Ngôn ngữ của những đấng minh quân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 61 - 66)

1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ

2.4.3. Ngôn ngữ của những đấng minh quân

Thái tổ Cao Hoàng Đế tên huý là Lợi, họ Lê. Người Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Vua sinh ra thiên tử tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vỹ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường.

Bấy giờ họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân Minh xâm lược nước Nam, chia cắt nước ta thành quận huyện, bắt nhân dân làm tôi tớ, luật pháp phiền hà, khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề. Vua ẩn náu chốn núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, chiêu tập dân chúng hăng hái, dấy binh khởi nghĩa mong trừ hoạn lớn. Vua từng bảo mọi người:

“ Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược”.(2,tr240)

Qua những lời nói trên ta thấy Lê Lợi xứng đáng là một bậc minh quân có nhân cách cao thượng, có chí khí lớn của bậc quân vương, mang tinh thần dân tộc quật khởi . Ông sẵn sàng chịu gian khổ, sương gió, chứ không can tâm chịu nô lệ tôi tớ. Mặc cho nhiều lần người Minh trao quan chức để dụ dỗ nhưng Lê Lợi không chiụ khuất phục, Lê Lợi từng nói: “ Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu lại tiếng thơm ngàn năm, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến. Thế rồi dẫn đầu hào kiệt, dựng cờ khởi nghĩa diệt giặc Minh”.

Trong cuộc kháng chiến giặc Minh quân ta nhiều lúc rơi vào tình thế nguy nan . Lê Lợi lo lắng bàn với quân sĩ rằng “Giặc vây ta bốn mặt có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là “ tử địa”mà binh pháp đã nói đánh nhanh thì sống , không đánh thì chết”. Vua nói xong chảy nước mắt làm cho quân sĩ ai cũng xúc động. Những vị vua nhân đức thì mỗi lời thốt ra đều tràn đầy tình yêu nước thương dân. Họ luôn trăn trở cho việc sống còn hay sự nguy hại đến mỗi người dân. Vua từng ra lệnh cho các tứơng sĩ rằng “Dân chúng khổ về chính sách bạo ngược của giặc đã lâu rồi. Những châu huyện nào chúng ta đi tới, không được mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc lúa của bọn nguỵ quan, thì dẫu đói khát đến đâu cũng không được lấy bậy”( 2,tr254). Những lời nói trên là tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân của Lê Lợi, điều này đã cảm hoá được tất cả các thần dân. Vua dẫn quân đi đến đâu cũng được thần dân ủng hộ, đón tiếp

nồng nhiệt. “ Mùa xuân, tháng giêng vua đem đến hương Đa Lôi, huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói: “không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi của nước cũ”(2,tr253)

Tư tưởng nhân nghĩa của Lê Lợi không chỉ thể hiện trong mối quan hệ với thần dân mà đối với quân giặc, tinh thần khoan dung độ lượng hiện lên với vẻ đẹp ngời sáng. Sau khi giặc đầu hàng nhiều tướng sĩ vẫn còn rất căm thù giặc vì đã giết hại thân thích gia đình họ, tướng sĩ liền khuyên vua giết chết bọn chúng đi nhưng vua dụ rằng: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi nguời, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Và lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt là để hả căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người ,để dập tắt chiến tranh cho đời sau, sử xanh đã chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao”(2,tr281)

Như vậy qua ngôn ngữ đối thoại trực tiếp và gián tiếp với quân sĩ, qua những lời dụ, Lê Lợi xứng đáng là bậc vua nhân hậu và anh minh bậc nhất trong lịch sử. Ngôn ngữ của ông thể hiện tầm vóc nhân cách đạo đức, trí tuệ cao của một bậc lãnh tụ mang cốt cách phương Đông. Tình yêu nước thương dân vô bờ bến cùng với tấm lòng vị tha cao cả của ông là sự kết tinh bản tính nhân hậu của con người Việt Nam trong lịch sử

Việc chép sử nhưng lại dừng lại khá lâu ở những đoạn đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật chính là mượn bút pháp của nhà văn. Nghệ thuật chép sử như trên làm cho nhân vật lịch sử hiện lên chân thật, sinh động.

