lịch sử.
Giàn thiêu được kết cấu thành hai mạch truyện.
Mạch thứ nhất gắn với tiểu sử của Từ Lộ nằm trong khoảng thời gian( 1088- 1117)
Mạch thứ hai gắn liền với tiểu sử của vua Lý Thần Tông nằm trong khoảng(1117-1138 ).
Ở mạch thứ nhất chàng trai Từ Lộ là một chàng công tử con quan chỉ biết đọc sách đánh cờ và thổi tiêu…nhìn chung chỉ biết hưởng thụ. Chàng có biết đâu buổi dạo chơi cùng người vợ chưa cưới vào tối nguyên tiêu năm ấy lại là giờ khắc cuối cùng của cuộc sống phù hoa. Ngay đêm hôm ấy tai hoạ ập đến gia đình chàng. Cha chàng là tăng quan đô án Từ Vinh bị Diên Thành Hầu nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép thuật giết chết, xác cha chàng trôi dọc theo dòng sông Tô dừng lại trước cửa
nhà Diên Thành Hầu rồi dựng đứng lên chỉ tay đánh dấu kẻ thủ phạm vụ ám sát. Sau đó còn nhiều lần báo mộng nhắc con trai phải trả thù.
Tai biến đã làm thay đổi hẳn chàng trai. Chàng nguyền phải từ đây sống chỉ trả thù cho cha. Lần thứ nhất chàng cùng mẹ dâng đơn tố cáo Diên Thành Hầu lên viên quan coi việc hành án. Ông này biết Diên Thành Hầu là thủ phạm nhưng cũng biết thế lực của hoàng thân qúa lớn, bèn phán xét rằng ; mẹ con chàng vu cáo, lẽ ra phải phạt nặng nhưng vì cha chàng vừa mất nên giảm xuống mức mẹ con chàng bị cách xuống làm thứ dân và bị tịch thu gia sản. Sau đó mẹ chàng chết vì uất ức.
Lần thứ hai không cam chịu nổi uất ức chàng đem bức thư viết bằng máu đến điểm binh dâng lên vua Nhân Tông, tưởng như nỗi oan được giải, nào ngờ suýt bị chém đầu vì làm kinh động đến bệ rồng. Lá đơn máu bị lớp lớp chân ngựa voi dày xéo.
Lần thứ ba biết không thể động đến thủ phạm ngôi cao chàng định một phen sống mái với kẻ đâm thuê chém mướn nhưng gân cốt thư sinh như chàng là một trò cười trước pháp sư Đại Điên phép thuật đầy mình. Từ Lộ hiểu rằng muốn trừng trị kẻ giết thuê thì chính chàng phải học được phép thuật cao hơn Đại Điên. Chàng tìm đến vị sư trên núi Yên Tử, trải qua bao gian khổ tu luyện khi đã có phép thuật cao siêu trở về để trả thù ai ngờ việc trả thù lại dễ dàng như thế. Diên Thành Hầu chỉ còn là cái xác không hồn ngày ngày chạy theo đứa con độc nhất đã hoá điên sau đám cưới bất thành và sau vụ cháy ngày ấy. Diên Thành Hầu sẵn sàng đón nhận cái chết một cách thản nhiên không một sự chống cự.
Mạch hai của truyện nói về vua Lý Thần Tông tức là kiếp thứ hai của Từ Lộ hay chính là vị đại sư Từ Đạo Hạnh đã đầu thai vào nhà Sùng Hiền Hầu. Sinh ra ở kiếp thứ hai Từ Lộ làm công tử Lý Dương Hoán – người sẽ được lập làm thái tử lên ngôi làm hoàng đế thứ 5 sau Lý Nhân Tông.
Dựa vào cốt truyện trên thì ở Giàn thiêu có nhiều sự kiện, tình tiết, nhân vật trùng sát với Đại Việt sử ký toàn thư .
Các nhân vật như: Từ Đạo Hạnh, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Thái Uý Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Linh nhân Ỷ Lan, vợ chồng Sùng Hiền Hầu là những nhân vật có thật trong chính sử.
