Hiện thực lịch sử của Đại Việt sử ký toàn thƣ trong Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 102 - 105)

2. Đại Việt sử ký toàn thƣ là chất liệu cho sáng tác văn học

2.1.1.Hiện thực lịch sử của Đại Việt sử ký toàn thƣ trong Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề

Hiện nay trong nghiên cứu văn học chưa có một định nghĩa rõ ràng đầy đủ về khái niệm “hiện thực lịch sử” chúng ta có thể tạm hiểu hiện thực lịch sử: là bối cảnh xã hội của một thời điểm hoặc một thời kỳ lịch sử được đưa vào trong tác phẩm văn học trong đó bao gồm: sự kiện, biến cố, bối cảnh và nhân vật lịch sử. Hiện thực lịch sử chính là xương sống của tác phẩm, là cơ sở khách quan làm cho nhà văn không hư cấu quá đà và làm cho tác phẩm thêm chân thực. Khi sáng tác văn học không phải nhà văn đưa toàn bộ những sự kiện của một giai đoạn lịch sử vào trong tác phẩm văn học, nhà nghệ sĩ chỉ cần một vài sự kiện thậm chí một khoảnh khắc trong đời sống của một nhân vật lịch sử làm chất liệu cho sáng tác của mình. Hiện thực lịch sử có thể thu hút nhà văn bắt đầu bằng các nhân vật lịch sử và cũng có thể bắt đầu các sự kiện. Việc lựa chọn nhân vật lịch sử nào, hay giai đoạn lịch sử nào phụ thuộc vào điểm gặp ngỡ giữa tâm hồn nhà văn với hiện thực lịch sử. Có thể sự kiện lịch sử là tâm điểm chú ý của người nghệ sĩ sau đó kéo theo là hệ thống nhân vật nhưng cũng có thể nhân vật mới là chính, là điểm sáng vẫy gọi tạo lên cảm xúc cho nhà văn. Nhìn chung những giai đoạn, những nhân vật lịch sử có tính phức tạp cao sẽ là mảnh đất hấp dẫn thu hút nhà văn tìm đến

Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn sử chất liệu hấp dẫn cho sáng tác văn học, bản thân bộ sử này đã mang những giá trị văn học, đã mang màu sắc chủ quan của người chép sử. Hơn nữa nguồn sử liệu mà các sử gia đã sử dụng khá phong phú: Ngô Sĩ Liên đã kế thừa sử ký của Lê Văn Hưu và sử ký tục biên của Phan Phu Tiên ngoài ra còn tham khảo thêm Bắc sử và dã sử, những bản truyện chí rồi những việc tai nghe mắt thấy khảo đính thêm mà thành

Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề được soạn xong năm 1755. Tác phẩm được chia thành 12 môn loại: thế gia, chí khí, danh nho, tiết nghĩa, danh thần, thần quái, ác báo, tiết phụ, ca nữ, âm phù, dương trạch, danh thắng, thú loại .

Công dư tiệp ký có nghĩa là sách ghi chép vội ngoài giờ làm việc công. Lúc đầu do Vũ Phương Đề soạn sau đó Trần Quý Nha và một số người khác bổ sung. Nội dung của tác phẩm là sâu kết nhiều mẩu truyện nhỏ được sắp xếp thành các môn loại.

Trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề thì Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm đã muợn cốt truỵện trong Đại Việt sử toàn thư. Hiện thực lịch sử được nói tới là đời Trần Dụ Tông năm Tân Mão, Thiệu Phong năm thứ 11(1351) có ghi “Trâu Canh có tội đáng chết được tha. Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé trai lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em gái ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo và thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh quả là công hiệu. Canh từ đấy càng được yêu quý, được ngày đêm ở luôn trong cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ việc bị phát giác, thượng hoàng định bắt Canh chết nhưng vì có công chữa bệnh cho vua nên được tha. Canh là con Trâu Tôn người phương Bắc khoảng Năm Triệu Phong người Nguyên vào cướp tôn làm thầy thuốc đi theo quân Nguyên đến khi quân Nguyên thua bị bắt. Tôn ở lại nước ta chữa bệnh cho các vương hầu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng nên thành ra giàu có. Canh nối nghiệp cha trở thành danh y nhưng không có hạnh kiểm thành nên nỗi thế. Đến sau lại được phục hồi chức vị. Dòng dõi Canh đến đời triều nay còn có người tên là Trâu Bảo được của do Trâu Canh cất giữ trở lên giàu có nhưng cũng vì thế mà lụn bại”.(2,tr132)

So với Đại Việt Sử Ký toàn thư thì Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm có nhiều chi tiết và sự việc trùng lặp với chính sử: Trùng lặp về tên nhân vật, tên địa danh, giống nhau ở sự việc Trâu Canh chữa bệnh liệt dương cho vua Trần Dụ Tông được vua hậu đãi nhưng rồi do bản thân hoặc người thân làm những việc bất chính chấp nhận kết cục bi đát. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép sau khi chữa bệnh cho vua Trâu Canh ở lại trong cung liền thông dâm với cung nữ việc bị phát giác

thượng hoàng định bắt Canh chết nhưng vì chữa khỏi bệnh cho vua nên lại được

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 102 - 105)