1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ
2.3.1. Đặt nhân vật vào những mối mâu thuẫn
Cách chép sử của các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư khác hẳn với cách chép sử của khoa học lịch sử hiện đại. Khoa học lịch sử hiện đại chép sử theo lối biên niên, sự kiện lịch sử được sắp xếp theo trật tự ngày tháng, sự kiện đưa ra càng chân thực bao nhiêu càng có giá trị bấy nhiêu. Nhưng ở Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã vận dụng tổng hợp cả hai phương pháp viết sử của Trung Quốc. Đó là lối viết biên niên của bộ Xuân Thu và lối viết kỷ truyện theo bộ Sử ký của Tư Mã Thiên.
Đại Việt sử ký toàn thư có sự đan xen giữa lối viết biên niên và kỷ truyện. Những phần được viết theo lối kỷ truyện, Ngô Sỹ Liên đã khéo léo chọn lọc, sắp xếp các chi tiết để tạo dựng chân dung nhân vật. Thậm chí ông còn đặt nhân vật lịch sử vào mối mâu thuẫn để nhân vật bộc lộ tính cách.
Tiêu biểu như nhân vật Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn- kỷ nhà Trần. Khi xây dựng nhân vật Trần Quốc Tuấn, Ngô Sĩ Liên đặt nhân vật vào mối mẫu thuẫn giữa chữ hiếu và chữ trung. Trần Quốc Tuấn sẽ lựa chọn thực hiện tròn bổn phận làm con hay là một bề tôi trung thành. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn vốn là con trai của An Sinh Vương. Trước khi mất, An Sinh Vương trăng trối với con rằng: “con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì dưới suối vàng cũng không nhắm được”(2,tr79). Trong thâm tâm, An Sinh Vương mong con đoạt được ngôi báu từ tay Chiêu lăng về mình (ông và Chiêu Lăng vốn có hiềm khích với
nhau). Sau khi nghe xong lời cha dặn Trần Quốc Tuấn ghi điều đó ở trong lòng nhưng ông không cho là phải. Trần Quốc Tuấn thương cha nhưng đã đặt lợi ích triều đại, lợi ích đất nước cao hơn lợi ích cá nhân. Khi vận nước nằm trong tay ông đem lời trăng trối của cha ra để thử gia nô và các con, hơn nữa đây cũng là lần thử thách cuối cùng để kiểm nghiệm lòng mình. Trước hết ông hỏi hai gia nô Yết Kiêu và Dã Tượng, họ cho rằng: “làm như thế tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú quý hay sao”. Câu trả lời của hai gia nô khiến ông không những hài lòng mà còn cảm động đến phát khóc. Câu trả lời của con trưởng khiến ông ưng ý: “Dẫu khác họ cũng còn không nên huống chi là người cùng một họ”(2,tr80). Con thứ đồng ý với phép thử, điều này khiến cho Trần Quốc Tuấn có phản ứng quyết liệt. Ông cho đây chính là kẻ phản nghịch định chém đầu để trừng trị và dặn người nhà không cho phép nhìn mặt sau khi ông chết.
Sau phép thử ông đã giải toả được mối mâu thuẫn giữa chữ “trung” và chữ “hiếu” đã giải quyết được mối giằng co, day dứt trong lòng. Cuối cùng ông đã đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Trần Quốc Tuấn là hình mẫu lý tưởng của thời đại, là mẫu người mà xã hội phong kiến tôn thờ, là sản phẩm của Nho giáo. Tư tưởng trung quân của Trần Quốc Tuấn là tư tưởng chủ yếu của Nho gia. Tấm gương trung quân ở Trần Quốc Tuấn luôn được đề cao nhằm mục đích giáo hoá, tuyên truyền bảo vệ trật tự xã hội phong kiến.
Như vậy, việc đặt nhân vật vào các mối mâu thuẫn, hay chính là các mối quan hệ (vua – tôi, cha – con, gia nô - chủ tướng) để thể hiện tính cách là cách sử dụng nghệ thuật viết văn vào khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử. Vì vậy những trang sử này mang giá trị văn học sâu sắc.