Những phần hƣ cấu so với Đại Việt sử ký toàn thƣ trong truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 105 - 107)

2. Đại Việt sử ký toàn thƣ là chất liệu cho sáng tác văn học

2.1.2Những phần hƣ cấu so với Đại Việt sử ký toàn thƣ trong truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm

bị phát giác con ông bị tử hình còn ông thì bị đuổi về tịch thu toàn bộ gia sản . Nhìn chung cả ở trong chính sử và cả ở trong truyện đều tập trung tố cáo sự hoang dâm làm đảo lộn “tam cương ngũ thường” từ các bậc vua chúa đến các bậc thần y. Kết quả so sánh cho thấy Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm đã lấy cốt truyện trong

Đại Việt sử ký toàn thư .

2.1.2 Những phần hƣ cấu so với Đại Việt sử ký toàn thƣ trong truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm Canh ở xã Tử Trầm

Như chúng ta đã biết nhà viết truyện và nhà viết tiểu thuyết là người làm sống dậy những tư liệu lịch sử bằng hư cấu, bằng khả năng tưởng tượng bởi hư cấu và tưởng tượng là thao tác không thể thiếu được trong sáng tác văn học. Nhà văn vừa phải tôn trọng sự thật lịch sử, vừa phải phát huy cao độ khả năng hư cấu khiến cho cái không có vẫn chứa cái có thật. Nhà văn có thể thêm một số chi tiết vào nhân vật lịch sử làm cho nhân vật lịch sử trở lên hoàn thiện, họ có thể đi sâu vào nội tâm nhân vật lịch sử phản ánh những giằng co, đau đớn …do vậy nhân vật trong tác phẩm văn học thường sinh động hơn so với các nhân vật lịch sử. Tất nhiên mức độ hư cấu nhiều hay ít là phụ thuộc vào mỗi nhà văn, mỗi thời kỳ văn học. Nhìn chung các sáng tác văn học trung đại có sự hư cấu ít hơn so với tác phẩm văn học hiện đại khi viết về đề tài lịch sử . Trong Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm so với cốt truyện trong Đại Việt sử ký toàn thư tác giả đã đưa vào một số hư cấu. Không gian trong Đại Việt sử ký toàn thư là không gian cuả “thâm cung bí sử” thì không gian trong Truyện Trâu Canh ở xã Tử trầm là không gian của làng quê nối liền với không gian triều chính, không gian cung đình chỉ được giới thiệu qua loa. Câu truyện bắt đầu được mở ra tại một sơn thôn trong núi mà trong Đại Việt sử ký toàn thư không có. “Phía Tây đất Tử Trầm, huyện An Sơn có hơn mười ngọn núi đá chạy dài gần một dặm phong cảnh thanh tú đáng yêu. Bên trong có một cái động

đá bên dưới có chùa nơi tiền thánh vương lập hành cung ở đó, thường đến chơi luôn và đổi tên là xã Phong Châu… Tương truyền xã ấy có một người tên là Trâu Canh nhà nghèo phải đi làm thuê kiếm ăn…”(12,tr177) cách mở đầu có không gian, có bối cảnh, có hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Đây là cách mở đầu có tính công thức trong tác phẩm văn học Trung đại. Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm

nhấn mạnh vào hoàn cảnh nghèo khó của nhân vật còn trong Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sách chép sử nên không có những chi tiết này. Ngoài ra Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm còn thêm vào nhân vật người khách người Tàu. Khi Trâu Canh đang nhổ mạ thì có người khách đi qua và nói rằng: “Tôi có một ngôi đất tốt nếu ai xin tôi sẽ cho ngay” Trâu Canh liền bỏ mạ mời khách về nhà. Ông tiếp đãi khách bữa cơm đạm bạc sau đó nài nỉ cầu xin sự giúp đỡ. Ông khách thấy thái độ thành khẩn của Trâu Canh bèn dẫn đến chỗ con cóc bên cạnh núi và nói rằng “Chỗ này đất đẹp nếu làm nhà ở thì tất sẽ giàu sang, sau đó còn dặn thêm sau này khi đã được gần vua rồi thì phải chuyển nhà đi ngay chứ không ở lại dù chỉ một ngày”. Sau này Trâu Canh đã không nghe nên đã dẫn đến tai vạ .

Cách chữa bệnh cho vua trong chính sử cũng khác so với truỵện, trong chính sử Trâu Canh khuyên vua giết một đứa con trai lấy mật hoà với nước dương khởi thạch sau đó thông dâm với chị em ruột thì sẽ hiệu nghiệm còn ở Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm là sự hiệu nghiệm của sợi dây mây thần kỳ. Trâu Canh lội xuống ao đánh cá dùng sợi dây buộc giỏ cá vào người nhưng sợi dây đứt nên lấy sợi dây mây cuốn vào thắt lưng thay dây đã bị đứt thì bỗng thấy dương vật khởi dậy. Nhà nghèo chỉ có cái khố rách lên ông không dám lên bờ. Sau khi cởi sợi dây mây cuốn ngang thắt lưng thì lại thấy dương khởi dần dần bé đi và mềm ra. Bà mẹ thấy sợi dây có tác dụng kỳ diệu nên phơi khô cất sợi dây mây nên gác bếp thỉnh thoảng lại sai ông lấy sợi dây mây đeo vào, lần nào làm cũng thấy hiệu nghiệm. Vua Trần Dụ Tông bị bệnh liệt dương chữa mãi không khỏi cho sứ giả đi giao khắp nước người nào chữa cho vua khỏi bệnh thì sẽ đựơc chia nửa lộc của thiên hạ. Bà mẹ Trâu Canh cho gọi sứ giả vào rồi đem theo sợi dây mây dâng vua. Vua đeo

dây ấy vào thấy hiệu nghiệm sau đó sinh được hai hoàng tử. Vua cho Trâu Canh là thần y bèn giữ lại trong cung để chữa bệnh nhưng khi công thành danh toại ông không chịu rời nhà đi chỗ khác. Như lời tiên đoán của ông khách người Tàu hậu hoạ đã đến con trai ông đã thông dâm với cung nữ, ông đã bị đuổi về, gia sản tịch thu hết. Gia đình lại bị đói rét như ngày xưa. Như vậy những chi tiết về hoàn cảnh nghèo khó của Trâu Canh và chi tiết về sợi dây mây thần kỳ là sự hư cấu hoàn toàn của truyện. Sự hư cấu này làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn, li kỳ. Việc thêm vào trong tác phẩm một số nhân vật như; bà mẹ, người con của Trâu Canh làm cho cuộc đời nhân vật được nới rộng trong khung thời gian và phức tạp hoá truyện kể. Đây chính là đóng góp của Vũ Phương Đề so với Đại Việt sử ký toàn thư nhưng dù gì thì cốt truyện vẫn dựa vào sự ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư . Qua việc khảo sát hiện thực lịch sử và sự hư cấu ở Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm rõ ràng

Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn chất liệu hấp dẫn tin tưởng cho sáng tác văn học thời Trung đại. Nguồn sử liệu trong tác phẩm còn là cơ sở khách quan để người độc đối chiếu giữa hiện thực lịch sử và sự hư cấu của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 105 - 107)