Miêu tả ngoại hình trong Đại Việt Sử ký toàn thƣ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 43 - 45)

1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ

2.1.2. Miêu tả ngoại hình trong Đại Việt Sử ký toàn thƣ.

Cũng giống như hàng loạt các tác phẩm nằm trong phạm trù văn học trung đại như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoàng Lê nhất thống chí của tập thể tác giả họ Ngô Gia Văn Phái, hay Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… Đại Việt sử ký toàn thư khi khắc hoạ ngoại hình nhân vật cũng sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng.

Bản thân các tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư vốn là những nhà nho nên họ đã nhìn nhận con người qua lăng kính của Nho giáo. Trong tư duy của nhà nho bao giờ có sự “Phân biệt” đối với những tầng lớp người trong xã hội. Các bậc thánh nhân, quân tử vua chúa bao giờ cũng có sự thụ thai hoặc ra đời kỳ lạ, có tướng mạo khác thường, có trí tuệ vượt trội hoặc nhân cách cao thượng…còn những bậc tiểu nhân thì nhân cách thấp hèn, trần tục.

Như Tiền Ngô Vương kỷ nhà Ngô: “Khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có ba nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên mắt sáng như chớp dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng có thể có thể nâng được vạc” (1,tr 204)

Hoặc như: Hiến Tông Duệ hoàng đế cũng vậy, mẹ là Trường lạc Thái hậu có mang đến khi đủ tháng đủ ngày “Chiêm bao thấy… rồng vàng từ trên trời sa xuống, bay vào trong phòng một lát sau thì sinh vua. Vua sinh ra dáng vẻ thiên tử mũi cao mặt rồng, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường” (3,tr8)

Sở dĩ có hầu hết các bậc đế vương đều có nguồn gốc ra đời kỳ lạ như trên vì theo quan niệm của người phương Đông xưa nhân cách cao quý của những đấng

bậc được xem như sản phẩm sẵn có do trời đất phú cho…Nhân vật chỉ cần ứng dụng vào đời sống xã hội là nổi danh.

Người xưa ít quan tâm đến sự đào luyện của xã hội với tài năng tức là ít quan tâm đến mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh.

Khi miêu tả dáng đi, vẻ mặt của các bậc đế vương họ đều lấy rồng phượng, hổ, báo, ánh chớp ra để so sánh. Như Lê Lợi cũng vậy : “Vua sinh ra thiên tư tuấn tú, khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ mắt sáng miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường” (2,tr 239)

Hoặc như Thái Tông Hoàng đế: “vua mũi cao mặt rồng, giống như Hán Cao Tổ, (2,tr7).

Như vậy trong khi miêu tả ngoại hình các nhân vật đế vương các nhà sử học đã sử dụng rất nhiều hình ảnh có tính chất ước lệ như: rồng, hổ, tia chớp để ví von. Những hình ảnh này góp phần tạo lên một nguồn gốc cao quý. Ngoài ra họ còn sử dụng mô típ về sự thụ thai kỳ lạ để thần thánh hoá nguồn gốc xuất thân. Các nhà sử học đã nhìn nhận những bậc đế vương hay hiền nhân quân tử vốn là sản phẩm tinh tuý của trời đất sinh ra đã mang phẩm chất cao quý.

Cách miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ như trên tạo ra chân dung ngoại hình rất chung chung. Người đọc khó có thể căn cứ vào đó để hình dung ra diện mạo riêng của từng nhân vật, nhưng lại có thể thấy được nhân cách phẩm chất của nhà vua. Hán Cao Tổ là một ông vua sáng lập ra nhà Hán và trị vì đất nước Trung Quốc trong một thời kỳ hưng thịnh và kéo dài. Việc so sánh vua Trần Thái Tông với Hán Cao Tổ là có ý giúp cho người đọc thấy rõ được vua cũng quyền uy, phú quý, thông tuệ như Hán Cao Tổ. Trong bộ sử ký của Tư Mã Thiên, Hán Cao Tổ được miêu tả bằng những chi tiết đậm đặc yếu tố ước lệ “Cao Tổ người mũi gồ, trán rồng, ở cằm và má có râu tốt, ở bắp vế bên trái có bảy mươi hai nốt ruồi. Tính nhân hậu, thương người, đầu óc rộng rãi luôn nghĩ đến mưu đồ lớn …Cao Tổ

thường uống rượu chịu nhà bà già Vương mỗi khi say rượu ngủ, bà Vũ và bà Vương thấy có rồng ở trên người lấy làm lạ”(37, tr101)

Khi viết về các bậc đế vương, các nhà sử học thường thần thánh hoá nguồn gốc xuất thân của vị quân vương. Họ đã đưa vào lịch sử nhiều chi tiết hoang đường kỳ ảo. Cách khắc hoạ ngoại hình nhân vật như vậy một phần do sự kế thừa thi pháp của văn học dân gian trong các câu truyện cổ, một phần do cách chép sử dưới sự “ngưỡng mộ” của bề tôi trung thành hoặc dựa vào “những việc nghe thấy truyền lại. Hơn nữa ta thấy cách miêu tả nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Trung Quốc điển hình như Sử ký của Tư Mã Thiên. Cách chép sử này sẽ thiếu đi sự khách quan của khoa học lịch sử, nhưng lại mang màu sắc chủ quan của tư duy văn học.

Đại Việt Sử ký toàn thư không đơn giản chỉ là một cuốn sách chép sử thông thường mà ở những đoạn khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử mang giá trị văn học khá rõ. Tuy nhiên khác với các nhà văn hiện đại họ khắc hoạ ngoại hình nhân vật không phải để phản ánh tính cách bên trong mà miêu tả ngoại hình của các bậc thần sử chủ yếu là để phân cấp nhân vật theo quan điểm của đạo đức phong kiến. Những gì kỳ vĩ, phi thường thuộc về những bậc thánh nhân, quân tử, những gì tầm thường lại thuộc về những kẻ tiểu nhân .

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)