TIỂU KẾT

Đại Việt sử ký toàn thư đã khắc hoạ thành công bối cảnh không gian, thời gian làm nền cho sự xuất của nhân vật và diễn biến của sự việc, quan trọng hơn trong bộ sử ký này các nhà sử học đã xây dựng thành công chân dung nhân vật lịch sử bằng bút pháp của văn học.

Việc mượn văn vào để chép sử, các bậc sử thần đã để lại giá trị văn học cho một bộ quốc sử cổ nhất nước ta. Màu sắc văn học được thể hiện ngay ở những đoạn mô tả bối cảnh không gian, thời gian làm nền cho diễn biến của sự việc, khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử qua các chi tiết về ngoại hình, thần thánh hoá nguồn gốc xuất thân, những đoạn miêu tả hành động chân chính hay phi đạo đức của các nhân vật, những tình huống truyện gay cấn, những đoạn đối thoại tuy ngắn nhưng đã lột tả hết được tính cách nhân vật. Bấy nhiêu phương diện đưa ra là giá trị văn học của Đại Việt Sử ký toàn thư.

Tuy nhiên so với Sử ký của Tư Mã Thiên, có lẽ độ phong phú về các loại nhân vật của Đại Việt Sử ký toàn thư sẽ không bằng, sự sắc nét trong xây dựng chân dung nhân vật chưa cập đến. Sở dĩ như vậy bởi Đại Việt sử ký toàn thư là kết quả của hai lối viết: Lối viết biên niên theo Kinh Xuân Thu và lối viết kỷ truyện theo sử ký của Tư Mã Thiên. Sử ký của Tư Mã Thiên được viết theo lối kỷ truyện. Tác phẩm được Lỗ Tấn coi là cuốn “Ly tao không vần” có tất cả 130 thiên với hơn 52 vạn chữ, gồm 5 phần: Bản kỷ, biểu thư, thế gia, liệt truyện. Đặc biệt ở phần liệt truyện gồm: 70 thiên, đây là phần có giá trị văn học nhất.

Đại Việt sử ký toàn thư chủ yếu ghi chép về sự thịnh suy của các triều đại phong kiến, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế mà quan tâm đến nhân cách đạo đức của các nhân vật lịch sử. Nhân vật chủ yếu trong Đại Việt sử ký toàn thư chủ yếu là các đấng minh quân, những tướng sỹ, những bề tôi trung thành….Những nhân nữ, thái hậu, hoàng hậu, cung nữ ít được đề cập đến. Nhìn chung nhân vật trong Đại Việt sử ký toàn thư là nhân vật của chốn cung đình. Còn trong sử ký của Tư Mã

Thiên có hàng nghìn nhân vật: có đủ các thành phần, đủ các nghề nghiệp, đủ các tầng lớp. Hình ảnh những chàng nông dân như Trần Thiệp, Ngô Quảng; những người du thuyết như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư, những hiệp khách như Kinh Kha, Nhiếp Chính; những anh hàng thịt như Chu Lợi, Cao Tiệm Ly; những triết gia như Khổng Khâu, Trang Chu; những danh tiếng như Hàn Tín, Lý Quảng; những công tử như Tín Lãng Quân, Mạnh Thường Quân; những bạo chúa như Tần Thuỷ Hoàng, Nhị Thế. Chiều dài thời gian mà Sử ký của Tư Mã Thiên đề cập thật đáng nể, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế khoảng 3000 năm.

Nhìn chung các sử gia cả ở Việt Nam và Trung Hoa đều là những nhà nho thực sự dũng cảm, họ giám bình luận, khen chê rõ ràng, thẳng thắn. Bản thân họ phải là người học rộng tài cao, nhìn thấu bốn cõi và là những nhà tư tưởng lớn của thời đại. Thực ra các sử gia chỉ thuật lại, chép lại chuyện xưa chứ đâu phải sáng tác, nhưng để lưu giữ được lịch sử họ đã chạm vào nghệ thuật viết văn. Họ đã biết chọn lọc những chi tiết đặc sắc, điển hình. Họ biết đặt nhân vật vào những tình huống căng thẳng, những mối mâu thuẫn để phác hoạ chân dung nhân vật lịch sử. Vì vậy Đại Việt sử ký toàn thư chứa giá trị văn học sâu sắc .

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)