Một vài ý kiến về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề sử dụng chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 107)

2. Đại Việt sử ký toàn thƣ là chất liệu cho sáng tác văn học

2.2.1. Một vài ý kiến về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề sử dụng chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư

khảo sát hiện thực lịch sử và sự hư cấu ở Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm rõ ràng

Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn chất liệu hấp dẫn tin tưởng cho sáng tác văn học thời Trung đại. Nguồn sử liệu trong tác phẩm còn là cơ sở khách quan để người độc đối chiếu giữa hiện thực lịch sử và sự hư cấu của nhà văn.

2.2 Đại Việt sử ký toàn thƣ là chất liệu cho một số tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX kỷ XX

2.2.1. Một vài ý kiến về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề sử dụng chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư trong Đại Việt sử ký toàn thư

Thế kỷ XX có sự ra đời của hàng loạt các tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử với số lượng khá lớn tiêu biểu như: Tiếng sấm đêm đông, Hai bà đánh giặc, Lê Đại Hành, Vua Bố Cái, Việt Thanh chiến sử của Nguyễn Tử Siêu. Bà chúa chè, Loạn kiêu binh …của Nguyễn Triệu Luật. Đêm hội Long Trì, An Tư, Cầu vồng Yên Thế

của Nguyễn Huy Tưởng. Cờ nghĩa Ba đình, bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên.

Vầng vặc sao khuê, Người Thăng Long của Hà Ân. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…

Nhìn chung các tiểu thuyết thời kỳ này phát triển khá mạnh và gặt hái được khá nhiều thành công nhưng phần lớn các ý kiến đánh giá về nó còn tản mạn chưa thành hệ thống. Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của Bùi Văn Lợi trong luận án tiến sĩ “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945” dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Đình Chú trong đó viết: “Các nhà tiểu thuyết thời kỳ này đã có những thành công đáng kể trong việc sử dụng chất liệu lịch sử để xây dựng tiểu thuyết. Một mặt trong quá trình sáng tác họ đã cố gắng giữ gìn tính chân thực của lịch sử và né tránh được các khuynh hướng chuyển dịch lịch sử một cách đơn thuần vào trong tác phẩm. Mặt khác các nhà văn đã phát huy trí tưởng tượng phong phú, hư cấu phần nào đó sự kiện nhằm lôi cuốn hấp dẫn người đọc tin vào lịch sử và nghĩ rằng bản thân mình cũng có thể làm được như cha ông mình ngày trước…Đây cũng chính là điểm sáng tạo, điểm đóng góp về phương diện thể loại của dòng tiểu thuyết lịch sử cho tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá”(25,tr33)

Tiếp theo là ý kiến của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trên trang Web tiểu thuyết lịch sử ngày 31/10/2005. Trong bài viết này tác giả khẳng định: “Mười năm trở lại đây có thể thấy trên đề tài lịch sử những tìm tòi mạnh dạn hơn, vượt qua các quy phạm cằn cỗi đem lại cho sinh khí văn chương về lịch sử”(4,tr1).

Khái quát hơn là ý kiến của Phan Cự Đệ trong Tuyển tập Phan Cự Đệ “Sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam và ở Châu Âu đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận; sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề cuộc sống hiện tại”. Ngoài ra còn có rất nhiều các ý kiến đánh giá tản mạn về các bộ tiểu thuyết riêng lẻ. Như vậy các ý kiến trên dù đứng ở những góc độ khác nhau nhưng đều giống nhau ở một điểm đánh giá lại những đóng góp của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Trong hàng loạt các tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử ở thế kỷ XX đã có không ít những tác phẩm đã sử dụng chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư. Tiêu biểu như tiểu thuyết An Tư của Nguyễn Huy Tưởng . Phan Cự Đệ trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng viết chung với Hà Minh Đức đã cho rằng “Viết An Tư Nguyễn Huy Tưởng đã dựa vào những tài liệu lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thưViệt sử thông giám cương mục. Riêng viết về công chúa An Tư tác giả chỉ dựa vào một câu trong Đại Việt sử ký toàn thư “ Khiển Nhân Tông An Tư vu thoát hoan dục thư nan dã”, những sự kiện khác như : như câu truyện Trần Lai đêm cơm hẩm dâng lên vua; Yết Kiêu, Dã Tượng cứu thoát Trần Quốc Tuấn, Triệu Trung mặc quan phục nhà Tống , Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh Hàm Tử Quan…những sự việc này Nguyễn Huy Tưởng dựa vào Việt Sử thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư”(14,tr26,27)

Trên trang Web tiểu thuyết lịch sử ngày 31/10/2005 khi nhìn nhận về tiểu thuyết lịch sử nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cũng khẳng định trong Giàn Thiêu “Võ Thị Hảo đã tận dụng những tư liệu của Đại Việt sử ký toàn thư, đặc biệt là những sự kiện trong gian đoạn 1088- 1138, dưới hai triều Nhân Tông và Thần Tông nhà Lý”(4,tr2)

Cũng trên trang Web đó tác giả cũng cho biết thêm tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh lấy “từ những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư và truyện ký Nam ông mộng lục….dựng lại bức tranh về một giai đoạn lịch sử tính phức tạp của một tình thế lịch sử”(4,tr2)

Như vậy đã không ít những tiểu thuyết thế kỷ XX đã lấy chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư “làm khung” cho bộ tiểu thuyết của mình. Việc mượn bối cảnh, nhân vật hay sự kiện lịch sử nào là tuỳ thuộc vào ý đồ của nhà văn. So với các truyện, tiểu thuyết viết bằng chữ Hán thì tiểu thuyết thế kỷ XX sử dụng chất liệu của Đại Việt sử ký toàn thư sáng tạo và nhuần nhuyễn hơn. Nếu như trước kia trong tác phẩm văn học trung đại các tác giả có thể mượn hẳn cốt truyện được ghi

chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thì đến tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX hiện thực lịch sử được nói đến có khi chỉ là bối cảnh, có khi chỉ là nhân vật thậm chí chỉ là một khoảnh khắc lịch sử. Hiện thực lịch sử chỉ tạo lên không khí hoặc là bộ xương sống của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là các nhà tiểu thuyết thế kỷ XX đã sử dụng yếu tố hư cấu đậm đặc hơn. Họ đẩy cao kỹ thuật viết văn thiên về hư bút. Nhưng dù có hư bút đến đâu cũng có một ngưỡng nhất định không thể vượt qua được một giới hạn là sự thật lịch sử . Các nhà tiểu thuyết thế kỷ XX khi viết về những đề tài lịch sử không phải là sự chạy chốn thực tại mà là “hâm nóng” niềm tự hào dân tộc mà các thế trẻ ngày nay đang bị guồng quay của cuộc sống hiện đại làm cho quên lãng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)