Nguồn gốc của vua Lý Thần Tông hay chính là sự hoá kiếp của sư Từ Đạo Hạnh lấy từ những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Bấy giờ vua đã nhiều tuổi mà chưa có con trai nối dõi, xuống chiếu chọn con của tông thất để lập làm con nối. Em vua là Sùng Hiền Hầu (không rõ tên) cũng không có con trai gặp lúc nhà sư núi Thạch Thất Từ Đạo Hạnh đến chơi nhà, hầu nói với Đạo Hạnh về việc cầu tự. Đạo Hạnh dặn rằng: “Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì báo cho tôi biết trước để cầu khấn với sơn thần”(1,tr286). Sau đó “phu nhân của Sùng Hiền Hầu là Đỗ Thị đã có mang, đến đây trở ngựa đi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo tắm rửa, vào hang núi trút xác mà qua đời. Sau đó phu nhân sinh con trai tức là Dương Hoán. Người làng cho là việc lạ để xác Đạo Hạnh vào trong khám thờ. Nay núi Phật tích tức là chỗ ấy. Hằng năm, mùa xuân cứ đến ngày mồng 7 tháng 3 con trai, con gái hội tụ ở chùa là hội vui có tiếng một vùng”(1,tr287)
Hoặc như tội ác tày trời của Linh nhân Ỷ Lan đã được chính sử ghi chép khá cụ thể: Linh nhân Ỷ Lan là mẹ của vua Nhân Tông sau khi vua cha mất được tôn lên làm Hoàng thái phi, còn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu làm Hoàng thái hậu . Linh Nhân (Ỷ Lan ) vốn có tính ghen mới kêu với vua rằng “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì để mẹ già vào đâu?” “Vua bèn sai đem Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết chôn theo lăng Thái Tông”(1,tr 277).
Sự việc vua Lý Thần Tông bị bệnh lạ sau này được nhà sư Minh Không chữa khỏi theo tiên đoán của Từ Đạo Hạnh ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư được Võ Thị Hảo hư cấu thành sự việc ông vua hoá hổ “Khắp thân ngài ngự bao phủ một lớp lông cứng dài, màu vàng màu nâu chen lẫn ở cổ và bả vai. lông xù lên như bờm dài. Ngài ngự gầm rít suốt ngày, xé tan mọi quần áo trên người, bao nhiêu đồ
ngự thiện dọn ra còn nguyên. Đôi lúc mọi người xung quanh rùng mình…dạ bẩm vì thấy mắt ngài ngự đỏ đọc…cặp mắt háu háu nhìn vào cánh tay trần của các cung nữ như ngài ngự thèm thịt sống”(16,tr297). Sau này vua đã được sư Minh Không chữa bệnh bằng cách “vặt lông” nhân vật về mặt tinh thần. Nhưng rồi chứng nào tật ấy Từ Đạo Hạnh vẫn tham vọng sống trong quyền lực thoả mãn khát vọng cao sang quyền quý. Đây là căn bệnh từ kiếp trước nên không chữa khỏi , cuối cùng thì phải chấp nhận cái chết.
Việc tôn sùng đạo Phật của hai triều đại Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư đã in dấu rõ nét trong tiểu thuyết của Võ Thị Hảo.
Từ nhân vật chính đến nhân vật phụ trong tác phẩm đều là các bậc đại sư hoặc danh sư như: sư Từ Đạo Hạnh, sư bà chùa Trầm –Nhuệ Anh, sư Minh Không, pháp sư Đại Điên, đại sư Tzu, sư Giác Hải…
Ngoài không gian lãnh cung, công đường, không gian trong tác phẩm cũng nhuốm màu phật giáo với những tên gọi như: Niết bàn, Tây trúc ,chùa Trầm, chùa Hải Thanh…
Thời gian trong tác phẩm đó là thời gian hai kiếp của nhà sư Từ Đạo Hạnh . Kiếp trước là Từ Lộ với thời gian lịch sử là thời đại vua Lý Nhân Tông, kiếp sau là Dương Hoán Thần Tông trong thời gian lịch sử của vua Lý Thần Tông .
Đặc biệt ngôn ngữ của Giàn thiêu là ngôn ngữ mang đặc trưng của Phật giáo, thể hiện văn hoá của một thời kỳ tôn sùng đạo Phật đến cao độ. Ngay từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng của tác phẩm là những lời phật dạy được tác giả trích dẫn một cách nghiêm túc “An ta phạ bà pha, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ bà pha” . Dày đặc trong tác phẩm là những từ ngữ trong kinh Phật là những lời của kinh phật . Ngay cả tiêu đề của các chương phần lớn cũng là ngôn ngữ Phật giáo : niệm xứ, đoạ xứ, nghiệp chướng, hành cước, báo oán, thiền sư, đầu thai, giải thoát, lãnh tiếu,
nhân gian, đoạn đầu đài … Đọc tác phẩm chúng ta hiểu thêm về triết lý của đạo Phật, hiểu thêm quá trình tu luyện hành đạo rồi lên cõi Niết bàn của các chân sư.